Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe thợ hàn điện tại một số cơ sở đóng mới và s

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    Mục tiêu nghiên cứu 4
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 5
    1. Khái niệm về công nghệ hàn
    5
    2. Phương pháp hàn 5
    2.1 Các phương pháp hàn chính hiện nay 5
    2.2 Phân loại theo năng lượng sử dụng 6
    2.3 Theo trạng thái kim loại mối hàn 6
    3. Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới công nghệ hàn 6
    3.1. Những yếu tố nguy cơ trong môi trường hàn điện 6
    3.2. Ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp lên sức khỏe thợ hàn điện 8
    3.2.1. Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao 8
    3.2.2. Tác động của bụi 14
    3.2.3. Tác động của tiếng ồn 16
    3.2.4. Tác động của hơi khí độc 19
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    21
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
    2.3. Thiết kế nghiên cứu 21
    2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
    2.5. Phương pháp thu thập số liệu 22
    2.5.1. Khảo sát đánh giá môi trường lao động 22
    2.5.2. Khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp 23
    2.5.3. Điều tra xã hội học về điều kiện lao động và tình hình sức khỏe 24 2.6. Phương pháp phân tích số liệu 24
    2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 25
    2.8. Hạn chế của nghiên cứu 25
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu 26
    3.1. Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện 26
    3.1.1 Khảo sát thực địa về nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, vị trí lao
    động, ca kíp, trang thiết bị bảo hộ lao động
    26
    3.1.2 Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện 27
    3.1.2.1 Các yếu tố vi khí hậu 27
    3.1.2.2 Các yếu tố vật lý 28
    3.1.2.3 Bụi các loại 30
    3.1.2.4 Hơi khí độc 32
    3.2 Kết quả hồi cứu môi trường lao động 33
    3.2.1. Vi khí hậu 33
    3.2.2. Cường độ chiếu sáng và tiếng ồn 34
    3.2.3. Nồng độ bụi 35
    3.3 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36
    3.4. Đánh giá của công nhân về công việc, môi trường và điều kiện làm việc. 37
    3.4.1 Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37
    3.4.2 Mức độ lao động thể lực của công nhân thợ hàn 38
    3.4.3 Mức độ căng thẳng thần kinh do công việc. 38
    3.4.4 Vị trí thường xuyên làm việc của công nhân thợ hàn 39
    3.4.5 Yếu tố tiếp xúc 39
    3.4.6 Mức độ chấp nhận của công nhân thợ hàn với các yếu tố gây khó chịu 40
    3.4.7 Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát. 41
    3.5 Những vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. 42
    3.5.1 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về tình hình sức khỏe, bệnh tật 42 3.5.2 Đánh giá chủ quan của công nhân thợ hàn về tình hình nghỉ ốm 46
    3.5.3 Kết quả khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp 47
    3.5.3.1 Kết quả khám sức khỏe 47
    3.5.3.2 Kết quả khám bệnh 47
    3.5.4 Kết quả khám bệnh nghề nghiệp 48
    3.5.4.1 Kết quả đo thính lực 48
    3.5.4.2 Kết quả đo chức năng phổi 48
    3.5.4.3 Kết quả đo mắt 49
    3.5.4.4 Kết quả xét nghiệm công thức máu 51
    3.5.4.5 Kết quả xét nghiệm mangan niệu 51
    3.5.5 Kết quả nghiên cứu hồi cứu về tình hình sức khỏe, bệnh tật nhóm chứng 51
    3.5.6 Đánh giá chủ quan của công nhân thợ hàn về tình hình sử dụng thuốc 55
    3.6 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về gánh nặng bệnh tật 56
    3.7 Phân tích mối liên quan 59
    Chương 4. Phân tích và bàn luận 64
    4.1 Đặc điểm điều kiện lao động 64
    4.1.1 Thông qua khảo sát thực địa 64
    4.1.2 Môi trường lao động của thợ hàn điện tại các cơ sở đóng mới và sửa
    chữa phương tiện tàu thủy
    64
    4.1.2.1. Đánh giá điều kiện vi khí hậu 63
    4.1.2.2 Các yếu tố vật lý 66
    4.1.2.2.1. Cường độ chiếu sáng 66
    4.1.2.2.2. Cường độ tiếng ồn. 67
    4.1.2.3. Nồng độ bụi 69
    4.1.2.4. Hơi khí độc 71
    4.2. Kết quả điều tra phỏng vấn. 71
    4.2.1 Đánh giá chủ quan của công nhân về công việc, môi trường và điều
    kiện làm việc.
    71 4.3. Tình hình sức khỏe của công nhân hàn điện 75
    4.4 Kết quả khám sức khỏe 77
    4.5 Kết quả khám bệnh nghề nghiệp 78
    4.6 Kết quả hồi cứu 79
    4.7 Gánh nặng bệnh tật 80
    Chương 5. Kết luận 82

    5.1 Thực trạng điều kiện lao động thợ hàn điện
    82
    5.2 Thực trạng môi trường các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy 82
    5.2.1 Các yếu tố vi khí hậu 82
    5.2.2 Các yếu tố vật lý 82
    5.2.3 Nồng độ bụi 83
    5.2.4 Nồng độ hơi khí độc 83
    5.3 Kết quả cơ bản từ phỏng vấn thợ hàn về điều kiện lao động và sức khoẻ 83
    5.4. Tình hình sức khỏe của công nhân hàn điện 84
    5.4.1. Phân loại sức khoẻ 84
    5.4.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp của công nhân 84
    Chương 6. Giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm môi trường, dự phòng
    bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe thợ hàn điện.
    86
    Khuyến nghị 97
    Tài liệu tham khảo 98 DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1. Vi khí hậu tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 27
    Bảng 2. Độ chiếu sáng, tia tử ngoại và cường độ tiếng ồn tại các vị trí ở các
    phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy
    28
    Bảng 3. Cường độ tiếng ồn chung và phân tích giải tần tại các vị trí ở các
    phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy
    29
    Bảng 4. Nồng độ bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 30
    Bảng 5. Nồng độ kim loại trong bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa
    phương tiện thủy
    31
    Bảng 6. Nồng độ hơi khí độc tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 32
    Bảng 7. Kết quả hồi cứu vi khí hậu năm 2007 33
    Bảng 8. Kết quả hồi cứu cường độ chiếu sáng và tiếng ồn năm 2007 34
    Bảng 9. Kết quả hồi cứu nồng độ bụi năm 2007 35
    Bảng 10. Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu 36
    Bảng 11. Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37
    Bảng 12. Mức độ căng thẳng thần kinh 38
    Bảng 13. Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát 41
    Bảng 14. Phân bố triệu chứng bệnh về mắt 44
    Bảng 15. Phân bố triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan 45
    Bảng 16. Phân bố tần xuất nghỉ ốm 46
    Bảng 17. Phân loại sức khỏe 47
    Bảng 18. Kết quả đo thính lực 48
    Bảng 19. Kết quả đo chức năng hô hấp 48
    Bảng 20. Kết quả đo mắt 49
    Bảng 21. Kết quả xét nghiệm công thức máu 51
    Bảng 22. Kết quả xét nghiệm mangan niệu. 51 Bảng 23. Phân loại sức khỏe hồi cứu cán bộ văn phòng 51
    Bảng 24. Tình hình mắc các bệnh của cán bộ văn phòng 52
    Bảng 25. Kết quả chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của nhóm chứng
    53
    Bảng 26. So sánh kết quả phân loại sức khỏe 53
    Bảng 27. So sánh tình hình mắc các bệnh 54
    Bảng 28. So sánh kết quả khám bệnh về mắt 54
    Bảng 29. Tần suất người khác nghỉ làm để chăm sóc thợ hàn nghỉ ốm 56
    Bảng 30. Ảnh hưởng của bệnh tật tới sinh hoạt hàng ngày của các thành
    viên trong gia đình
    57
    Bảng 31. Mối liên quan giữa tuổi nghề và sự xuất hiện các triệu chứng bệnh 59
    Bảng 32. Mối quan hệ giữa triệu chứng của bệnh bụi phổi và yếu tố bụi 59
    Bảng 33. Mối liên quan giữa bệnh điếc và tiếp xúc với tiếng ồn 60
    Bảng 34. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp với các
    mức độ chấp nhận cảm giác ồn
    60
    Bảng 35. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về mắt và ánh sáng 61
    Bảng 36. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về da và hơi khí độc 61
    Bảng 37. Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan với
    hơi khí độc
    62
    Bảng 38. Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc điếc nghề nghiệp và tuổi nghề. 62
    Bảng 39. Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc bụi phổi và tuổi nghề. 63
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Biểu đồ 1. Phân bố mức độ lao động thể lực 38
    Biểu đồ 2. Phân bố vị trí làm việc 39
    Biểu đồ 3. Phân bố các yếu tố gây khó chịu 39
    Biểu đồ 4. Mức độ chấp nhân đối với các yếu tố gây khó chịu 40
    Biểu đồ 5. Phân bố tình hình sức khỏe công nhân thợ hàn 42
    Biểu đồ 6. Triệu chứng của bệnh bụi phổi silic 42
    Biểu đồ 7. Phân bố loại đờm 43
    Biểu đồ 8. Phân bố triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp 43
    Biểu đồ 9. Phân bố triệu chứng bệnh về da 45
    Biểu đồ 10. Tình hình bệnh tật 47
    Biểu đồ 11. Kết quả chẩn đoán bụi phổi silic 49
    Biểu đồ 12. Tình hình sử dụng thuốc 55
    Biểu đồ 13. Ảnh hưởng của bệnh tật tới công việc hàng ngày 57
    Biểu đồ 14. Ảnh hưởng của bệnh tật tới tâm lý các thành viên trong gia đình 58




      
     

     

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, do sự phát triển mạnh mẽ của quá
    trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển các khu công
    nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tăng nhanh. Đặc biệt, Nhà nước đang chú trọng phát
    triển mũi nhọn kinh tế biển do nước ta có bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài của
    đất nước.
    Trong bối cảnh thực tế đó, bên cạnh niềm phấn khởi về nguồn vốn, công ăn
    việc làm cho người lao động thì vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên bức bách gây
    ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng,
    khảo sát trên 4817 mẫu để đánh giá môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất
    trong ngành giao thông vận tải (GTVT) cho kết quả như sau: có 1527 mẫu không
    đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) chiếm tới 31,7% trong đó chủ yếu là ô
    nhiễm bụi, tiếng ồn và hơi khí độc. Bệnh nghề nghiệp phổ biến là bệnh bụi phổi
    silic, bệnh điếc nghề nghiệp [20].
    Nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu về môi trường lao động của công nhân làm
    sạch vỏ tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu năm
    2007 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt TCVSCP đến 12dBA, nồng độ bụi tại các vị
    trí lao động vẫn vượt TCVSCP nhiều lần. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
    tương đối cao: 10,7% điếc nghề nghiệp tiến triển, 4,63% bệnh bụi phổi đã được
    giám định, công nhân có hình ảnh bệnh bụi phổi silic trên phim X-quang là
    14,66%. [5]
    Những yếu tố có hại trong môi trường lao động vượt quá TCVSCP gây ra
    bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp, nhiễm độc mangan và
    bệnh mang tính chất nghề nghiệp như viêm kết mạc, sẹo giác mạc, đục thủy tinh
    thể, bỏng hàn. Nghiên cứu đánh giá điều kiện môi trường của Lê Văn Trung và
    cộng sự, 1999, chỉ ra rằng ở môi trường lao động có nhiều yếu tố bị ô nhiễm thì các  
     

     
    bệnh thường mắc phải cho người lao động là: bệnh đường hô hấp, bệnh về tai-mũi-
    họng và da liễu. Trong đó, tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi - Silic là 10,1%, tỷ lệ hiện
    mắc bệnh da là 38,8% chủ yếu là các bệnh sẩn ngứa và sạm da, bệnh điếc do ồn là
    7%, 23,7% công nhân có chức năng hô hấp bất thường, 4,5% mắc lao. Đối với môi
    trường có yếu tố bụi, đặc biệt là bụi có hàm lượng SiO 2 cao thì mô hình bệnh tật
    chủ yếu là bệnh phổi, phế quản và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất chính là bệnh
    bụi phổi Silic [12].
    Kết quả nghiên cứu của Đặng Quốc Khánh về thực trạng điều kiện lao động
    và chăm sóc sức khoẻ công nhân công ty vận tải đường thuỷ nội địa Ninh Bình năm
    2004 cho thấy công nhân làm việc trong công ty thường mắc các bệnh răng hàm
    mặt (VQR, viêm lợi, sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất 53%), tai mũi họng (50%), Mắt
    (40%), Xương khớp (34%), đau đầu mất ngủ chiếm 30%. Tỷ lệ công nhân mắc các
    bệnh này cao là do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường lao động
    bụi, nóng, ồn, nhiệt độ cao [2].
    Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Hải Yến, Lê Thị Xuyên và cộng
    sự thuộc trung tâm y tế lao động GTVT về khảo sát tình hình sức khoẻ công nhân
    lao động ngành GTVT thuộc các xí nghiệp vận tải năm 2002 cho thấy công nhân có
    sức khoẻ loại I và II là 76%, sức khoẻ loại III và IV là 24% [18].
    Hiện nay, trong ngành công nghiệp đóng tàu có đội ngũ thợ hàn điện chiếm
    một tỷ lệ rất cao với thâm niên nghề khác nhau. Những công nhân có tuổi nghề từ
    10 năm trở lên dễ mắc các bệnh nghề nghiệp. Họ thường xuyên phải lao động ở tư
    thế gò bó như: ngồi xổm, leo trèo trên cao, trong hầm tàu kín hoặc làm việc
    chung với nhiều công việc khác như: thợ gõ rỉ, thợ sơn, thợ mài, thợ gò Như vậy,
    cùng một lúc họ phải chịu nhiều yếu tố có hại tổng hợp trong môi trường lao động
    như: bụi, khói, tiếng ồn, hơi khí độc, tia hồ quang, bức xạ nhiệt và những mảnh que
    hàn có nhiệt độ cao bắn vào quần áo, da thịt Những yếu tố đó sẽ gây ra những tác
    hại nghề nghiệp.  
     

     
    Qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cho thấy: yếu tố tác
    hại nghề nghiệp chủ yếu trong môi trường lao động của công nhân trong ngành
    công nghiệp đóng tàu là vi khí hậu khắc nghiệp, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn
    nặng nề, khói hàn, hơi khí độc. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu riêng về
    điều kiện lao động và sức khỏe của thợ hàn điện, các nghiên cứu trước đó cũng
    chưa đi sâu về các yếu tố bức xạ nhiệt như tia tử ngoại và tia hồng ngoại của tia hồ
    quang, yếu tố bụi và hóa học trong môi trường lao động của nhóm đối tượng này.
    Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Trung tâm y tế lao động GTVT đã tiến hành
    khảo sát môi trường lao động và khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho công nhân
    của một số nhà máy đóng tàu thì thấy tỷ lệ thợ hàn mắc bệnh bụi phổi silic, điếc
    nghề nghiệp tương đối cao và thể bệnh rất nặng, một số người có thể bị đồng thời
    cả 2 bệnh trên. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến
    sức khoẻ của thợ hàn điện trong các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy
    ngành GTVT là hết sức cần thiết để từ đó có các giải pháp cải thiện môi trường,
    nâng cao điều kiện và sức khoẻ người lao động. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện
    đề án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của thợ hàn
    điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy ngành Giao thông
    vận tải và đề xuất giải pháp giảm thiểu”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...