Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Để hoàn thành khóa học 2007 – 2011 và nâng cao kết quả cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, gắn liền kiến thức lý luận với thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của bộ môn Lâm sinh - khoa Lâm học - Trường đại học Lâm Nghiệp và thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm”.
    Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân và các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ.
    Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân, các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Bắc Bộ.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian ngắn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Xuân Mai, ngày 18 tháng 05 năm 2011
    Sinh viên thực hiện

    Phùng Thị Chung





    DANH MỤC CÁC BẢNG

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Bảng
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1
    [/TD]
    [TD]Kết quả chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2
    [/TD]
    [TD]Kết quả đường kính gốc trung bình của cây Sấu dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3
    [/TD]
    [TD]Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4
    [/TD]
    [TD]Kết quả đường kính gốc trung bình của Lát hoa dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.5
    [/TD]
    [TD]Kết quả chiều cao trung bình của Sấu dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.6
    [/TD]
    [TD]Kết quả đường kính trung bình của Sấu dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]44
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.7
    [/TD]
    [TD]Kết quả chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.8
    [/TD]
    [TD]Kết quả đường kính trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.9
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ cây sống, cây chết của Sấu dưới các cấp che bóng giai đoạn 6 tháng tuổi
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.10
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ cây sống, cây chết của Lát hoa dưới các cấp che bóng giai đoạn 6 tháng tuổi
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    [​IMG]
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Hình
    [/TD]
    [TD]Tên hình
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của cây Sấu dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Sấu dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của Lát hoa dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc của Lát hoa dưới các cấp che bóng
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.5
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ đường chiều cao trung bình của cây Sấu dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.6
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ đường kính trung bình của cây Sấu dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.7
    [/TD]
    [TD]Biểu đồ chiều cao trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]52
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.8
    [/TD]
    [TD] Biểu đồ đường kính trung bình của Lát hoa dưới các công thức tưới thúc N[SUB]5[/SUB]P[SUB]10[/SUB]K[SUB]3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]52
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]














    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT



    CT: Công thức
    CTTN: Công thức thí nghiệm
    CTĐC: Công thức đối chứng
    TB: Trung bình
    Hvn: Chiều cao vút ngọn (cm)
    Doo: Đường kính gốc (mm)
    ∑ : Tổng
    PE: Polyetylen
    STT: Số thứ tự
    Ha: hecta















    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hiện nay, môi trường sống đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Việc tạo ra một môi trường không khí trong lành là một việc làm có ý nghĩa tích cực nhằm làm giảm và cải thiện một cách có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường. Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ở các khu đô thị làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Quá trình đô thị hóa làm thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
    Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất .nên cây xanh càng có vai trò quan trọng hơn. Hệ thống cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành hơn, làm giảm tiếng ồn, cải thiện tiểu khí hậu. Đồng thời cây xanh còn có vai trò làm đẹp cảnh quan, có giá trị giáo dục và giá trị nhân văn to lớn. Vì thế, cây xanh đô thị ngày càng trở lên gắn bó mật thiết và là một phần không thể thiếu đối với cư dân đô thị. Nhưng hiện nay diện tích cây xanh của đô thị Việt Nam trung bình chỉ đạt 0,5m[SUP]2[/SUP]/ người, thấp hơn hàng chục lần so với các thành phố hiện đại trên thế giới. Không những tỷ lệ xanh ở các đô thị Việt Nam thấp mà còn phân bố không đều. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ diện tích đất cây xanh khoảng 2m[SUP]2[/SUP]/ người. Cùng là đô thị loại 1 nhưng tỷ lệ đất dành cho cây xanh ở Đà Nẵng chỉ đạt 0,5m[SUP]2[/SUP]/ người, thành phố Huế đạt 10,2m[SUP]2[/SUP]/ người. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, tỷ lệ này đặc biệt thấp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tại Biên Hòa (Đồng Nai) – thành phố công nghiệp lâu đời và lớn nhất Đông Nam bộ, tỷ lệ cây xanh đạt chưa đầy 1m[SUP]2[/SUP]/ người [15].
    Với những đặc điểm của đô thị mà cây con đem trồng tại các đô thị phải là những cây sinh trưởng tốt, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường đô thị. Cây đô thị là những cây lâu năm nên vườn ươm chỉ là một giai đoạn ngắn trong đời sống của cây nhưng nó quyết định đến chất lượng cây xanh đem trồng. Do đó, việc xác định những biện pháp kỹ thuật giai đoạn này là rất quan trọng. Trong các biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm thì việc tìm ra công thức che bóng và phân bón phù hợp nhất cho từng loài cây làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây con là một việc rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm” để góp phần làm sáng tỏ được nhu cầu về ánh sáng và phân bón của một số cây đô thị ở giai đoạn vườn ươm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...