Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị y tế từ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như một công cụ có hiệu lực, hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước. Việc thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi ngoại tệ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Chính phủ các nước đang ra sức tìm kiếm các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và đặc biệt là sự biến động tỷ giá hối đoái và đưa nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tốt nhất bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái và các chính sách tỷ giá hối đoái.
    Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá trong thời gian qua là một vấn đề thời sự, nhạy cảm. Diễn biến của tỷ giá hối đoái và các chính sách tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng hầu như các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tỷ giá và việc ứng phó với ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị y tế là thật sự cần thiết.
    Thứ nhất: Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định ra trước của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động tới sự thăng bằng của cán cân tài khoản vãng lai của một nước thông qua sự thay đổi của cán cân tài khoản vãng lai. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá gây ra. Sức mua của đồng tiền, kể cả những đồng tiền chủ chốt phục vụ cho thanh toán quốc tế vẫn luôn biến động làm ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch thương mại, đầu tư và tín dụng quốc tế. Do tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, vấn đề tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp, nhất là từ năm 2008. Trong vòng 8 tháng của năm 2008, NHNN đã phải điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá 3 lần. Lần đầu nới biên độ từ ± 0,75% lên ± 1% vào ngày 10/03/2008. Lần thứ hai, NHNN ra quyết định tăng biên độ tỷ giá từ 1% lên 2% vào ngày 27/06/2008. Lần thứ 3 vào ngày 6/11/2008, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cho phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua bán giao ngay giữa đồng VND và đồng USD trong biên độ ±3% có hiệu lực từ ngày 7/11/2008. Đến năm 2009 diễn biến tỷ giá cũng rất phức tạp, trong một thời gian ngắn NHNN đã 2 lần phải thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng VND và USD. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thay đổi thứ nhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày 11/02/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Năm 2010, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, lần đầu vào tháng 2/2010 với biên độ dao động là ± 3,3% và lần thứ hai là ±2,09 vào tháng 8/2010. Sau gần 7 tháng duy trì ở mức 1USD = 18.932VND, sáng ngày 11/02/2011 NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 1USD = 20.693 VND, tăng 9,3% so với ngày 10/02, thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống 1%. Tuy nhiên năm 2011 được xem là năm thành công của chính sách điều chỉnh tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá dần đi vào ổn định. Và theo dự đoán của các nhà kinh tế thì tỷ giá sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2012.
    Thứ hai: Với việc điều chỉnh biên độ tỷ giá của Chính phủ sẽ tác động đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Nó có thể thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc ngược lại. Do đó mà các chính sách tỷ giá của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu. Chính sách tỷ giá có thể nâng giá đồng nội tệ để thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, và cũng có thể phá giá đồng nội tệ để thúc đây hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Hoặc với chính sách về dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiền ngoại tệ trong lưu thông và ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.
    Thứ ba: Nhập khẩu các máy móc thiết bị công nghệ cao nói chung và nhập khẩu thiết bị y tế nói riêng có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị y tế là phục vụ nhu cầu nhằm nâng cao sức khỏe con người hoặc điều trị bệnh. Việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị y tế góp phần không nhỏ vào công tác chuẩn đoán, khám chữa bệnh cho người dân, nâng cao sức khỏe con người. Trước đây những căn bệnh hiểm nghèo trước đây cần phải sang nước ngoài chữa trị nay nhờ có TTBYT hiện đại đã có thể điều trị trong nước do đó sẽ hạn chế một dòng tiền lớn ra bên ngoài, và tăng được nguồn ngân sách nhà nước.
    Thứ tư: Công ty TNHH thiết bị và công nghệ y tế Việt Nam là doanh nghiệp nhập khẩu. Các mặt hàng kinh doanh của công ty gần như 100% là sản phẩm nhập khẩu nên các chính sách tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trước sự biến động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại gặp phải nhiều khó khăn. Trên thực tế công ty chưa có bộ phận nào hoạt động nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của chính sách tỷ giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra những hướng đi đúng đắn cho công ty trong thời gian sắp tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...