Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH iv
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích và yêu cầu . 2
    2.1. Mục đích . 2
    2.2. Yêu cầu . 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 3
    1.2. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) 5
    1.2.1. Khái niệm . 5
    1.2.2. Thành phần và hoạt động của vi sinh vật trong chế phẩm EM 5
    1.2.2.1. Vi khuẩn quang hợp 6
    1.2.2.2. Vi khuẩn lactic 6
    1.2.2.3. Xạ Khuẩn 6
    1.2.2.4. Nấm men . 7
    1.2.2.5. Nấm sợi . 7
    1.2.3. Hoạt động tổng hợp của các vi sinh vật trong chế phẩm EM . 7
    1.2.4. Các dạng chế phẩm EM 8
    1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM)
    trong nước và trên thế giới 9
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM)
    trên thế giới 9
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) ở
    Việt Nam 12
    1.4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của chè Kim Tuyên . 16
    PHẦN II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 18
    2.2. Phạm vi nghiên cứu . 18
    2.3. Nội dung nghiên cứu . 18
    2.3.1. Nội dung nghiên cứu 18
    2.3.2. Các công thức nghiên cứu 18
    2.3.3. Bố trí thí nghiệm . 20
    2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 20
    2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng . 20
    2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất chè . 22
    2.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu 22
    2.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu 23
    2.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè . 24
    2.4.6. Tính hiệu quả của phun chế phẩm 24
    2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25
    PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 26
    3.1. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian nghiên cứu 26
    3.2. Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm đến thời gian bật mầm sau đốn của
    chè Kim Tuyên . 27
    3.2.1. Ảnh hưởng của nông độ chế phẩm đến thời gian hoàn thành đợt sinh
    trưởng búp và tốc độ tăng trưởng búp . 28
    3.2.1.1. Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng 28
    3.2.1.2. Tốc độ sinh trưởng búp . 29
    3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến các yếu tố cấu thành năng
    suất và năng suất của chè Kim Tuyên . 31
    3.2.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến chất lượng nguyên liệu . 33
    3.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến sinh
    trưởng của chè Kim Tuyên 36
    3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến tốc độ
    tăng trưởng chiều cao cây và độ rộng tán 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao
    cây 38
    3.3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến độ rộng tán
    chè 39
    3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất . 40
    3.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều
    dài búp và khối lượng búp . 41
    3.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến mật độ búp
    44
    3.3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến năng suất
    46
    3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến phầm cấp nguyên liệu chè . 48
    3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến thành phần
    cơ giới búp chè . 50
    3.3.5. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến chất lượng chè 52
    3.3.6. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến khả năng chống chịu sâu bệnh chè . 54
    3.3.6.1. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến rầy xanh hại chè 54
    3.3.6.2. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến bọ cánh tơ hại chè 59
    3.3.6.3. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
    (EM) đến nhện đỏ hại chè 60
    3.4. Hiệu quả kinh tế sau phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu . 66
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .
    1. Kết luận . 69
    2. Đề nghị . 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm
    kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định góp phần
    xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
    Sự phát triển của cây chè phụ thuộc nhiều yếu tố: Khí hậu, đất đai, điều kiện
    chăm sóc đặc biệt là lượng nước và phân bón. Khác với cây công nghiệp khác, sản
    phẩm thu hoạch của cây chè là bộ phận sinh trưởng (búp và lá non) và thời gian thu
    hoạch kéo dài suốt 9 – 10 tháng trong năm. Mặt khác, việc cung cấp chất dinh
    dưỡng thông qua bón phân chỉ bón tập trung từ 2 – 3 lần/năm và đất trồng chè là đất
    chua, dốc nên khả năng xói mòn rửa trôi mạnh. Vì thế, để đạt được năng suất tối đa
    thì việc cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời là rất thiết.
    Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp các loại phân bón qua lá có nguồn gốc
    từ tự nhiên và hóa học được sử dụng rộng rãi nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng
    cao năng suất cây trồng trong điều kiện bất thuận của môi trường như thiếu dinh
    dưỡng và hạn hán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề xây dựng một nền
    nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường đang được quan tâm vì thế các loại
    phân bón qua lá có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
    hiện đại để sản xuất những sản phẩm an toàn và chất lượng. Trong đó, việc nghiên
    cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Effective Microorganisms - EM) làm
    tăng năng suất và sức đề kháng của cây trồng ngày càng được quan tâm, chú trọng
    [24] [29] [30].
    Kim Tuyên là giống chè lai có nguồn gốc từ Trung Quốc có chấ t lượ ng t ốt, là
    nguyên liệu chế biến chè xanh chất lượng cao, tuy nhiên năng suất không cao. Mặt
    khác, theo dự báo của ủy ban chè quốc tế ITC: Trong những năm tới nhu cầu sử
    dụng chè xanh sẽ tăng mạnh do tác dụng tốt đối với sức khỏe và sự nhận thức toàn
    cầu về văn hóa trà. Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá
    nhằm bổ sung dinh dưỡng làm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng chè là việc rất
    cần thiết.
    Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
    cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) đến sinh trưởng, năng
    suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại Phú Thọ
    ”.
    2. Mục đích và yêu cầu
    2.1. Mục đích

    Xác định được nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu tối
    ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao
    năng suất và chất lượng chè.
    2.2. Yêu cầu
    Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật
    hữu hiệu (EM) đến:
    - Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây chè.
    - Năng suất và chất lượng búp chè
    - Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chè.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Xác định cơ sở khoa học về ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế
    phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) cho giống chè Kim Tuyên.
    - Góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật chăm sóc chè.
    - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học,
    giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Xác định được cách sử dụng chế phẩm EM (nồng độ và thời kỳ phun) cho
    sản xuất chè.
    - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè búp từ
    đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...