Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học, chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH x
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
    1.2.1. Mục đích 3
    1.2.2 . Yêu cầu 3
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
    1.4. Giới hạn nghiên cứu đề tài 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa 5
    2.1.1. Nguồn gốc 5
    2.1.2. Phân loại lúa trồng 6
    2.2. Giá trị dinh dưỡng 7
    2.2.1. Giá trị dinh dưỡng 7
    2.2.2. Ý nghĩa kinh tế 9
    2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước 10
    2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 10
    2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước 12
    2.4. Giới thiệu về chất điều tiết sinh trưởng auxin, gibberellin và vai trò sinh lý của chúng 13
    2.4.1. Auxin 13
    2.4.2. Gibberellin 17
    2.5. Giới thiệu một số loại chế phẩm hữu cơ sinh học 22
    2.5.1. Chế phẩm Emina 22
    2.5.2. Chế phẩm Pomior 23
    2.5.3. Chế phẩm MV 24
    2.6. Dinh dưỡng qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá 24
    3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    3.1.1. Giống lúa 27
    3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 27
    3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 27
    3.3. Nội dung nghiên cứu 28
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
    3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
    3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật 30
    3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 31
    3.7. Phương pháp phân tích số liệu 33
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
    4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa BC 15 vụ chiêm xuân 2011 tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ 34
    4.1.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến sinh trưởng phát triển thân lá giống lúa BC 15 34
    4.1.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến thời gian sinh trưởng của giống lúa BC 15 36
    4.1.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến chỉ số diện tích lá (LAI-m2 lá/ m2 đất) ở các thời kỳ theo dõi của giống lúa BC 15 38
    4.1.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa BC 15 41
    4.1.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC 15 42
    4.1.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến năng suất của giống lúa BC 15 45
    4.1.7. Ảnh hưởng của các chế phẩm hữu cơ sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên giống lúa BC 15 47
    4.1.8. Hiệu quả kinh tế ở các công thức sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học trên giống lúa BC 15 50
    4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa BC 15 vụ chiêm xuân 2011 tại huyện Phù Ninh 51
    4.2.1. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển thân lá giống lúa BC 15 vụ chiêm xuân 2011 tại huyện Phù Ninh 51
    4.2.2. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng của giống lúa BC 15 53
    4.2.3. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến chỉ số diện tích lá qua các giai đoạn của giống lúa BC 15 (LAI- m2 lá/ m2 đất) 54
    4.2.4. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa BC 15 56
    4.2.5. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng khả năng trỗ bông của giống lúa BC 15 58
    4.2.6. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa BC 15 60
    4.2.7. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC 15 62
    4.2.9. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến mức độ nhiễm sâu bệnh trên giống lúa BC 15 65
    4.1.7. Phân tích hiệu quả kinh tế khi sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng trên giống lúa BC 15 67
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
    5.1. Kết luận 68
    5.2. Đề nghị 68
    6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHẦN PHỤ LỤC 72

    MỞ ĐẦU1.1. Đặt vấn đề Lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa nước và ngô. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến cũng như ngành chăn nuôi.
    Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời, với diện tích lúa khá lớn, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề trồng lúa của nước ta có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương thực thường xuyên đến nay sản lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn dư để xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.
    Diện tích trồng lúa nước của Việt Nam liên tục gia tăng từ năm 1990 đến 2000. Năm 1990 là 3,96 triệu ha, năm 1995 là 4,11 triệu ha, năm 2000 là 4,26 triệu ha. Từ năm 2003 do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nuôi trồng thuỷ sản, đất dành cho các khu công nghiệp, đất chuyờn dựng, nờn diện tích lúa nước đã giảm, chỉ còn 4,02 triệu ha.
    Tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ diện tích trồng lúa trong 5 năm gần đây cũng có chiều hướng giảm rõ rệt từ khoảng 5000 ha năm 2005 xuống còn 4480 ha năm 2009, nguyên nhân do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, đường giao thông, các cụm công nghiệp và đất chuyên dùng.
    Trong những năm qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất lúa ở nước ta, trong đó nổi bật nhất là công tác chọn tạo giống. Đã có nhiều giống lúa mới ra đời phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
    Các giống lúa lai trồng tại huyện Phù Ninh mặc dù có tiềm năng năng suất cao nhưng do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nên năng suất lúa của huyện Phù Ninh trong năm năm gần đây chỉ đạt ở mức thấp, chưa đạt được mức bình quân chung trong toàn tỉnh. Các nguyên nhân làm hạn chế năng suất lúa tại huyện Phù Ninh gồm có:
    - Trong vụ chiêm xuân do thời tiết rét đậm, rét hại thường kéo dài vào đầu vụ làm cho cây mạ sinh trưởng, phát triển kém, chiều cao thấp gây khó khăn cho việc cấy ra đồng ruộng. Sau khi cấy cây chậm phục hồi thường gây ra hiện tượng nghẹt rễ, vàng lá làm chậm sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh và nhánh hữu hiệu của cây lúa. Giai đoạn phân hóa đòng gặp rét thường gây ra hiện tượng thoái hóa bụng lỳa, khi trỗ gây nghẹn đòng, trỗ thoát không hoàn toàn đã giảm đáng kể về nằn suất.
    - Lượng phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất lúa ngày càng ít đi do nguồn phân của chăn nuôi đã được đưa vào các hầm biogas đã gây nên tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trung và vi lượng, làm giảm dần thành phần hữu cơ và thành phần vi sinh vật có lợi trong đất.
    Giống lúa thuần BC 15 có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng trên nhiều đồng đất khác nhau đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện Phù Ninh từ năm 2005, đến nay giống lúa này giống lúa này đã khẳng định vị trí chủ yếu trong cơ cấu giống lúa trồng tại huyện Phù Ninh nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
    Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về canh tác, sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học, chất điều tiết sinh trưởng cần được đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lúa nói chung và năng suất giống lúa BC 15 nói riêng tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
    Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học, chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống lúa thuần BC15 vụ chiêm xuân 2011 tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài1.2.1. Mục đíchTrên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học, chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống lúa thuần BC15 vụ chiêm xuân 2011 xác định được các loại chế phẩm hữu cơ sinh học và chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ phù hợp cho giống lúa thuần BC 15 nhằm tăng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
    1.2.2 . Yêu cầu- Nghiên ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học và chất điều tiết sinh trưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa BC 15 vụ chiêm xuân 2011 tại Phù Ninh, Phú Thọ
    - Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh của giống lúa BC 15 ở các công thức thí nghiệm
    - Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài1.3.1. í nghĩa khoa họcKết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ sinh học và chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống lúa thuần BC 15 trong vụ chiêm xuân tại huyện Phù Ninh. Những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, tập huấn về việc áp dụng các kỹ thuật thâm canh giống lúa BC 15 tại Phù Ninh, Phú Thọ
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định loại chế phẩm hữu cơ và chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ phù hợp nhằm bổ sung vào quy trình thâm canh giống lúa BC 15 để nâng cao năng suất và khả năng chống chịu từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất tại Phù Ninh, Phú Thọ
    1.4. Giới hạn nghiên cứu đề tài- Thời gian nghiên cứu: vụ chiêm xuân 2011
    - Địa điểm nghiên cứu: huyện Phù Ninh - Phú Thọ
    - Đối tượng nghiên cứu: Giống lúa thuần BC 15.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...