Đồ Án Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện đến quá trình lên men tĩnh chủng Bacillus sử dụng để sản xuấ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Thế giới vi sinh vật xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú. Sự tồn tại của chúng xác định những vai trò quan trọng không thể thiếu của chúng trong thế giới sinh vật.

    Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vốn hiểu biết của chúng ta về thế giới nhỏ bé ấy dần được mở rộng. Con người đã biết sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, phục vụ lợi ích của con người. Từ rất lâu, chúng ta đã biết ứng dụng vai trò của vi sinh vật trong các ngành chế biến thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y học, môi trường .

    Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản đã có sự phát triển vượt bậc cả về sản lượng, diện tích, và cả đa dạng về đối tượng nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho ngư dân.

    Tuy nhiên, ở nước ta, sự phát triển của ngành thuỷ sản vẫn là sự phát triển tự phát, ít có quy hoạch và đặc biệt là vấn đề môi trường nuôi chưa có biện pháp xử lý thường xuyên và thích hợp nên môi trường nước nuôi tôm cá có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng dịch bệnh có cơ hội phát triển. Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và sản lượng tôm cá. Trước đây, để giải quyết tình trạng này, người ta sử dụng hoá chất. Tuy nhiên, ngoài tác dụng mong muốn, các hoá chất còn gây những tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường và cả con người. Cụ thể là lượng chất kháng sinh sử dụng còn tồn dư trong môi trường thuỷ sinh, tích tụ các trong vật nuôi, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Đó là rào cản lớn trong việc xuất khẩu thuỷ sản, gây thiệt hại cả về kinh tế và uy tín trên thị trường thế giới.

    Hướng tới sự phát triển bền vững đã và đang là chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn nhằm tạo ra các sản phẩm sạch và đặc biệt là sản xuất không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc chọn giải pháp thích hợp để xử lý môi trường nước nuôi tôm là hết sức quan trọng. Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật mang những đặc tính cần thiết để xử lý môi trường nước nuôi tôm, tăng khả năng đề kháng của tôm đang được sử dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, chế phẩm sinh học đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam và bước đầu đã có những kết quả khả quan.

    Trong đợt thực tập này, tôi được nhà trường phân công thực tập tại Viện công nghệ sinh học – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Thứ, tôi được giao đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện đến quá trình lên men tĩnh chủng Bacillus sử dụng để sản xuất chế phẩm xử lý môi trường nuôi tôm”. Đây là một đề tài có ứng dụng thực tế trong điều kiện nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.


    MỤC LỤC

    Trang

    Lời nói đầu 2

    Phần I: Tổng quan . 3

    I. Vi sinh vật và vai trò của chúng

    I.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật . 3

    I.2 Dinh dưỡng của vi sinh vật 4

    I.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật 5

    I.4 Vai trò của vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường . 7

    II. Vi khuẩn Bacillus và vai trò phân giải các hợp chất hữu cơ . 8

    II.1 Vi khuẩn Bacillus . 8

    II.2 Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ dưới tác động của các

    enzim proteaza, amylaza, xelluloza 8

    III. Vài nét về môi trường nuôi tôm ở nước ta

    III.1 Tình hình phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta . 9

    III.2 Đặc điểm và những thông số cơ bản đánh giá môi trường nước

    nuôi tôm . 10

    III.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm . 12

    III.4 Yêu cầu về nước nuôi . 13

    III.5 Tình hình xử lý môi trường nước nuôi tôm 13

    IV. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản 14

    V. Vi khuẩn Bacillus với chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi tôm.15


    Phần II: vật liệu và phương pháp nghiên cứu

    I. Vật liệu . 17

    I.1 Chủng giống . 17

    I.2 Thiết bị 17

    I.3 Hoá chất 17

    I.4 Môi trường nghiên cứu 18

    II. Phương pháp nghiên cứu . 19

    II.1 Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của các chủng Bacillus (D2, G1, PA).19

    II.2 Nhân giống, lên men và thu hồi sinh khối . 20

    II.3 Nghiên cứu tạo chế phẩm Bioche 20

    II.4 Phương pháp xác định đơn vị tạo khuẩn lạc 20

    Phần III: Hướng nghiên cứu 22

    Tài liệu tham khảo







    Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Tỵ. Vi sinh vật học. Nhà xuất bản giáo dục. 2000

    2. Lê Ngọc Tú, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị Thịnh, Bùi Đức Hợi, Lưu Quẩn, Lê Doãn Diên. Hoá sinh công nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 2000.

    3. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến. Công nghệ enzim. Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 1998.

    4. TS Nguyễn Văn Hảo. Một số vấn đề kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp.2003

    5. TS Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp 2003.

    6. PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, GS.TS Nguyễn Như Thành, GS.TS Dương Đắc Tiến. Vi sinh học nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.2003

    7. Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh. Trung tâm khuyến ngư Ninh Thuận

    8. Một số khái niệm chung về bệnh học thuỷ sản và biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp. Trung tâm khuyến ngư Ninh Thuận.

    9. Võ Thị Thứ, La Thị Nga, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương, Nguyễn Liêu Ba. Nghiên cứu tạo chế phẩm Bioche và đánh giá tác dụng của chế phẩm đến môi trường nước nuôi tôm, cá. Hội nghị CNSH toàn quốc 12–2003

    10. Võ Thị Thứ, La Thị Nga, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương, Nguyễn Liêu Ba. Đặc điểm sinh học của một số chủng Bacillus và Lactobacillus có khả năng ứng dụng để xử lý môi trường nuôi tôm, cá. Hội nghị CNSH toàn quốc 12–2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...