Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lòng trắng trứng, lòng trắng trứng lỏng và gelatin lên các tính chất củ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lòng trắng trứng, lòng trắng trứng lỏng và gelatin lên các tính chất của surimi cá mè hoa


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 2
    1.1. Giới thiệu chung về surimi và sản phẩm mô phỏng 2
    1.2. Nguyên liệu sản xuất surimi 4
    1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nư ớcvề sản xuất surimi v à sản phẩm mô
    phỏng . 5
    1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 5
    1.3.2. Các nghiên cứu trong nước . 8
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng surimi . 9
    1.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố nguyên liệu 9
    1.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ 10
    1.4.2.1. Ảnh hưởng của khâu xử lý . 10
    1.4.2.2. Ảnh hưởng của khâutách xương 10
    1.4.2.3. Ảnh hưởng của khâu rửa 11
    1.4.2.4. Ảnh hưởng của khâu ép tách nước . 12
    1.4.2.5. Ảnh hưởng của khâu nghiền trộn phụ gia . 12
    1.4.2.6. Ảnh hưởng của khâu định hình . 13
    1.4.3. Ảnh hưởng của hóa chất và điều kiện bảo quản 13
    1.4.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian gia nhiệt và pH môi trường . 13
    1.4.3.2. Ảnh hưởng của muối 14
    1.4.3.3. Ảnh hưởng của các chất làm bền chất béo trong cá xay 14
    1.4.3.4. Ảnh hưởng của chất làm bền protein trong thịt cá xay 14
    1.4.3.5. Các chất làm bền màu sắc cá xay . 15
    1.4.3.6. Ảnh hưởng của các chất đồng tạo gel khác . 15
    iii
    1.4.3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng nước có trong surimi 16
    1.4.3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian gia nhiệt . 16
    1.5. Gel và gel protein trong thịt cá xay 16
    1.5.1. Định nghĩa gel, sự hình thành thể gel 16
    1.5.2. Điều kiện tạo gel của protein thịt cá 18
    1.5.3. Cơ chế tạo gel protein . 18
    1.6. Các hiện tượng xảy ra trong công nghệ sản xuất surimi . 19
    1.6.1. Hiện tượng Suvari . 19
    1.6.2. Hiện tượng Modari . 20
    1.7. Các chất phụ gia dùng trong sản xuất surimi . 20
    1.7.1. Tinh bột 20
    1.7.2. Gelatin. . 20
    1.7.3. Các muối photphat. . 21
    1.7.4. Sorbitol . 22
    1.7.5. Các biopolymer . 22
    1.7.6. Lòng trắng trứng . 22
    1.8. Tổng quan về các chất đồng tạo gel có nguồn gốc từ động vật 23
    1.8.1. Gelatin 23
    1.8.2. Lòng trắng trứng lỏng. . 23
    1.8.3. Bột lòng trắng trứng . 25
    1.9. Tổng quan về nguyên liệu cá mè dùng trong sản xuất surimi và sản phẩm
    mô phỏng . 25
    1.9.1. Cá mè hoa . 25
    1.9.2. Cá mè trắng . 28
    1.9.3. Phân biệt cá mè trắng và cá mè hoa 29
    1.9.4. Cá mè với công nghệ chế biến surimivà sản phẩm mô phỏng 30
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Nguyên liệu chính 31
    2.1.1. Nguyên liệu để sản xuất surimi 31
    iv
    2.1.2. Lòng trắng trứng lỏng 31
    2.1.3. Bột lòng trắng trứng 31
    2.1.4. Gelatin 31
    2.2. Các hóa chât và phụ gia được sử dụng trong quy trình sản xuất surimi 31
    2.2.1. Sorbitol . 31
    2.2.2. Muối tari K7 32
    2.2.3. Muối ăn (NaCl) . 32
    2.2.4. Đường saccaroza . 32
    2.2.5. Axit axetic . 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 33
    2.3.1. Quy trình sản xuất surimi từ cá mè hoa . 33
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
    2.2.3. Mục đích thí nghiệm . 39
    2.4. Phương pháp phân tích, xác định chỉ tiêu surimi . 40
    2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng surimi 40
    2.4.2. Phương pháp vật lý . 40
    2.4.2.1. Xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ
    (100
    o
    C –105
    o
    C) đến khối lượng không đổi . 40
    2.4.2.2. Xác định pH bằng máy đo pH 40
    2.4.2.3. Xác định hoạt độ nước bằng máy đo hoạt độ nước . 40
    2.4.2.4. Xác định tổn thất sau luộc bằng phương pháp luộc . 40
    2.4.2.5. Xác định độ chắc củagel 41
    2.4.2.6. Xác định màu sắc . 41
    2.4.3. Phương pháp cảm quan . 42
    2.4.4. Xử lý số liệu thu được 46
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
    3.1. Kết quảchất lượng surimi khi bổ sung bột lòng trắng trứng 47
    3.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột lòng trắng(EWP) trứng bổ sung đến độ chắc
    của gel surimi . 47
    v
    3.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột lòng trắng trứng bổ sung đến chỉ tiêu tổn thất
    sau hấp của surimi 49
    3.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột lòng trắng trứng bổ sung đến chỉ tiêu màu
    sắc của surimimi . 51
    3.1.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột lòng trắng trứng bổ sung đến pH của surimi 57
    3.1.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ bột lòng trắng trứng đến điểm cảm quan chung của
    surimi 59
    3.2. Kết quả các chỉ tiêu chất lượng surimi khi bổ sung lòng trắng trứng lỏng 60
    3.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ lòng trắng trứng lỏng đến độ chắc gel surimi 60
    3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ lòng trắng trứng lỏng(LEW) bổ sung đến chỉ tiêu
    tổn thất sau hấp của surimi . 62
    3.2.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ lòng trắng trứng bổ sung đến độ trắng của surimi 63
    3.2.4. Ảnh hưởng của lòng trắng trứng lỏng đến pH củasurimi cá mè 69
    3.2.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ lòng trắng trứng lỏng bổ sung đến điểm cảm
    quan chung của surimi 70
    3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ gelatin bổ sung vào thịt cá xay đến các chỉ tiêu chất
    lượng surimi 71
    3.3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ gelatin đến độ chắc của gel surimi . 71
    3.3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ gelatin đến tổn thất sau hấp của surimi 73
    3.3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ gelatin đến màu sắc của surimi 75
    3.3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ gelatin đến pH của surimi . 81
    3.3.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung gelatin đến cảm quan của surimi 82
    KẾT LUẬN . 83
    KIẾN NGHỊ 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    Dân số thế giới ngày càng tăng, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi phải cung
    cấp một lượng thực phẩm rất lớn trong đó thủy sản là nguồn thức ăn không thể thiếu
    của con người. Nhưng việckhai thác thủy sản ngày càng khó khăn, đặc biệt là các
    loại thủy sản có giá trị kinh tế cao trong khi tiềm năng của các loài thủy sản có giá
    trị kinh tế thấp hơn ở gần bờ lại rất lớn. Vì vậy, cần hướng tới sản xuất các sản
    phẩm nhằm gia tăng giá trị của loại nguyên liệu này. Suirimi là một trong số những
    sản phẩm đó. Vì từ surimi ta có thể sản xuất ra các sản phẩm mô phỏng có giá trị
    cao như: sản phẩm giả cua, tôm, bò, gà,
    Tuy nhiên,công nghệ sản xuất surimi ở nước ta còn sơ khai, các loài nguyên
    liệu nước ngọt vẫn chưa được chú ý màloại nguyên liệu này lại cho chất lượng sản
    phẩm surimi rất tốt. Mặt khác, mặc dù cá mè là một trong những loài cá nuôi kinh tế
    ở Việt Nam nhưng thịt cámè nếu không có cách chế biến hợp lý sẽ rất tanh nên giá
    bán rất rẻ.Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất surimi cá mè là
    một hướng mới nhằm giải quyết nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thực phẩm
    của người tiêu dùng, đồng thời giải quyết đầu ra cho ngành nuôi, tăng trưởng kinh
    tế nước nhà. “Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lòng trắng trứng, lòng trắng trứng lỏng
    và gelatin lên các tính chất của surimi cá mè hoa” là đề tài góp phần tăng chất lượng
    surimi cá mè, đồng thời cung cấp những thôngsố quan trọng cho quá trình sản xuất
    surimi.


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu chung về surimi và sản phẩm mô phỏng
    Surimi là thịt cá đã được tách xương, nghiền nhỏ, rửa sạch, không có mùi vị và
    màu sắc đặc trưng, là một sản phẩm bán thành phẩm, là chất nền protein [8].
    Theo bảng thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm (Food Nutrien Database
    16-1) của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), surimi từ cá chứa 76% nước, 15%
    protein, 6,85 gluxit, 0,9% chất béo, hàm lượng cholesterol không đáng kể. Chính vì
    vậy mà giá trị dinh dưỡng của surimi quy tụ rất nhiều ưu điểm mà không phải bất
    cứ một thực phẩm nào cũng có được.
    Hàm lượng protein của surimi cao, hàm lượng gluxitvà chất béothấp, không
    có cholesterol giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ một cách dễ dàng đồng thời giảm
    thiểu, phòng ngừa được nguy cơ mắc chứng bệnh xơ vữa động mạch _ một căn
    bệnh nan y, phổ biến ở người có tuổi. Bên cạnh đó,protein của surimi có khả năng
    trộn lẫn với các loại protit khác và tạo thành thể gel chắc, nâng cao chất lượng của
    các loại thịt khi trộn lẫn với thịt bò, thịt heo hay thịt gà, Đặc biệt surimi có tính
    chất tạo thành khối dẻo, không có mùi vị và màu sắc đặc trưng nên từ surimi người
    ta có thể chế biến ra các sản phẩm mô phỏng có giá trị cao như tôm, thịt, sò, điệp,
    cua, ghẹ, xúc xích,
    Mặt khác, người tiêu dùng cũng có thể yên tâm về chất lượng vệ sinh an toàn
    thực phẩm của surimi vì các công đoạn trong quá trình không sử dụng hóa chất độc
    hại và được giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn HACCP.[3]
    Surimi được biết đến từ rất lâu đời ở các nước Châu Á, nhưng trong các ghi
    nhận lại tìm thấy ở Nhật vào năm 1100 khi người Nhật phát hiện ra rằng xay
    nhuyễn thịt cá, rửa và sau đó nấu chín sẽ nên độ dai tự nhiên cho thịt cá. Nếu được
    đem trộn với gia vị và hấp chín thì sẽ tạo ra bánh chả cá hay kamaboko như là một
    sản phẩm tự nhiên. Dần dần công nghệ sản xuất surimi được thay đổi và phát triển
    thành sản phẩm surimi có tính chất như ngày nay. Do tốc độ phát triển như vũ bão
    3
    của các ngành khoa học kỹ thuật trên thế giới, ngành công nghiệp sản xuất surimi
    đã được thúc đẩy, hỗ trợ và đạt được trình độ sản xuất cao và Nhật Bản là nước đi
    đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất surimi. Từ nhữngnăm đầu của thập niên
    90 của thế kỷ XX, sản lượng surimi của Nhật Bản chiếm từ 80% đến 90% sản
    lượng surimi trên toàn thế giới, cụ thể vào năm 1982, Nhật Bản xuất sang Mỹ 9.000
    tấn hải sản nhân tạo. Năm 1983, Nhật xuất ra nước ngoài 1.790 tấn surimi và
    3.000 tấn thịt cua nhân tạo. Năm 1984, Nhật bản sản xuất hơn 90% surimi của thế
    giới vớisản lượng cao nhất là 414.000 tấn.
    Nhật Bản là nước sản xuất nhiều surimi nhưng đồng thời cũng là một trong
    những nước nhập khẩu surimi nhiều nhất. Chính vì vậy, song song với tiến trình
    nghiên cứu sâu, hoàn thiện các quy trình sản xuất surimi, Nhật Bản tiến hành
    chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển để từ đó họ có nguồn cung cấp
    surimi lớn phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm mô phỏng, nâng cao nguồn lợi
    nhuận từ surimi.
    Sau Nhật Bản, vào khoảng năm 1970 ở Mỹ và năm 1980 ở châu Âu, surimi bắt
    đầu phát triển rộng khắp và phổ biến. Năm 1984, sản lượng surimi của Mỹ đạt
    34.000 tấn. Năm 1989, đạt 140.000 tấn. Năm 1990 đạt 202.000 tấn, năm 1992, đạt
    223.000 tấn, năm 1997 đạt 210.000 tấn. Năm 2002, đạt 200.000 tấn. Hiện nay Mỹ
    là thị trường xuất khẩu surimi lớn nhất của thế giới với nguồn nguyên liệu sản xuất
    surimi chủ yếu là cá tuyết ở Alaska có cơ thịt trắng. Việc sản xuất surimi của Mỹ
    được đặt ngay trên tàu hoặc các nhà máy ven biển để đảm bảo chất lượng surimi.
    Các nước ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
    Quốc, Thái Lan, Việt Nam là những nước sau Mỹ, Nhật và châu Âu đã và đang đi
    sâu nghiên cứu sản xuất surimi phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng và đặc tính
    của từng loại nguyên liệu khác nhau.
    Ngày nay surimi đã được phát triển phổ biến trên thế giới vì surimi có giá trị
    dinh dưỡng cao, sản xuất được nhiều mónăn tùy vào khẩu vị của người tiêu dùng,
    công nghệ sản xuất surimi dễ dàng áp dụng ở các điều kiện sản xuất khác nhau (thủ
    4
    công, bán cơ giới, cơ giới hóa, ), giá thành lại hợp với túi tiền của người tiêu dùng
    đồng thời mang lại lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất.
    Tuy nhiên ở Việt Nam, sản xuất surimi vẫn đang là lĩnh vực tương đốimới
    mẻ, các cơ sở chế biến vẫn lẻ tẻ và chưa được quan tâm đúng mức mặc dùnguồn
    nguyên liệu cá tạp ở nước ta rất phong phú và có trữ lượng lớn. Một số công ty ở
    Việt Nam sản xuất surimi như công ty xuất nhập khẩu thủy sản Baseafood Bà Rịa-Vũng Tàu, côngty xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau, Công Ty xuất nhập khẩu Đà
    Nẵng đã sản xuất surimi thô theo đơn đặt hàng của Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm
    2003, Nhà máy thủy sản Phước Cơ thuộc công ty xuất nhập khẩu thủy sản Vũng
    Tàu-Côn Đảo đã đầu tư một số dây chuyền sản xuất sản phẩm mô phỏng để sản
    xuất các mặt hàng mô phỏng có giá trị như càng cua, tôm, tôm hùm, .Hiện nay, số
    lượng công ty sản xuất surimi ở Việt Nam đã tăng lên nhưng chủ yếu vẫn sản xuất
    kèm với các mặt hàng khác, chỉ sản xuất surimi khi có nguyên liệu và nhu cầu.
    Cuối năm 2009, xuất khẩu surimi ở một số công ty ở Việt Nam đã tăng đáng
    kể, cụ thể công ty TNHH sản xuất-thương mại Định An (Trà Cú,Trà Vinh) đã xuất
    khẩu sang thị trường Hàn Quốc hơn 1.000 tấn chả surimi với giá 1.000ư1.200
    USD/tấn[16.5].tính đến hết năm 2009, Coimex xuất khẩu được 15 nghìn tấn chả cá
    surimi với trị giá 25 triệu USD, trong đó, Châu Âu là bạn hàng lớn nhất chiếm 90%
    tổng kim ngạch, tiếp đó là Nga, Châu Á [16.3]
    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các
    doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cần tăng cường xuất khẩu surimi, vì
    thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu rất cao về mặt hàng này. Đặc biệt là sau khi
    giá surimi xuất khẩu của Mỹ sang các thị trường tăng lên. Chính vì vậy việc nghiên
    cứu sản xuất surimi từ các loại cá mới ở Việt Nam để tăng số lượng và chất lượng
    surimi, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tăng lượng ngoại tệ thu về là một việc làm rất
    cần thiết, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển.
    1.2. Nguyên liệu sản xuất surimi
    Nguồn nguyên liệu có thể sản xuất surimi rất phong phú v à đa dạng tùy thuộc vào
    vị trí địa lý và điều kiện khí hậu từng vùng. Các loại cá được sử dụng có thể là loài


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * Tài liệu tiếng Việt
    1. Hoàng Thị Huệ An, Nguyễn Đại Hùng(2006), Bài giảng hóa keo, Trường ĐH
    Nha Trang.
    2. TS Phan Thế Đồng, Hóa thực phẩm, Trường ĐH nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
    3. Thái Văn Đức, Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất đồng tạo gel cho surimi
    cá mối trong bảo quản đông và sản xuất thử nghiệm sản phẩm mô phỏng tôm, Luận
    văn thạc sĩ, trường ĐH Nha Trang.
    4. Văn Thị Hải(2010), Xác định các thông số vật lý cơ bản vàxây dựng hệ thống
    định mức cho quy trình sản xuất surimi cá mè hoa, đồ án tốt nghiệp đại học.
    5. Lê Văn Hoàng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, Loại đường khử khỏi lòng trắng
    trứng tươi bằng phương pháp lên men. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, số 4-2006, trang 56,56
    6. TS.Đặng Văn Hợp( Chủ biên) , Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ
    Ngọc Bội, Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản.
    7. Đặng Thị Thu Hương( 2009), Thiết kế và phân tích thí nghiệm, Trường ĐH
    Nha Trang
    8. GS Trần Thị Luyến (1996). Giáo trình chế biến thủy sản có giá trị gia tăng.
    Tập 1. 1996. Trường ĐH Thủy Sản.
    9. GS Trần Thị Luyến( Chủ biên), GVC. Đỗ Minh Phụng, TS.Nguyễn Anh Tuấn
    Sản xuất các chế phẩm kỹ thuật và y dược từ phế liệu thủy sản. NXB nông nghiệp.
    10. Hồ Ngọc Trà My( 2010), Nghiên cứu sản xuất bột lòng trắngtrứngbằng
    phương pháp,đồ án tốt nghiệp đại học.
    11. Nguyễn Thị Tâm( 2010), Nghiên cứu tính ổn định của surimi trong quá trình
    bảo quản đông, đồ án tốt nghiệp đại học.
    86
    12. Lê Ngọc Tú( chủ biên), Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị
    Thu, Nguyễn Trọng Cẩn (2003), Hóa học thực phẩm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
    thuật Hà Nội.
    13. Nguyễn Thị Thục( 2000), Nghiên cứu sản xuất surimi cá mè và mô phỏng xúc
    xích thịt heo, Luận văn thạc sĩ công nghệ chế biến thủy sản, trường ĐH Nha Trang.
    14. Hà Duyên Tư, Giáo trình kỹ thuậtphân tích cảm quan thực phẩm,
    15. Trần Văn Vỹ(1995), kỹ thuật nuôi cá M è, cá trôi Ấn Độ, NXB Nông nghi ệp Hà N ội.
    16. Các trang web:
    1. http://www.Longdinh.com ( ngày truy cập 8/5/2010)
    2. http://www.Google.com.vn ( ngày truy cập 1/5/2010)
    3. http://www.Vasep.com.vn ( ngày truy cập 8/5/2010)
    4. http://vi.wikipedia.org ( ngày truy cập 1/6/2010)
    5. http:// www.tinkinhte.com ( ngày truycập 8/5/2010)
    17. 28 –TCN 119 : 1998 –Sản phẩm thủy sản đông lạnh –Surimi cá biển (1998).
    Do bộ thủy sản ban hành năm 1998.
    * Tài liệu nước ngoài.
    18. Surimi and surimiseafood, second edition, edited by Jae W.Park. p.673, 736,
    754-759.
    19. Effects of adding fish gelatin on Alaska pollock surimi gels (2009), Araceli
    Herna ´ndez-Briones.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...