Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất và đời sống người dân trên địa bàn hu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Julie Nguyễn, 20/11/13
    Chỉnh sửa cuối: 20/11/13
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 2
    1.3. Yêu cầu, nhiệm vụ 3
    PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Cơ sở lý luận 4
    2.1.1. Biến đổi khí hậu 4
    2.1.2. Sử dụng đất 12
    2.1.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống của người dân 14
    2.2. Cơ sở thực tiễn 17
    2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên trên thế giới và kinh nghiệm thích ứng 17
    2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 22
    2.2.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An 26
    PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 28
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 28
    3.3. Nội dung nghiên cứu 28
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
    3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 28
    3.4.2. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 29
    3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 30
    3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 30
    3.4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp 30
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội 31
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
    4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 39
    4.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện 48
    4.2.1. Thuận lợi 48
    4.2.2. Khó khăn 49
    4.3. Hiện trạng sử dụng đất 50
    4.4. Biểu hiện biến đổi khí hậu thời gian qua tại huyện Anh Sơn 52
    4.4.1. Nhiệt độ 52
    4.4.2. Lượng mưa 54
    4.4.3. Thay đổi về chế độ gió, không khí lạnh. 56
    4.4.4. Thay đổi về hiện tượng thời tiết cực đoan 57
    4.5. Ảnh hưởng của BĐKH đến việc sử dụng đất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Anh Sơn 63
    4.5.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 63
    4.5.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến việc sử dụng đất và đời sống của người dân 65
    4.6. Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH tại huyện Anh Sơn 80
    4.6.1. Giải pháp về phía chính quyền địa phương 81
    4.6.2. Giải pháp từ người dân 82
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH 83
    5.1. Kết luận 83
    5.2. Kiến nghị 84
    5.2.1. Đối với các cấp chính quyền 84
    5.2.2. Đối với cộng đồng dân cư. 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1 . Tính cấp thiết của đề tài

    Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn hiện nay và đang là một nguy cơ hiện hữu cho sự phát triển bền vững của từng Quốc gia. BĐKH tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 [19].
    Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho biết, hiện tượng băng tan ở Greeland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt xa mức tái tạo băng 22,6 kilômét một năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên cứu và dự đoán thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu việc thay đổi khí hậu không được kiểm soát. Những kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2006 cho thấy, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Chính điều này đã gây nên hiện tượng Trái Đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây [19].
    Theo nghiên cứu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định, trong thời gian tới, chắc chắn diễn biến của biến đổi khí hậu sẽ phức tạp và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Hàng triệu héc-ta đất canh tác có thể bị ngập lụt. Dự báo đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 30C, mực nước biển có thể dâng lên thêm 1m, theo đó khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Trong đó, 90% diện tích thuộc các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập hầu như toàn bộ và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% [2].
    Cũng theo nghiên cứu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong năm Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng. Ngân hàng thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập làm 11% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể giảm 10% [15]. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu có thể nhận thấy ở các tác động điển hình như nhiệt độ gia tăng, mực nước biển dâng lên, thay đổi về lượng mưa. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn được biểu hiện thông qua việc tăng cường độ, tần suất và tính chất thất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và rét đậm kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn, bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt Tất cả những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra đều tác động gián tiếp hay trực tiếp đến đời sống, sinh kế của người dân bao gồm nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật. Những tác động này có thể làm suy giảm khả năng của con người trong việc đảm bảo cuộc sống, vượt qua đói nghèo.
    Trong 12 năm gần đây (1996 - 2008), các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, tại Việt Nam đã gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản, ước tính khoảng 1,5% GDP/năm [12]. Sạt lở đất ven sông, suối, đồi núi hay quá trình xâm nhập mặn, nước biển dâng đang làm ảnh hưởng đến sử dụng đất và đời sống của người dân đều là những hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại.
    Anh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, diện tích tự nhiên có trên 3/4 là đồi núi, địa hình của huyện chia cắt nhiều, là nơi chịu ảnh hưởng của các hiện tượng biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc tố, sạt lở đất và sụt lún đất. Những hiện tượng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân ở đây. Tính chất và mức độ biến đổi của khí hậu trên địa bàn huyện Anh Sơn vừa phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạm vi toàn thế giới vừa phản ánh tính bất ổn định của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.
    Để cung cấp thông tin cho việc hoạch định các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất và đời sống người dân trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2012”.
    1.2 . Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu các đặc điểm chung của biến đổi khí hậu tại huyện Anh Sơn.
    - Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất và đời sống người dân trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2012.
    - Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo đời sống bền vững cho người dân.
    1.3. Yêu cầu, nhiệm vụ
    - Đánh giá được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất và đời sống người dân.
    - Thu thập các tài liệu, số liệu đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy.
    - Đưa ra các ý kiến phải đảm bảo tính khách quan, tin cậy.
    - Kết quả nghiên cứu đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...