Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2016
    PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4 Những đóng góp mới của đề tài 3
    1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1 Cơ sở lý luận về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp 5
    2.1.1 Đất và sử dụng đất 5
    2.1.2 Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp 8
    2.1.3 Cơ sở lý luận về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp 14
    2.2 Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ 17
    2.2.1 Khái niệm nông hộ 17
    2.2.2 Kinh tế nông hộ 18
    2.2.3 Lao động và việc làm 20
    2.3 Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của
    một số nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế 22
    2.3.1 Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của một số
    nước trong khu vực 22
    2.3.2 Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của các tổ
    chức quốc tế 27 2.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 28
    2.4 Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở Việt Nam 29
    2.4.1 Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở Việt Nam 29
    2.4.2 Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
    đến kinh tế, xã hội, môi trường 32
    2.5 Tình hình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
    nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 35
    2.5.1 Tình hình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
    nghiệp trên thế giới 35
    2.5.2 Các công trình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
    nghiệp ở Việt Nam 36
    2.6 Định hướng nghiên cứu 37
    PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    3.1 Địa điểm nghiên cứu 39
    3.2 Thời gian nghiên cứu 39
    3.3 Đối tượng/vật liệu nghiên cứu 39
    3.4 Nội dung nghiên cứu 39
    3.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào 39
    3.4.2 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện
    Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2005 - 2012 39
    3.4.3 Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến kinh tế
    xã hội và môi trường tại 4 xã nghiên cứu 40
    3.4.4 Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất
    nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2005 - 2012 40
    3.4.5 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và bình ổn kinh tế hộ
    sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp 41
    3.5 Phương pháp nghiên cứu 41
    3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 41
    3.5.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41
    3.5.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 42
    3.5.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 43
    3.5.5 Phương pháp phân tích đất, nước 45 3.5.6 Phương pháp xử lý số liệu 47
    3.5.7 Phương pháp so sánh 47
    3.5.8 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng 47
    PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
    4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào 49
    4.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Hào 49
    4.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào 55
    4.2 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở
    huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2005 - 2012 61
    4.2.1 Biến động diện tích đất đai huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012 61
    4.2.2 Biến động diện tích đất công nghiệp huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 -
    2012 62
    4.2.3 Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 64
    4.2.4 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp huyện Mỹ
    Hào, giai đoạn 2005 - 2012 65
    4.2.5 Ảnh hưởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến cơ
    cấu lao động theo các ngành ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2005 - 2012 68
    4.3 Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến
    kinh tế xã hội và môi trường tại 4 xã nghiên cứu 69
    4.3.1 Cơ cấu kinh tế và lao động của 4 xã nghiên cứu 69
    4.3.2 Phương thức sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ từ thu hồi đất nông
    nghiệp chuyển sang đất công nghiệp 70
    4.3.3 So sánh bình quân diện tích đất nông nghiệp và mức độ đầu tư vốn vào
    sản xuất nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu 72
    4.3.4 Đầu tư cho đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp của nông hộ bị thu
    hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp 74
    4.3.5 Đánh giá của nông hộ về kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường sau chuyển
    đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ Hào năm 2012 76
    4.4 Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến
    sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, giai đoạn
    2005 - 2012 80 4.4.1 Biến động diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Mỹ Hào, giai đoạn
    2005 - 2012 80
    4.4.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012 83
    4.4.3 Đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp để đề xuất cho
    huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 94
    4.4.4 Đề xuất loại hình sản xuất nông nghiệp trong tương lai ở huyện Mỹ Hào 110
    4.5 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và bình ổn kinh
    tế hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất
    công nghiệp 113
    4.5.1 Giải pháp chuyển hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề 113
    4.5.2 Giải pháp tập trung thâm canh sản xuất các sản phẩm hàng hóa 115
    4.5.3 Giải pháp ưu tiên đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp 116
    4.5.4 Giải pháp khoa học kỹ thuật 117
    4.5.5 Giải pháp về quản lý đất đai 119
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
    5.1 Kết luận 120
    5.2 Kiến nghị 122
    Danh mục các công trình công bố 123
    Tài liệu tham khảo 124
    Phụ lục 130
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU


    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
    thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân
    cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
    Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ "Mục tiêu
    phát triển đất nước Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại". Nhằm đạt được mục tiêu trên, các địa phương trên
    cả nước đã và đang đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH -
    HĐH), đặc biệt sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong thời gian qua đã
    góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
    nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã gây
    áp lực rất lớn cho nông nghiệp nông thôn, nhất là việc chuyển đất nông nghiệp
    sang đất phi nông nghiệp nói chung và đất công nghiệp nói riêng đã kéo theo một
    loạt vấn đề nảy sinh về kinh tế, lao động, việc làm, môi trường và an ninh xã hội.
    Tính đến tháng 11/2013, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên
    là 82.403ha, trong đó có 185 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai
    đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản (Khuyết danh, 2013).



    Tỉnh Hưng Yên với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm
    trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao thông thuận lợi, ngay sau khi
    tái lập tỉnh, tỉnh đã tập trung cho chiến lược phát triển công nghiệp. Từ việc chủ
    yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp trở thành
    “xương sống” nền kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện nhiều khu
    công nghiệp có quy mô lớn, tiêu biểu như: KCN Như Quỳnh (huyện Văn Lâm);
    KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức (huyện Mỹ Hào); KCN
    thành phố Hưng Yên . Sự xuất hiện nhiều KCN có quy mô lớn, hàng năm đóng
    góp lớn nguồn thu ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao
    của miền Bắc. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
    của tỉnh Hưng Yên đạt gần 12%; thu nhập bình quân trên 20 triệu
    đồng/người/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 3%
    năm 2010. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, Hưng Yên đã
    phải dành gần 6.000ha đất nông nghiệp cho việc phát triển kinh tế trên các lĩnh
    vực được coi là thế mạnh. Sau khi không còn đất canh tác, nhiều người dân chưa
    tìm được công việc mới phù hợp với sức lao động và trình độ. Gần 2.000 nông
    dân bị rơi vào cảnh thiếu việc làm, nhất là những lao động có độ tuổi trên 35
    (Nguyễn Văn Chiến, 2010).
    Huyện Mỹ Hào là cửa ngõ của tỉnh Hưng Yên, nằm trên ngã ba giữa Quốc
    lộ 39A với Quốc lộ 5, là trục giao thông huyết mạch nối Hưng Yên với Thủ đô
    Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam.
    Mỹ Hào là một trong những huyện có quá trình công nghiệp hóa, đô thị
    hóa nhanh. Trên địa bàn huyện đã hình thành các KCN lớn như: KCN Phố Nối
    A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức Tính đến tháng 6 năm 2011, trên địa bàn
    huyện Mỹ Hào có 120 trên tổng số 160 dự án công nghiệp, dịch vụ đã đi vào sản
    xuất, kinh doanh thu hút khoảng trên 20.000 lao động. Trên 60% số lao động làm
    việc trong các doanh nghiệp là người địa phương. ước tính, giá trị sản xuất công
    nghiệp - TTCN của huyện đạt 2.200 - 2.300 tỷ đồng, trong đó công nghiệp ngoài
    quốc doanh chiếm khoảng 50%, công nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    chiếm trên 30%. số còn lại là từ sản xuất TTCN, làng nghề. Giá trị xuất khẩu
    hàng năm ước đạt 21,5 - 22 triệu USD (Khuyết danh, 2011).
    Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, việc chuyển đổi đất nông
    nghiệp sang đất xây dựng KCN ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã tác động
    không nhỏ tới tình hình sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ bị thu hồi
    đất nông nghiệp. Giải quyết vấn đề “hậu thu hồi đất”, nhất là ổn định và phát
    triển đời sống người nông dân là một bài toán khó đặt ra, không chỉ ở huyện Mỹ
    Hào, mà còn rất nhiều các địa phương khác trên cả nước.
    Để đánh giá mức độ chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất công
    nghiệp và ảnh hưởng của việc chuyển đổi này đến hiệu quả sử dụng đất nông
    nghiệp còn lại, nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả
    cao, ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
    huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp
    nông thôn là rất cần thiết và cấp bách hiện nay.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    - Đánh giá ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công
    nghiệp đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên;
    - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
    triển kinh tế nông hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất
    công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
     
Đang tải...