Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống củ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU VÀ MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LÓC BÔNG (Channa micropeltes Cuvier, 1831) NUÔI THƯƠNG PHẨM BẰNG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT TẠI BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục . iii
    Danh mục ký hiệu và chữviết tắt . vi
    Danh mục bảng . vii
    Danh mục hình ix
    MỞĐẦU . 1
    ChươngI. TỔNG QUAN 3
    1.1. Tổng quan tình hình nghềnuôitrồng thủy sản 3
    1.1.1. Tình hình nghềnuôi trồng thủy sản trên thếgiới . 3
    1.1.2. Tình hình nghềnuôi trồng thủy sản nước ngọt ởViệt Nam . 3
    1.1.3. Tình hình nghềnuôi trồng thủy sản ởtỉnh Đắk Lắk 4
    1.2. Điều kiện tựnhiên tỉnh Đắk Lắk . 4
    1.2.1. Vịtrí địa lý . 4
    1.2.2. Đặc điểm khí hậu . 4
    1.2.3. Chếđộthủy văn . 5
    1.3. Đặc điểm sinh học cá lóc bông 5
    1.3.1. Đặc điểm phân loại và phân bố 5
    1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng . 9
    1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng . 10
    1.3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản 10
    1.4. Sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lóc bông 11
    1.4.1. Hiện trạng sản xuất giống cá lóc bông ởViệt Nam 11
    1.4.2. Tình hình nuôi cá lóc bôngtrên thếgiới và Việt Nam . 12
    1.4.3. Thức ăn cho cá lóc ởViệt Nam 13
    1.5. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của cá lócvà một sốloài cá ăn động vật . 13
    1.5.1. Nhu cầu protein . 13
    1.5.2. Nhu cầu năng lượng . 15
    1.5.3. Nhu cầu chất bột đường . 16
    1.5.4. Thay thếbột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá lóc bông 16
    1.6. Vai trò dinh dưỡng các thành phần trong thức ăn 17
    1.6.1. Vai trò dinh dưỡng của protein 17
    1.6.2. Vai trò dinh dưỡng của lipid 19
    1.6.3. Vai trò dinh dưỡng của carborhydrate (đường) 20
    1.6.4. Vai trò dinh dưỡng của vitamin 21
    1.7. Vai trò dinh dưỡng của chất khoáng 23
    1.7.1. Vai trò của các nguyên tốđa lượng 24
    1.7.2. Vai trò của các nguyên tốvi lượng . 25
    Chương II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
    2.2. Bốtrí thí nghiệm . 27
    2.2.1. Thínghiệm I . 27
    2.2.2. Thí nghiệm II 28
    2.3. Phương pháp chếbiến thức ăn 29
    2.3.1. Xay, nghiền nguyên liệu . 29
    2.3.2. Cân nguyên liệu . 29
    2.3.3. Chếbiến thức ăn 29
    2.4. Quản lý hệthống thí nghiệm . 29
    2.5. Các công thức đểxác định thông sốthí nghiệm 30
    2.6. Phương pháp thu thập sốliệu 31
    2.7. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu . 32
    ChươngIII. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 33
    3.1. Các sốliệu vềmôi trường trong thí nghiệm 33
    3.1.1. Nhiệt độ . 33
    3.1.2. Oxy hòa tan 34
    3.1.3. pH nước . 34
    3.2. Ảnh hưởng mật độnuôi lên tốc độ sinh trưởngvàtỷlệsống cá lóc bôngtheo
    thời gian . 35
    3.2.1. Ảnh hưởng mật độnuôi lên tốc độ tăngtrưởng cá lóc bôngtheo thời
    gian 35
    3.2.2. Ảnh hưởng mật độnuôi lên sựphân đàn của cá lóc bôngtheo thời
    gian 41
    3.2.3. Ảnh hưởng mật độnuôi lên tỷlệsống cá lóc bôngtheo thời gian . 43
    3.3. Ảnh hướng thức ăn lên tốc độsinh trưởngvàtỷlệsống cá lóc bôngtheo thời
    gian 45
    3.3.1. Ảnh hướng thức ăn lên tốc độtăng trư ởng cá lóc bông theo thời gian 45
    3.3.2. Ảnh hưởng thức ăn lên sựphân đàn của cá lóc bôngtheo thời gian 51
    3.3.3. Ảnh hưởng thức ăn lên tỷlệsống cá lóc bôngtheo thời gian 54
    3.4. Hệsốchuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ởcác thí nghiệm . 55
    3.4.1. Hệsốchuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ởthí nghiệm ảnh hưởng
    mật độ 55
    3.4.2. Hệsốchuyển hóa thức ăn của cá lóc bông ởthí nghiệm ảnh hưởng
    thức ăn . 56
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT 58
    1. Kết luận . 58
    2. Đềxuất 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60
    PHỤLỤC

    MỞ ĐẦU
    Cá lóc bônglà loài cá giữ, phàm ăn, có khả năng chống chịu bệnh tốt, là loài
    có giá trị kinh tế,được nuôi nhiều ởcác nước ĐôngNam và Nam Châu Á[34]. Cá
    có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu đượcđiều kiện khắc nghiệt của môi
    trường, chất lượng thịt thơm ngon. Cá lóc bôngcó thể nuôi thích hợp trong giai,
    trong ao, trong bể lót bạt và nuôi trong lồng bè đạt năng suất cao. Ngoài ra, cá lóc
    bôngcòn là loàiđược ưa chuộng của những người câu cá thể thao.
    Trên thế giới,nghề nuôi cá lócđã phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi
    khác nhaunhư: nuôi trong ao đất, lồng bè (Thái Lan, Hồng Kông ),nuôighép với
    cá rô phi, cá chép (Đài Loan)[5]. Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thủy sản là một
    trong những ngành kinh tế thế mạnh, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống và
    nâng cao thu nhập người dân. Nghề nuôi cá lóc nói chung, cá lóc bôngnói riêng ngày
    càng phát triển ởcác tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)như An Giang, Đồng
    Tháp Ở Đắk Lắk,nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh làm tăng đáng kể
    nhu cầu cá tạp,cạnh tranh nhu cầu sử dụng cá với những người nghèo, người có thu
    nhập thấp,đồng thời là tỉnhmiền núi nên giá cá tạp cũng gia tăng. Chính những điều
    này đòi hỏicầnphát triển nhanh chóng thức ăn chế biến và thức ăn tổng hợp để vừa
    hạn chế việc khai thác cá để nuôi cá, đồng thời tăng hiệu quả việc nuôi cá.
    Tuy cá lóc bôngcó thể sinh sản tốt ngoài tự nhiên nhưng sinh sản nhân tạo
    rất quan trọng vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn
    lợi cá tự nhiên cũng như thuần hóa trở thành đối tượng nuôi đạt hiệu quả cao.
    Trong những năm gần đây, dinh dưỡng của các loài cá nước ngọt nói chung,
    cá lóc bôngnói riêng đượccácnhà khoa học, nhà sản xuất thức ăn và người nuôi cá
    thương phẩm quan tâm. Các nghiên cứu ở Việt Nam về cá lóc bông: Nghiên cứu về
    hình thái và phân loại(Khoa và Hương, 1993); nghiên cứucác vấn đề về dinh
    dưỡng, sinh sảnnhân tạo(Dương Nhựt Long và ctv,1996 và 1999; Phạm Văn
    Khánh, 2000); nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi ở giai đoạn cá
    giống(Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004); nghiên cứu về nhu cầu đạm ởgiai đoạn giống
    (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,2005); tìm hiểu về hiện trạng sản xuất giống và kỹ
    thuật kích thích sinh sảnnhân tạo(Nguyễn Huấn, 2007); nghiên cứu về ảnh hưởng
    của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống ở giai đoạn bột lên giống ương trong bể xi-
    măng(Bùi Minh Tâm và ctv,2008); nghiên cứu thay thế bột cá bằng bột đậu nành
    trong khẩuphần thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2010).
    Cần phải lưu ý chế độ dinh dưỡng, công thức cho ăn phù hợp để cá sinh
    trưởng tốt nhất. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển,
    tỷ lệ sống cũng như chất lượng thịt của cátrong quá trình nuôi.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy
    sản, Trường Đại học Nha Trang, chúng tôiđã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên
    cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh
    trưởng, tỷ lệ sống của cá lóc bông(Channa micropeltes Cuvier, 1831) nuôi
    thương phẩm bằnggiai đặt trong ao đất tại Buôn Ma Thuột, tỉnhĐắk Lắk”.
    Ý nghĩa của đề tài:
    -Ý nghĩa khoa học: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, loại thức ăn, công thức
    cho ăn và mật độ nuôi phù hợp để tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông.
    -Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người nuôi lựa chọn loại thức ăn, công thức cho
    ăn và mật độ phù hợp để nuôi thương phẩm cá lóc bông bằnggiai đặt trong aođất
    tại Buôn Ma Thuột, tỉnhĐắk Lắk.
    Mục tiêu của đề tài:
    Tìm ra các chế độ dinh dưỡng, loại thức ăn, công thức cho ăn và mật độ nuôi
    phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bôngnuôi thương phẩm
    bằnggiai đặt trong aođất.
    Nội dung đề tài:
    -Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau (thức ăn viên hỗn
    hợp hiệu Cá Vàng; thức ăn chế biến; thức ăn cá tạp) lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
    sống của cá lóc bôngnuôi bằnggiai.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
    sống của cá lóc bôngnuôi bằng giai.
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồngthủy sản
    1.1.1.Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
    Nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm
    2006, nuôi trồng thủy sản đóng góp 47% nguồn thực phẩm thủy sản của thế giới,
    đạt sản lượng 51,7 triệu tấn với giá trị là 78,8 tỷ USD. Tốc độ tăng từ 2004 - 2006
    đạt 6,1% về khối lượng và 11% về giá trị [16].
    Trung Quốc là nước có sản lượngnuôi trồng thủy sảncao nhất, chiếm tới
    67% (năm 2006) tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới và 49% về giá trị. Các
    nước ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương chiếm 89% về khối lượng và 77% về
    giá trị. Việt Nam vẫn tiếp tục đứng ở vị trí thứ 03 sau Trung Quốc và Ấn Độ về nuôi
    thủy sản. Trong số 10 nước đứng đầu, có 04 nước thuộc khối ASEAN theo thứ tự là
    Việt Nam (3), Thái Lan (4), Indonesia (5) và Philippin (10) [16].
    Cá nước ngọt chiếm hơn một nửa sản lượng nuôi, đạt 27.800.000 tấn, giá trị
    đạt 29,5 tỷ USD. Trong đó, sản lượng cá rô phi vằn (O. niloticus) tăng khánhanh
    đạt gần 2.000.000tấn,giá trị đạt2,2 tỷ USD (2006) [16].
    1.1.2. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam
    Năm 2005,diện tích nuôitrồngđạt 319.000ha, sản lượng nuôitrồng đạt
    958.000tấn, giá trị xuất khẩuđạt 1,63 tỷ USD.
    Theo chương trình phát triển nuôi trồng thủy sảngiai đoạn 1999 - 2010đã
    được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtthì đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản
    nước ngọt phải đạt 366.600ha, nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng mặt nước ngọt sẵn có,
    phát triển nuôi trồng thủy sảnnước ngọt với nhiều hình thức nuôi trong các loại hình
    mặt nước, phát triển nhiều giống loàicó giá trịkinh tế, tạo những bước tiến nhảy vọt
    về sản lượng và hiệu quả sản xuất, nhằmgóp phần đẩy mạnh xuất khẩu,tăng thu
    nhập ngoại tệ cũng như cung cấp nguồn thựcphẩm cho tiêu dùng trong nước.
    Hiện nay, bên cạnh đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, cá basa, còn có rất nhiều
    đối tượng nuôi kháccũngđãđưa vào nuôi rất hiệu quảnhư cá rô phi, cá lóc, ba ba,

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng Việt
    1. Chhea Choeurn (2008). Luận vănThạc sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của dầu đậu
    nành, dầu cá và tỷ lệ dầu đậu nành/dầu cá trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng,
    tỷ lệ sống và thành phần sinh hóa của cá Rô phi (Oreochromis niloticus,
    Linnaeus, 1758) giai đoạn giống”.
    2. Lê Ngọc Diện (2004). Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và
    hàm lượng protein trong thức ăn viên lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
    Thát lát(Notopterus notopterus Pallas) giai đoạn ương giống và nuôi thương
    phẩm”.
    3. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Dương Thúy Yênvà Nguyễn Anh
    Tuấn(2005). “Nhu cầu đạm của cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)
    giai đoạn giống”, Tạp chí nghiên cứu khoa học,2005.
    4. Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Toán, Trần Thị Bé, Nguyễn Hoàng Đức Trung và
    David Bengtson(2010). “Thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá
    lóc bông (Channa micropeltes)”, Tạp chí nghiên cứu khoa học, 2010.
    5. Nguyễn Huấn (2007). Luận văn Thạc sĩ “Hiện trạng sản xuất giống và kỹ thuật
    kích thích sinh sản cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)”
    6. Lại Văn Hùng (2004). Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, NXB
    Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 123 tr.
    7. Nguyễn Thị Ngọc Lan(2004). Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế
    biến để ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes).
    8. Lê Đức Ngoan, Vũ Duy Giảng, Ngô Hữu Toàn (2009). Giáo trình dinh dưỡng và
    thức ăn thủy sản. 203 tr.
    9. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long(2008). “Ảnh
    hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông(Channa
    micropeltes, Cuvier, 1831) giai đoạn bột lên giống ương trong bể xi-măng”. Tạp
    chí Khoa học, 2008.
    10. Nguyễn Thị Thủy (1998). Đề t ài nghiên cứu “Ảnh hưởng củacác loại thức ăn khác
    nhau lên sinh trư ởng của cá chim trắng(Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818)”.
    11. Lê Anh Tuấn (2004). (Biên dịch) Dinh dưỡng cá trong nuôi trồng thủy sản,
    NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 320 tr.
    12. Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004). Đề tài cấp Bộ trọng điểm “Nghiên cứu đặc điểm
    sinh học của cá lóc bông (Channa micropeltes, Cuvier, 1831)”.
    13. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2010. Niên giám thống kê năm 2009.
    14. Hội Nghề cá Việt Nam (2007). Bách khoa thủy sản, NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ
    Chí Minh, 599 tr.
    15. S ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, 2008. Báo cáo kết quả thực hiện
    công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản đến năm 2007 và nhiệm vụ đến năm 2010.
    16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐắk Lắk,2010. Quy hoạch phát triển
    ngành thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020.
    17. http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/thuysanweb/uploads/TS346 - chuong5e.pdf
    18. http://www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/
    19. http://www.dost-bentre.gov.vn/
    20. http://www.khuyennongvn.gov.vn/
    21. http://www.mekongfish.net.vn/
    22. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Channa_micropeltes_distribution.gif
    II. Tài liệu tiếng Anh
    23. Mogensen MT (2001). The importance of fish and other aquatic animals for
    food and nutrition security in the Lower Mekong basin. M.Sc. thesis, The Royal
    Veterinary and Agiculture University, Copenhagen, Denmark. 129 pages.
    24. Jonh E. Halver (1989). Fish Nutrition.
    25. Cho. C.Y, C.B. Cowey and Watanable.T (1983), Finfish nutrition in asia.
    26. BalFour Hepher (1990). Nutrition of pond fishes.
    27. Sena. S. De Silva and Trevor A. Anderson (1995). Fish nutrition in aquaculture,
    Pub. By Chapman and Hall, 2-6 Boundary Row, London SE1 8HN, UK.
    28. Aquaculture nutritionand feed technology.
    29. National Research Council (1993). Nutrient requirements of fishs.
    30. Cowey C.B and J.R. Sargent (1979). Nutrition, in fish physiology, vol.8 (Hoar
    W.S., D.J. Randall and J.R. Bett (ed)), Academic Press, New York.
    31. Lee, P.G., and Ng, P.K.L., (1991). The snakehead fishes of the Indo-Malayyan
    Region: Nature Malaysian, v. 16, no. 4[​IMG]p.113-129.
    32. Lo Chai Chen (1990). Aquaculture in Taiwan. Fishing News Books 273pp.
    33. Wee and Kok Leong (1982). Snakeheads -Their biology and culture, in Muir,
    J.F., and Roberts, R.J., eds., Recent advances in aquaculture: Boulder, Colorado,
    Westview Press, pp. 180-213.
    34. http:// www.fishbase.org/Summary/SpeciesSummary.php?id=344
    35. http://fisc.er.usgs.gov/Snakehead_circ_1251/htmL/channa_micropeltes.htmL
    3 6 . http://aquaworld.netfirms.com/Labyrinthfish/ Channa/h/Channa/Channa_micropeltes.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...