Luận Văn Nghiên cứu ăn mòn sắt trong môi trường axit HCl, có sử dụng chất ức chế NaNO2

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu ăn mòn sắt trong môi trường axit HCl, có sử dụng chất ức chế NaNO2
    Ăn mòn là một hiện tượng rất phổ biến của kim loại. Vấn đề ăn mòn xuất hiện trong tất cả khía cạnh của công nghệ, nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm hư hại các thiết bị, giảm hiệu suất của máy móc, gây ô nhiễm các sản phẩm thực phẩm, Thậm chí ăn mòn còn gây ra những tai hoạ rất lớn cho các lò phản ứng hạt nhân, máy bay, tên lửa, các thiết bị tự động. Không chỉ có vậy, ăn mòn còn thường là trở ngại trong việc tung ra những sản phẩm mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao và trong các lĩnh vực cơ khí chính xác do chúng thường xảy ra một cách không thể lường trước được. Trong nhiều trường hợp, ăn mòn có thể trở thành yếu tố ngăn cản sự thành công của các công nghệ mới nhiều hứa hẹn.
    Có thể nói ăn mòn gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cả về trực tiếp lẫn gián tiếp. Những thiệt hại gián tiếp là không thể tính được, thường lớn hơn nhiều so với thiệt hại trực tiếp. Vì vậy, vào năm 1969, Chính phủ Anh đã thành lập một Uỷ ban nghiên cứu để xác định những tổn thất đối với quốc gia và đưa ra những biện pháp để làm giảm những tổn thất do sự ăn mòn gây ra. Khi kết quả nghiên cứu ở Anh được áp dụng có điều chỉnh ở Đức đã làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GNP). Trong giai đoạn 1968-1969, người ta ước tính chi phí cho ăn mòn ở Đức vào khoảng 19 tỷ mark (tương đương 9 tỷ USD) và nước Đức đã có thể giảm bớt 4,3 tỷ mark nếu như áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự ăn mòn. Tổn thất do ăn mòn kim loại hàng năm bằng 1,85% đến 4,8% tổng thu nhập quốc dân (GDP) và thực sự đây là những con số khổng lồ. Thí dụ, ở Mỹ (1975) là 70 tỷ USD, ở Anh (1985) là 10 tỷ bảng Anh và ở Liên Xô (cũ) 1987 là 90,7-105,9 tỷ USD. Ngoài thiệt hại trực tiếp về vật chất (đến 20% tổng lượng kim loại sản xuất hàng năm) ăn mòn kim loại còn gây ra những thiệt hại gián tiếp khác như giảm tuổi thọ làm việc của máy móc, thiết bị, công trình, làm suy giảm chất lượng sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, gây ra mất an toàn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững. Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, có bờ biển chạy dài nên kim loại bị ăn mòn rất nhiều và rất nặng. Trong môi trường axit
    thì kim loại bị ăn mòn khá mạnh, vì vậy để giảm sự ăn mòn người ta đã sử dụng chất ức chế, chất ức chế là những hợp chất khi đưa vào môi trường ăn mòn với lượng rất nhỏ nhưng có tác dụng làm chậm xảy ra ăn mòn hoặc giảm tốc độ ăn mòn.
     
Đang tải...