Thạc Sĩ Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn - ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tổ chức một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như chúng tôi. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Sĩ Tráng, thầy Nguyễn Chung Thủy, cô Đào Thị Mộng Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho chúng tôi trong suốt chuyến hành trình.
    Trên chặng đường hàng nghìn km của chuyến đi thực tế miền Trung xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh ra tới Nghệ An-quê hương Bác, tôi là một trong gần 120 sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có mặt trong đoàn. Chuyến đi này thực sự là một chuyến đi thú vị và bổ ích, mười ngày là một chuyến đi không quá dài và cũng không phải là khoảng thời gian quá ngắn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, được nghe các anh/chị hướng dẫn viên thuyết minh về các khu di tích văn hóa lịch sử đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm sâu sắc, tôi cảm thấy mình dần trưởng thành hơn trong suy nghĩ và thêm yêu đất nước mình.
    Đây là lần đầu tiên tôi được đi tham quan nhiều di tích văn hóa lịch sử như thế nên không tránh khỏi cảm giác bồi hồi và xúc động xen lẫn tự hào. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng là một cơ hội để thắt chặt tình cảm thầy trò, bạn bè trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn.
    Thông qua việc tiếp xúc với các di tích văn hóa lịch sử, sinh viên có cái nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, chúng tôi còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học về lịch sử dân tộc đã trải qua bao thăng trầm, biến cố trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, về triều Nguyễn hay về lịch sử Đông Nam Á , được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công việc giảng dạy sau này.
    Ngày 07/08 và cũng là ngày đầu tiên của chuyến đi, 5h sáng chúng tôi bắt đầu lên xe đi đến trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tại đây xe đã đón các thầy cô sẽ đi cùng chúng tôi trong suốt chuyến hành trình. 5h30 phút chúng tôi bắt đầu rời khỏi thành phố Sài Gòn náo nhiệt, trải qua một chặng đường khá dài để đến điểm dừng chân đầu tiên là thành phố biển Nha Trang vừa xinh đẹp, hiền hòa lại vừa thơ mộng nằm tựa lưng vào vách núi. Đến đây đoàn chúng tôi đã đi thăm Tháp bà Ponagar (17h) ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    Tháp Bà nằm trong cửa ngõ vào Nha Trang trên đường quốc lộ 1A vào thành phố từ hướng Bắc, chỉ cách trung tâm chưa đầy hai cây số, nằm nép mình bên dòng sông Cái xinh đẹp, sát bên cầu Xóm Bóng. Được xây dựng từ thế kỷ VIII, khu di tích Tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa, ở nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi và gần như còn nguyên vẹn theo thời gian.
    Ngày thứ hai (08/08), 5h sáng chúng tôi bắt đầu rời khỏi thành phố Nha Trang để đến điểm dừng chân thứ hai là thành phố Đà Nẵng. Khoảng gần 8h30 phút, xe chúng tôi đến đèo Cả, đây là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam. Đèo cao 333 m, dài 8 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Sau khi đi hết địa phận tỉnh Phú Yên, chúng tôi bắt đầu đi tới đèo Cù Mông. Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, cũng là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 7km, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%. Cuối cùng sau khi đi qua những con đèo hiểm trở, quanh co, những cánh đồng lúa bát ngát của dải đồng bằng Bình-Phú, đồng bằng Nam-Ngãi, đến 17h30 phút, đoàn xe chúng tôi cũng đã có mặt tại thành phố Đà Nẵng.
    Trông qua tấm kính cửa xe, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy chiếc cầu Rồng với lối kiến trúc độc đáo có hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Cầu Rồng là công trình dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước, qua đó gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông.
    Về tới khách sạn, ai cũng đã thấm mệt vì chuyến đi dài hơn 500km, nhưng dường như ai cũng muốn chuẩn bị, ăn tối thật nhanh để có nhiều thời gian hơn đi thăm cây cầu sông Hàn quay 90[SUP]o[/SUP], cầu Rồng Với cầu quay sông Hàn, cầu Rồng, Trần Thị Lý . Đà Nẵng là thành phố có nhiều cây cầu độc đáo nhất Việt Nam cả về kiến trúc lẫn chức năng, được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu”. Không những thế, Đà Nẵng còn được mệnh danh là “thành phố ánh sáng” khi những cây cầu, tòa nhà, khu dân cư đồng loạt lên đèn.
    Ngày thứ ba (09/08), chúng tôi vẫn tiếp tục dừng chân ở Đà Nẵng. Nơi đến đầu tiên trong buổi sáng của chúng tôi là Bảo tàng điêu khắc Chăm (8h10 phút). Bảo tàng này được chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, người ta đã tập trung về địa điểm này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Đến nơi đây, được tận mắt nhìn thấy những tác phẩm điêu khắc của người Chăm (Đài thờ Linga-Yoni, Phù điêu Vishnu, tượng Siva ), tôi càng hiểu rõ và ngưỡng mộ nhiều hơn một nền văn hóa rất độc đáo, đã từng phát triển rực rỡ trong lịch sử. Không những thế nó còn giúp tôi củng cố thêm những vốn kiến thức mà tôi đã được học trong môn Lịch sử văn minh thế giới hay môn Lịch sử Đông Nam Á.
    Nơi tiếp theo chúng tôi ghé đó là núi Ngũ Hành Sơn (10h30 phút), Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Trong hệ thống năm ngọn núi ở đây, chúng tôi đã được đi thăm Thủy Sơn, đây là ngọn núi lớn nhất, có nhiều hang động rất đẹp. Thực sự leo lên những bậc tam cấp đầu tiên, chân tôi đã bắt đầu hơi mỏi nhưng mà được sự đốc thúc của thầy, cô cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh hướng dẫn viên tôi đã cố gắng nhanh chóng để theo kịp đoàn, đến nơi tôi được vào thăm những hang động huyền ảo như động Huyền Không, hang thiên đường hay hang âm phủ. Lên đến đỉnh Thủy Sơn, tôi có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Đà Nẵng bên dưới hay quang cảnh bãi biển Non Nước thơ mộng. Thật là một khung cảnh non nước hữu tình!
    Đến 14h40 phút, chúng tôi đến khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, trên đường đi vào khu di tích bao quanh chúng tôi là những đồi núi trập trùng, rừng cây bát ngát. Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi. Nhìn thấy những hiện vật còn sót lại cùng với khung cảnh nơi đây, tôi cảm nhận được sự hùng vĩ của một nơi đã được các vua Chăm Pa chọn làm kinh đô tôn giáo xưa. Ở đây chúng tôi còn được thưởng thức điệu múa quạt-một điệu múa dân gian của các bạn dân tộc Chăm ở lớp bên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...