Tài liệu Nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ và việc phân tích chúng trong quá trình tiếp cận hình tượng thơ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ và việc phân
    tích chúng trong quá trình tiếp cận hình tượng thơ









    Trong nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ, lý thuyết trường nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm [3, 4]. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết trường nghĩa còn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó. Một trong các nội dung quan trọng của lý thuyết trường nghĩa là việc phân tích nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là hướng nghiên cứu rất có ích
    đối với việc tìm hiểu hệ thống các từ gần nghĩa, đồng nghĩa (xem thêm [10] cũng như việc hiểu nghĩa từ trong văn bản,
    đặc biệt là các văn bản có tính hình tượng cao như văn bản thơ ca (xem thêm [6, 7]).
    Nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm


    Trong lý thuyết trường nghĩa, hai loại nghĩa được quan tâm đầu tiên là nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm. Đây là các loại nghĩa khái quát cho phép người ta từ đó đi sâu vào các nét nghĩa của từ. Theo cách hiểu chung nhất, nghĩa biểu vật là ý nghĩa khái quát về chủng loại sự vật. Còn nghĩa biểu niệm

    là ý nghĩa được hình thành trong quá trình chúng ta nhận thức về nghĩa chủng loại sự vật [3].
    1. Nghĩa biểu vật của từ
    Một từ không chỉ có một nghĩa biểu vật mà thường có nhiều nghĩa biểu vật khác nhau. Ví dụ, phân tích các nghĩa biểu vật của từ mũi, ta sẽ có sự phân xuất như sau:
    Mũi: - Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan dùng để thở và ngửi [12]. (1)
    - Bộ phận nhọn, nhô ra phía trước của một số vật dùng vận tải trên nước như tàu, thuyền (mũi tàu, mũi thuyền). (2)
    - Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật thường dùng hàng ngày: mũi kim, mũi kéo, mũi dao (3)
    - Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số loại vũ khí: mũi tên, mũi giáo, mũi mác, mũi kiếm, mũi súng (4)
    - Doi đất nhọn nhô ra khỏi bờ trên sông, trên biển: mũi Né (Bình Thuận), mũi Cà Mau (5)
    Từ mỗi nghĩa biểu vật nêu trên, trong quá trình sử dụng, từ mũi có thể tham gia vào nhiều kết hợp khác nhau, với các ý nghĩa khác nhau. Nếu không hiểu được ranh giới giữa các nghĩa biểu vật sẽ không thể hiểu chính xác nghĩa
    của từ mũi trong từng trường hợp.













    Ví dụ:
    1. Anh ta hát giọng mũi.


    2. Cho nó thêm một mũi để nó ngủ đi.


    3. Nhiều mũi một lúc sợ không ổn.
    4. Hôm nay, phân nó có nhiều mũi.


    Sự khác nhau về nghĩa giữa các từ mũi trong mấy ví dụ trên có liên quan tới các nghĩa biểu vật khác nhau của từ mũi. Trong đó mũi ở ví dụ 1 và 2 có liên quan tới nghĩa biểu vật (1), còn mũi ở ví dụ 3 và 4 liên quan tới nghĩa biểu vật (3). Hát giọng mũi là cách hát
    để cho hơi dồn qua mũi là chính, nhiều hơn là qua miệng.
    Đi vào thực tiễn, các ẩn dụ từ vựng
    đã được khai thác triệt để để phục vụ cho việc hình thành ra các ẩn dụ tu từ:
    Đầu Tổ quốc chính đây tiền tuyến Mũi Cà Mau nhọn hoắt mũi chông.
    (Tố Hữu).


    Trong câu thơ thứ 2, kết hợp mũi Cà Mau là ẩn dụ từ vựng được hình thành theo nghĩa biểu vật (5) của từ mũi, còn mũi chông là ẩn dụ từ vựng được hình thành từ kiểu nghĩa biêu vật (4) của nó. Khi hai ẩn dụ từ vựng này được phối hợp với nhau qua cách so sánh của tác giả (mũi Cà Mau nhọn hoắt như mũi chông), câu thơ hình thành nên một ẩn dụ tu từ
    độc đáo: khí thế tiến công Mỹ nguỵ của
    đồng bào miền Nam trong những năm
    đánh Mỹ (xem thêm [1]).


    2. Nghĩa biểu niệm của từ


    Nghĩa biểu niệm của từ là cái nghĩa khái quát ở mức cao hơn so với nghĩa biểu vật [3, 4]. Nó là cái nghĩa được hình
    thành trong quá trình nhận thức về

    nghĩa chủng loại của sự vật. Một từ có nhiều nghĩa biểu niệm sẽ là sự chuyển
    đổi của một quá trình nhận thức, trong
    đó các kết quả nhận thức đi sau không phủ nhận các kết quả nhận thức đã có từ trước về nghĩa biểu niệm của nó. Chẳng hạn, phân tích nghĩa biểu niệm của từ che, ta sẽ thấy có một sự tiến lên về quá trình nhận thức như sau:
    Che: - Làm cho người khác không nhìn thấy [12]. Vd: Che ngực, che mặt (1)
    - Làm cho không bị tác động từ bên ngoài [12]. Vd: Che nắng, che mưa (2).
    - Bưng bít không cho người khác nhận ra khuyết điểm. Vd: Được thủ trưởng che cho nên nó không việc gì (3).
    Từ các nghĩa biểu niệm trên đây, khi
    đi vào thực tế, từ che còn có nhiều nghĩa khác nhau.
    Ta xét các ví dụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...