Chuyên Đề Nghị quyết 32 và khả năng đổi nghề của người chạy xe tự chế 3, 4 bánh

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao, mật độ tham gia giao thông ngày một dày đặc. Theo số liệu thống kê của Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, toàn thành phố có trên 4,2 triệu xe gắn máy, các công trình giao thông thi công chậm chạp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia: sáu tháng đầu năm 2007 cả nước có 7.669 vụ tai nạn giao thông tăng 1,1% (86 vụ) so với cùng kỳ năm ngoái, có 6.910 người chết tăng 7,2% (464 người) và có 5.919 người bị thương (tăng 0.6 % (42 người) so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, trong đó có nội dung “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh”.

    Theo thống kê mới nhất thì ở thành phố Hồ Chí Minh có 21,053 xe tự chế 3,4 bánh trong đó, xe 3, 4 bánh của người tàn tật (386 xe); xe tự chế đang hoạt động thu gom rác (2.938 xe); xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số nhưng không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (2.272 xe) và số còn lại là các phương tiện tự chế không có biển số đăng ký. Theo báo Sài gòn Giải phóng số ra ngày 4/5/2004 dẫn nguồn tin của Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: số lượng những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đã lên tới 1,4 triệu người (chỉ tính những người có KT2, KT3), nếu tính cả những người có hộ khẩu ở thành phố và sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác và tính tại thời điểm hiện nay (năm 2008) thì con số thống kê sẽ còn cao hơn nhiều.

    Việc ban hành nghị quyết 32/2007 dẫn đến một thực tế là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác mất công ăn việc làm, vì không thể sử dụng phương tiện kiếm sống hàng ngày. Chính quyền tại nhiều quận huyện cũng rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề cho người kiếm sống bằng việc chạy xe ba, bốn bánh tự chế. Mặt khác, việc thống kê về số lượng những người chạy xe ba bốn bánh tự chế hiện nay chưa đầy đủ.

    Sau khi nội dung cấm xe 3,4 bánh tự chế lưu hành có hiệu lực thì cuộc sống của những người chạy xe xích lô – ba gác chịu tác động mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần và đặc biệt là những người khuyết tật vì xe 3,4 bánh tự chế chính là “đôi chân” của họ. Đó cũng là lý do nhóm tác giả nghiên cứu chọn đề tài “NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH” để tìm hiểu những khó khăn mà những người cuộc sống của họ phụ thuộc vào xe 3, 4 bánh tự chế, khả năng đổi nghề của họ và tìm ra hướng giúp chính quyền địa phương hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân trong diện chuyển đổi này.

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

    Từ các tài liệu có liên quan, nhóm tác giả đưa ra một số nét nổi bật của đề tài:

    Về mặt lý luận:Đề tài thực hiện nghiên cứu về khả năng đổi nghề của những người dân kiếm sống từ việc chạy xe 3, 4 bánh tự chế. Trên thực tế việc chuyển đổi này chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như nghị quyết 32, sức ép từ chính quyền cơ sở, gánh nặng kinh tế của gia đình . qua đó người dân là những người trực tiếp chịu những xung đột về lợi ích bản thân và pháp luật, từ đó họ cần cân nhắc hành động cho phù hợp. Đề tài ứng dụng các lý thuyết xã hội học như cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu, giải thích cho hành động của người dân trong việc đổi nghề.

    Về mặt thực tiễn:Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nó thu hút một số lượng khổng lồ lao động từ các vùng miền khác đến tìm kiếm cơ hội, việc làm, từ đó tạo nên sự giao thoa về văn hóa. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự bùng nổ các ngành nghề thuộc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng, trong đó có nhu cầu vận chuyển, đi lại Theo quan sát đội ngũ chạy xe xích lô – ba gác ở thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, hầu hết tập trung ở các bến xe (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây ) và các chợ đầu mối (như chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, Tam Bình ), các nhà ga (Ga Sài Gòn) Họ là những người có thu nhập thấp, công việc vất vả và bất ổn định. Mặt khác, với hệ thống đường nhỏ, nhiều hẻm và hệ thống các đại lý cửa hàng như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì xe ba gác, xích lô sẽ thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hoá. Khi xe tự chế ba bốn bánh bị cấm lưu hành thì không chỉ các chủ đại lý (thường là những người thuê mướn vận chuyển hàng hoá) bị ảnh hưởng, mà người bị ảnh hưởng lớn nhất ở đây là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xích lô – ba gác và những người khuyết tật. Như vậy, khi thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác là ai, thu nhập của họ, đóng góp của họ vào kinh tế gia đình, tìm hiểu sự tác động của Nghị quyết 32/2007 đến đời sống vật chất tinh thần của đối tượng, tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng, thu thập tổng hợp ý kiến của họ trong việc tìm kiếm một hướng đi để cải thiện cuộc sống đang bế tắc của họ, xem xét khả năng chuyển đổi ngành nghề của những người kiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác, xe đẩy tay khi hết hạn lưu hành của xe 3,4 bánh tự chế. Từ đó nêu ra một số khuyến nghị, hướng giải quyết cho các cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ trong việc đổi nghề của những ngườikiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác.

    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    3.1 Mục tiêuTìm hiểu khả năng chuyển đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế sau tác động của nghị quyết 32 và đưa ra một số giải pháp cho chính quyền cấp cơ sở.

    3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Làm rõ cơ sở lý luận trong đề tài.

    - Phác họa chân dung những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố Hồ Chí Minh.

    - Tìm hiểu nguyện vọng của những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế.

    - Chỉ ra khả năng đổi nghề của họ.

    - Đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền cấp cơ sở.

    4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khả năng đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố Hồ Chí Minh.

    4.2. Khách thể nghiên cứu:Những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác, xe đẩy tay ở bến xe Miền Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

    4.3. Phạm vi nghiên cứu:Khu vực bến xe Miền Đông.

    5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

    5.1 Không gian:Nghiên cứu tại bến xe Miền Đông

    5.2 Thời gian: Nghiên cứu từ 01 tháng 3 năm 2008 đến 20 tháng 7 năm 2008.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1 Phương pháp luận:

    Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng- lịch sử, đồng thời sử dụng cơ sở các lý thuyết xã hội học, trong đó chủ yếu áp dụng ba lý thuyết là lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý.

    6.2 Phương pháp cụ thể:

    Đề tài được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tài liệu có sẵn và phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân – những người chạy xe ba gác, xích lô, xe đẩy tay.

    Mỗi công cụ có những thế mạnh riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Và mặc dù có một số công cụ cùng thực hiện một nhiệm vụ, nhưng chúng lại được sử dụng theo những tiêu chí khác nhau. Chính vì vậy mà những thông tin thu được sẽ đầy đủ, phong phú và mang tính chất bổ sung cho nhau.

    6.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:

    6.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp:

    Đề tài sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, các trang web . các nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp. Các nguồn dữ liệu này được trích lược, sàng lọc và đưa vào phân tích mở rộng, minh họa cho các luận điểm hoặc luận cứ được đề cập đến trong đề tài.

    6.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:

    Tiến hành phỏng vấn bán tiêu chuẩn (bán cấu trúc): là loại phỏng vấn được phân loại dựa trên mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được. Trong phỏng vấn bán tiêu chuẩn các vấn đề nghiên cứu được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, người đi phỏng vấn sử dụng một bộ câu hỏi (bảng hỏi) sơ thảo, chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên người phỏng vấn không bị phụ thuộc chặt vào nội dung bảng hỏi. Nói cách khác, nhà nghiên cứu đã xác định một cách chính xác, rõ ràng những thông tin cần thu thập.

    Trong đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện 17 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc theo bảng câu hỏi soạn sẵn với 42 câu, trong đó có bắt buộc phải thu thập thông tin.

    6.2.2 Xử lý và phân tích thông tin:Các thông tin có được từ các hoạt động phỏng vấn sẽ được phân tích theo phương pháp phân tích đề mục. Đồng thời kết hợp với việc phân tích các tài liệu sẵn có.

    7. KHUNG PHÂN TÍCH

    8. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    - Người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đa số là những người nhập cư có công việc không ổn định, không nhận được sự hỗ trợ từ phía xã hội.

    - Khả năng chuyển đổi giữa các nhóm (ba nhóm: chạy xe xích lô, ba gác, xe đẩy tay) không như nhau dưới tác động của nghị quyết 32.

    - Người dân sống bằng nghề chạy xe 3,4 bánh tự chế có kinh nghiệm và nhu cầu riêng, khi có sự hỗ trợ của Nhà nước thì họ có khả năng tự vươn lên bằng chính kinh nghiệm của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...