Tài liệu Nghị luận văn học

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

    1



    1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945
    đến hết thế kỷ XX. 2
    2. Hồ Chí Minh 2
    3. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh. 3
    4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
    – Phạm Văn Đồng. 3
    4. Tây Tiến – Quang Dũng. 4
    5. Tố Hữu 4
    6. Việt Bắc (trích) – Tố Hữu 5
    7. Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng)
    - Nguyễn Khoa Điềm. 6
    8. Sóng – Xuân Quỳnh. 10
    9. Đàn ghi- ta của Lor-ca – Thanh Thảo 12
    10. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường. 16
    11. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân. 18
    12. Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài. 21
    13. Vợ nhặt (Kim Lân). 23
    14. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành. 28
    15. Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi. 31
    16. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. 33 17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ. 35
    18. Phụ lục văn học nước ngoài 37



    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    Khái quát văn học Việt Nam
    từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

    1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
    a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
    b/ Nền văn học hướng về đại chúng
    c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
    2/ Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX?
    a/ Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
    b/ Nền văn học đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
    c/ Nền văn học có nhiều tìm tòi , đổi mới về nghệ thuật .

    Luyện tập
    1/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975?
    2/ Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
    Hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên.

    Gợi ý đề 2
    * Khuynh hướng sử thi
    - Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
    - Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước.
    - Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.
    * Cảm hứng lãng mạn
    - Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
    - Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.
    Tác gia HỒ CHÍ MINH

    1.Về quan điểm sáng tác văn học
    Quan điểm sáng tác văn học của Người hết sức nhất quán. Tập trung ba điểm :
    + Bác luôn coi văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn phải góp phần đấu tranh và phát triển xã hội. Nghĩa là “văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận” và người cầm bút phải là “chiến sĩ trên mặt trận ấy”:
    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
    ( Cảm tưởng đọc Thiên gia thi )
    + Người chủ trương văn học phải phản ánh cuộc sống một cách chân thật và đậm tính dân tộc. Hình thức phải trong sáng, hấp dẫn.
    + Người nêu kinh nghiệm sáng tác : Bao giờ cũng xác định rõ đối tượng và mục đích : Viết cho ai? Viết để làm gì? Từ đó mới xác định nội dung và hình thức viết : Viết cái gì? Viết như thế nào?
    2 . Về sự nghiệp văn học
    Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn học đồ sộ và đa dạng : truyện ngắn, phóng sự, hồi kí, bút kí, tiểu phẩm, tuyên ngôn, lời kêu gọi, thư từ, thơ tiếng Việt và tiếng Hán, kịch bản Tác phẩm văn học của Người được viết bằng tiếng Pháp, Hán văn và tiếng Việt. Sự nghiệp sáng tác nổi bật ở 3 lĩnh vực : Văn chính luận, Truyện và ký, Thơ ca.
    Văn chính luận được viết với mục đích tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Các tác phẩm tiêu biểu như Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quí hơn độc lập tự do
    Truyện và kí tiêu biểu trước hết là những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỉ XX như Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc Các tác phẩm này cũng nhằm mục đích tiến công kẻ thù nhưng bằng hình tượng nghệ thuật.
    Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh. Trên 250 bài thơ ở ba tập Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...