Luận Văn Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang” bao gồm ba phần:
    Phần dẫn luận nêu rõ lý do chọn đề tài, khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu; trình bày mục tiêu và đối tượng nghiên cứu; những phương pháp nghiên cứu được vận dụng đồng thời định hướng đóng góp của đề tài
    Trong phần nội dung, chúng tôi đi vào tìm hiểu khái quát về người Chăm Islam ở An Giang. Cụ thể, đề tài tập trung vào vấn đề tên gọi, nguồn gốc và sự phân bố dân cư của họ.
    Về nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang, đề tài trình bày theo hệ thống từ các nghi lễ trong giai đoạn sinh, nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành đến nghi lễ trong giai đoạn tử. Ngoài việc mô tả chi tiết các lễ thức, đề tài cũng tập trung khai thác những yếu tố tín ngưỡng, các quan niệm của cộng đồng Chăm Islam liên quan đến nghi lễ vòng đời. Đề tài cũng tập trung so sánh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang và nghi lễ vòng đời của người Chăm Bà ni, Chăm Bà la môn khu vực Miền Trung để từ đó làm nổi bật những đặc điểm, giá trị của từng đối tượng.
    Ở phần kết luận, chúng tôi đúc kết lại những nhận định khoa học về nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang, trên cơ sở đối sánh với nghi lễ vòng đời của người Chăm Bà ni và Chăm Bà la môn. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng tích cực của đồng bào Chăm Islam ở An Giang thông qua nghi lễ vòng đời của họ.
    Liệt kê các từ chuyên biệt dùng trong báo cáo
    1.
    Khotanh: Tục cắt da quy đầu
    2.
    Chèn Khotanh: Người đàn ông làm nhiệm vụ cắt da quy đầu cho các bé trai
    3.
    Ga sâm: Tục cấm cung
    4.
    Khotam Koran: Lễ mừng học trò thuộc một đoạn kinh Koran
    5.
    Khănh: Váy của người phụ nữ Chăm
    6.
    Wali: Vị chủ hôn
    7.
    Ôn Uốk: Người đàn ông hướng dẫn nghi thức hôn lễ cho chú rể
    8.
    Mụ Uốk: Người phụ nữ hướng dẫn nghi thức hôn lễ cho cô dâu
    9.
    Ahly: Trưởng các xóm, ấp ngừi Chăm
    10.
    Hakêm: Giáo cả
    11.
    Imâm: Chức sắc Islam giáo
    12.
    Tuôn: Chức sắc Islam giáo
    13.
    Maha: Người mai mối
    14.
    Pakloh panuốik: Lễ hỏi
    15.
    Harie padưng baguk: Ngày nhóm họ
    16.
    Hagây he: Ngày đưa rể
    17.
    Mă săm chăm nêk: Lễ hợp cẩn
    18.
    Hanh đu: Ván khiêng thi hài người chết
    19.
    Ông Sẽak: Ông từ giữ Thánh đường Chăm
    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG
    I. DẪN LUẬN
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
    4. Mục tiêu nghiên cứu 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 4
    6. Đóng góp của đề tài 5
    7. Kết cấu đề tài 5
    II. NỘI DUNG
    1. Khái quát về người Chăm Islam ở An Giang 7
    1.1. Vấn đề tên gọi 7
    1.2. Nguồn gốc 8
    1.3. Phân bố dân cư 9
    2. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang 10
    2.1. Nghi lễ trong giai đoạn sinh 11
    2.1.1. Những điều kiêng cữ khi phụ nữ mang thai 11
    2.1.2. Lễ cắt tóc và đặt tên 11
    2.2. Nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành 13
    2.2.1. Tục cắt da quy đầu 13
    2.2.2. Tục cấm cung 14
    2.2.3. Nghi thức cưới hỏi 16
    2.3. Nghi lễ trong giai đoạn tử 23
    2.3.1. Quan niệm của người Chăm Islam về cái chết 23
    2.3.2. Nghi thức tang lễ 23
    2.3.3. Cầu nguyện cho người chết 25
    3. So sánh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang 26
    3.1. So sánh nghi lễ trong giai đoạn sinh 26
    3.2. So sánh nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành 27
    3.3. So sánh nghi lễ trong giai đoạn tử 37
    III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
    Phụ lục
    1
    I. DẪN LUẬN
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Riêng ở An Giang có 4 dân tộc (Việt, Hoa, Kh’mer và Chăm). Chăm lo sự phát triển của đồng bào dân tộc, nhất là trong lĩnh vực văn hóa xã hội là một chủ trương luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đời sống văn hóa xã hội của các cộng đồng dân tộc được ổn định và nâng cao sẽ là động lực to lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc .
    Người Chăm là một trong số 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Về văn hóa, dân tộc Chăm có nền văn hóa khá đồ sộ, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa tổng thể ở nước ta. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn biến động thăng trầm của lịch sử, văn hóa Chăm vẫn giữ được những giá trị đáng quý đồng thời tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác trong quá trình giao lưu văn hóa. Bên cạnh nền văn hóa vật chất như các đền đài, tháp chàm, các thánh đường thì nền văn hóa phi vật thể của người Chăm cũng là một khía cạnh chứa nhiều yếu tố vừa đặc sắc vừa huyền bí.
    Để tìm hiểu một tộc người, một nền văn hóa, theo chúng tôi, điều cốt yếu nhất là tìm hiểu đời sống tâm linh, hay nói khác hơn là tìm hiểu những yếu tố thuộc về đời sống tinh thần của tộc người đó. Trong đó, các nghi lễ vòng đời là một nội dung cốt lõi để tìm hiểu đời sống tâm linh. Bởi lẽ, thông qua những nghi lễ trong cuộc đời con người, ta có thể tìm hiểu thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán, tâm hồn, tình cảm của tộc người đó.
    Nghi lễ vòng đời người chứa đựng đời sống tâm linh, nét văn hóa, tâm hồn tình cảm của một tộc người. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá nhân và cộng đồng, thậm chí còn là sợi dây vô hình gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng dân tộc. Con người từ khi sinh ra đến lúc mất đi, dù muốn dù không, họ cũng sẽ bị những nghi lễ vòng đời chi phối. Chính vì vậy, nghi lễ vòng đời người là một trong những môi trường tốt nhất để bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
    Trong xu hướng phát triển, hội nhập như hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa đang được chú trọng. Văn hóa các tộc người ngày càng được đầu tư nghiên cứu. Đó là cơ sở để khẳng định và đề ra những chính sách hợp lý nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đích thực. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, do giao lưu, tiếp nhận các nền văn hóa khác nhau, văn hóa Chăm, trong đó có các nghi lễ vòng đời người, đã ít nhiều có những biến đổi. Việc nghiên cứu, khẳng định lại những nét đặc sắc trong nghi lễ vòng đời người Chăm là một việc làm cần thiết và cấp bách.
    Đối với người Chăm Islam ở An Giang, từ trước đến giờ đã có rất nhiều đề tài, chuyên luận, bài báo khoa học đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang lại là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, nghiên cứu văn hóa người Chăm ở An Giang nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng là một việc làm cần thiết. Nó góp phần khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Chăm ở An Giang; khu biệt với những đặc trưng, giá trị văn hóa của người Chăm Bà la môn, Chăm Bà ni khu vực miền Trung, đồng thời nghiên cứu một cách có hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm ở An Giang còn là cơ sở để đề xuất những kiến nghị nhằm duy trì và phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc này. Chính vì những nguyên nhân nói trên,
    2
    chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang” để nghiên cứu.
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Trong quyển Champa Tổng mục lục các công trình nghiên cứu, Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả của Phân viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật miền Trung đã thống kê được 2.278 công trình, bài viết khoa học về văn hóa Chăm của các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản, tính đến năm 2002. Đây là con số thống kê chưa hoàn chỉnh về tình hình nghiên cứu văn hóa Chăm cho đến thời điểm này. Mặc dù vậy, nó cũng cho thấy rằng, đây là một đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
    Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
    Vấn đề văn hóa, dân tộc luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các vùng quốc gia đa sắc tộc. Việc nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng dân tộc không chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt những giá trị, đặc trưng của văn hóa cộng đồng dân tộc đó mà còn là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách về văn hóa, xã hội đề ra những giải pháp, những chiến lược tích cực nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, phát triển quốc gia, vùng dân tộc thiểu số. Do vậy, trong bất kỳ thời đại nào, vấn đề văn hóa dân tộc cũng là vấn đề thu hút được sự đầu tư nghiên cứu.
    Về văn hóa Chăm, Thư tịch cổ Trung Hoa đã có những ghi chép ban đầu về dân cư và Vương quốc Champa – Vương quốc cổ của tổ tiên người Chăm ngày nay. Những tư liệu về Champa của Trung Quốc ghi lại chủ yếu trong Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử v.v . Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp - Hoàn Vương - Chiêm Thành. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu giữa Champa và một số quốc gia trong khu vực thời bấy giờ. “Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có hệ thống, rất hiếm hoi, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác.” (Phan Quốc Anh, 2004: 4)
    Phải đến nửa cuối thế kỷ XIX, trong sự phát triển chung của các ngành khoa học, người Chăm và nền văn hoá của họ mới được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu với tư cách là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Cụ thể là năm 1852, J. Graufurd công bố danh sách 81 từ vựng tiếng Chăm, mở đầu cho các cuộc khảo sát về người Chăm được tiến hành tại Việt Nam. Sau đó, hàng loạt các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm được ra đời. Cụ thể, tác giả A. Bastian đã công bố hai trang từ vựng tiếng Chăm năm 1868. K.F. Holle cho in bảng chữ cái Chăm năm 1877. E. Aymonier cho công bố bài viết về văn tự và các phương ngữ Chăm năm 1881. Năm 1889, A. Bergaigne xuất bản công trình nghiên cứu về lịch sử Champa qua các văn bản cổ Có thể thấy, bước đầu nghiên cứu về Champa, các nhà khoa học phương Tây quan tâm nhiều đến vấn đề ngôn ngữ và văn tự Chăm. Phải đến những năm đầu của thế kỷ XX, việc nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc, các di tích mới được quan tâm. Đáng chú ý là tác giả L. Finot với công trình thống kê các danh mục kiến trúc Chăm (1901); L. Cadiere và H. Parmentier cũng có nhiều bài viết quan trọng đề cập di tích và các vấn đề khảo cổ Chăm khu vực Miền Trung.
    Từ sau thế chiến thứ II, do những biến động về lịch sử, việc nghiên cứu văn hóa Chăm có phần lắng đọng. Đáng chú ý nhất là công trình của tác giả Rie Nakamura về Chăm Việt Nam - sự đa dạng tộc người, năm 1999. Trong đó, tác giả đã đề cập một số vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống văn hóa của người Chăm Islam ở An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vấn đề nghi lễ vòng đời vẫn chưa được đề cập thỏa đáng.
    3
    Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về văn hóa Chăm khá đồ sộ. Đa số các công trình này tập trung nghiên cứu về người Chăm khu vực Miền Trung. Các tác giả phương Tây thường tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn tự, văn bia, nghệ thuật kiến trúc, khảo cổ Champa. Một số công trình đề cập đời sống văn hóa xã hội của người Chăm nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu các nghi lễ vòng đời người một cách có hệ thống.
    Tình hình nghiên cứu trong nước:
    Nhận thức rõ vai trò công tác nghiên cứu văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và văn hóa cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng, ở nước ta từ trước đến nay đã có nhiều công trình xoay quanh đối tượng này. Từ những năm 1945 – 1975, đã có nhiều công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về văn hóa Chăm. Điển hình như: Nhóm tác giả Nguyễn Trắc Dĩ, Thái Văn Kiểm, Tạ Chí Đại Trường, Dohamide và Dorohiem với công trình Dân tộc Chàm lược sử (1965); Nguyễn Bạt Tụy Nghiêm Thẩm, Nguyễn Khắc Ngữ với công trình Mẫu hệ Chàm (1967); Đặc biệt, năm 1974, Nguyễn Văn Luận cho ra mắt công trình Người Chăm Hồi giáo ở miền Tây Nam phần Việt Nam. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về người Chăm Islam khu vực miền Tây Nam Việt Nam, trong đó có An Giang. Trong công trình này, tác giả cũng đã miêu tả một cách vắn tắt về tập tục gia đình của người Chăm Islam, trong đó có những tập tục sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma Đây là những gợi ý hết sức quý báu để nhóm nghiên cứu đi vào khảo sát một cách hệ thống các nghi lễ vòng đời người Chăm Islam ở An Giang. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở lịch đại, từ sau năm 1975 đến nay, đời sống, phong tục của người Chăm Islam ở An Giang đã có những biến chuyển nhất định. Do vậy, những kết luận của tác giả Nguyễn Văn Luận về nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm miền Tây Nam Phần cũng cần được xem xét lại.
    Từ sau năm 1975, tình hình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở nước ta có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là đóng góp của các tác giả Lê Ngọc Canh (Múa Chăm, 1982), Tùng Lâm và Quảng Đại Cường (Truyện thơ Chàm, 1983); Phan An, Phan Văn Dốp (Văn hóa Chăm, 1991). Công trình nghiên cứu Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận của tác giả Phan Quốc Anh (2004) là một công trình công phu, nghiên cứu khá toàn diện, hệ thống về nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr khu vực Ninh Thuận Các nhà nghiên cứu người Chăm cũng cho ra mắt nhiều công trình rất có giá trị. Điển hình như: Ngô Văn Doanh (Văn hóa Champa, 1994; Văn hóa cổ Champa, 2002), Inrasara (Văn học Champa, 1994; Văn học dân gian Champa, 1995; Các vấn đề về văn hóa xã hội Chăm, 1999; Văn hóa xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, 2008)
    Ngoài những công trình nêu trên, còn có nhiều bài viết được đăng tải trên các Tạp chí Dân tộc học, khoa học xã hội, Khảo cổ học, Nghiên cứu lịch sử, một số website trong và ngoài nước
    Trong giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa người Chăm Islam ở Nam Bộ, trong đó có An Giang. Cụ thể như: Lâm Tâm với công trình Một số tập tục người Chăm An Giang (1993). Tác phẩm này đã trình bày khái quát về nguồn gốc, đặc điểm, tập tục, sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng của người Chăm ở An Giang. Tuy chưa thật sự hệ thống và toàn diện nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình “bóc tách” những lớp vỏ văn hóa Chăm ở địa phương An Giang. Ngoài ra, có thể kể đến tác giả Phan Văn Dốp với công trình nghiên cứu Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long (1991). Trong đó, ông đã dành một chương nói về Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long. Thêm nữa, tác giả Dohamide cũng có nhiều bài viết quan trọng đăng trên Tạp chí Bách Khoa như: Cuộc sống tại gia đình người Chàm (số 136), Đời sống người Chàm Châu Đốc (số 142); Những tập tục của người Chàm Hồi giáo (số 188). Năm 2004, ông cùng Dorohiêm cho ra mắt cuốn Bangsa Champa Tìm về với một cội nguồn cách xa tại Mỹ. Công trình này giống như một quyển hồi ký của tuổi thơ
    4
    ông, vừa ghi chép lại những sử liệu quan trọng liên quan đến quá trình hình thành cộng đồng người Chăm Islam ở An Giang.
    Năm 2004, Hội thảo về “Những biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Chăm và người Khmer tại Nam Bộ hiện nay” đã được tổ chức, thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều tham luận liên quan đến người Chăm Islam đã được công bố. Tuy nhiên, phần lớn các tham luận này đề cập các vấn đề chính sách xã hội, quá trình biến đổi trong đời sống hiện đại mà chưa chú ý đến các nghi lễ trong vòng đời của người Chăm Islam.
    Có thể nói, cho đến nay đã có một số công trình, bài viết đề cập nghi lễ vòng đời người Chăm nhưng chưa thật sự có hệ thống mà chỉ đi vào tìm hiểu vài khía cạnh như hôn lễ, tang lễ Có công trình đi vào tìm hiểu một cách hệ thống về nghi lễ vòng đời người Chăm nhưng đối tượng chính lại là người Chăm Ahiêr (Chăm Bà la môn) khu vực Ninh Thuận. Nhiều đề tài khác cũng thường tập trung nghiên cứu về văn hóa người Chăm Bà la môn, Chăm Bà ni ở khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận). Trong khi đó, văn hóa người Chăm Islam ở An Giang được nghiên cứu với mức độ khá khiêm tốn. Đặc biệt, vấn đề Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong tình hình phát triển mới của đất nước, việc nghiên cứu nghi lễ vòng đời của cộng đồng dân tộc mang tính cấp thiết, đòi hỏi được sự quan tâm sâu sắc của các cấp mà trước hết là các nhà nghiên cứu trong nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng để củng cố và phát triển đời sống văn hóa xã hội cho cộng đồng người Chăm bên cạnh cộng đồng người Việt trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...