Thạc Sĩ Nghi lễ thờ thần bến nước của người GIA RAI tại xã IA MLAH KRÔNG PA – GIA LAI

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 14/8/14
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    Nghi lễ thờ thần bến nước của người GIA RAI tại xã IA MLAH KRÔNG PA – GIA LAI

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 tộc người hiện đang sinh sống khắp trên mọi miền của tổ quốc1. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Kinh (Việt) là tộc người đa số và chủ yếu sinh sống tại các vùng đồng bằng và duyên hải. Các dân tộc thiểu số, ngược lại thường tập trung ở các vùng cao nguyên, vùng trung du và miền núi. Đặc điểm này tạo nên tập quán canh tác và những đặc trưng văn hóa có tính chất khu biệt so với truyền thống văn hóa lúa nước của người Kinh và góp phần tạo ra sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
    1 Theo danh mục được Nhà nước công bố năm 1979.
    4
    Là một trong năm tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên, Gia Lai có 34 dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, chiếm tới 48% tổng số dân toàn tỉnh, trong đó tiêu biểu là người Gia Rai (có tài liệu ghi là Giarai, Jarai, Djarai) chiếm tới 35,5% [http://gialai.gov.vn].
    Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, người Gia Rai ở Việt Nam có số dân 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh thành phố trên cả nước. Ngôn ngữ của người Gia Rai là tiếng Gia Rai, thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Tộc người này cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người chiếm 90,5% tổng số người Gia Rai ở Việt Nam), ngoài ra còn cư trú khá tập trung ở Đắk Lắc với 16.129 người. Đây là một trong những dân tộc bản địa có số dân đông nhất ở Tây Nguyên [http://gialai.gov.vn].
    Nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Gia Rai không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn. Trước năm 1975, tín ngưỡng, nghi lễ của người Gia Rai nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung còn tồn tại dưới những dạng thức nguyên thủy, sơ khai. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình cộng cư, tiếp biến văn hóa với người Kinh, các sinh hoạt nghi lễ cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Quá trình này cũng dẫn đến sự đứt gãy, mai một trong truyền thống văn hóa lâu đời của người Gia Rai. Nhìn chung, trong sinh hoạt tín ngưỡng, người Gia Rai có rất nhiều nghi lễ mang đậm bản sắc tộc người như: lễ cúng thần sức khỏe, lễ tang ma, lễ đặt tên, lễ thổi tai Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghi lễ thờ thần bến nước (Tuh Yang Pin Ia) của người Gia Rai tại xã Iamlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Đà Lạt năm 2014. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tập trung khảo cứu, lý giải về nguồn gốc và quá trình vận hành của nghi lễ thờ thần bến nước – một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng cổ truyền của người Gia Rai; Quy trình tiến hành nghi lễ và ảnh
    5
    hưởng của nghi lễ này tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Gia Rai trên địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả đạt được, đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các cấp có thẩm quyền trong việc hoạch định những chính sách kịp thời, hợp lý, có hiệu quả để bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong nghi lễ thờ thần bến nước nói riêng và hệ thống nghi lễ truyền thống của người Gia Rai nói chung.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Do có vị trí chiến lược quan trọng và bề dày văn hóa nên từ lâu vùng đất Tây Nguyên đã thu hút được sự qua tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Ghi chép sớm nhất về Tây Nguyên được phát hiện cho đến nay là một số bia ký của người Chăm có niên đại hơn 1000 năm. Đến thời Lê Thánh Tông (trị vì 1460 – 1497), Tây Nguyên được gọi là nước Nam Bàn. Lê Quý Đôn (1726 – 1784), nhà bác học lớn dưới thời phong kiến Việt Nam cũng từng nhắc đến vùng đất này trong tác phẩm Phủ biên tạp lục. Đến thời Nguyễn, triều đình đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ hơn với vùng cao nguyên và gọi đó là Thủy Xá và Hỏa Xá. Mặc dù đã đề cập đến vùng đất cao nguyên phía tây nam của tổ quốc nhưng những ghi chép kể trên chưa nghiên cứu cụ thể về vị trí địa lý, địa hình, đặc biệt là về con người và đặc trưng văn hóa nơi đây.
    Để phục vụ cho công cuộc xâm lược, đô hộ Việt Nam và Đông Dương, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động của các giáo sĩ Kitô làm đội ngũ tiên khu, người Pháp bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu toàn diện về văn hóa, phong tục của các vùng miền nước ta trong đó có Tây Nguyên. Công trình sớm nhất phải kể đến là Les jung les mọi của Henri Maitre hoàn thành năm 1912. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hoạt động nghiên cứu về Tây Nguyên có những bước tiến mới thông qua việc xuất bản một số công trình chuyên khảo có chất lượng của các học giả có tư tưởng tiến bộ hơn như: Nghiên cứu về người M’Nông Ga của G. Condominas, về người Gia Rai của J. Dournes,
    6
    về người Mạ của Bulbe Cũng nhằm mục đích phục vụ cho chủ nghĩa thực dân, từ năm 1954 đến 1975 nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học về vùng đất chiến lược Tây Nguyên được người Mỹ xuất bản. Đáng chú ý là tác phẩm Những nhóm người chính ở Nam Việt Nam của G. Hickey (1967) và cuốn Cao Nguyên miền thượng của Cửu Long Giang và Toan Ánh (1974). Các công trình này đều hướng tới mục tiêu nghiên cứu về phong tục tập quán và con người nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thiết lập chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, cô lập đồng bào Tây Nguyên với chủ nghĩa Cộng sản nên chưa quan tâm đến mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa, vì vậy cũng chưa chú trọng đến việc nghiên cứu về các nghi lễ nông nghiệp như lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai.
    Từ sau năm 1975, công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc được hoàn tất, việc nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này, đồng thời để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các tộc người bản địa. Trong bối cảnh đó công trình nghiên cứu về văn hóa, dân tộc học Tây Nguyên Các dân tộc ở Gia Lai – Kon Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên đã được hoàn thành vào năm 1981. Bên cạnh những nghiên cứu thực tiễn, một số công trình mang tính lý luận như: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên do Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục đồng chủ biên (1996); Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng và những vấn đề đặt ra do Trần Văn Bính chủ biên (2004). Những công trình này đã hướng vào mục tiêu khảo sát, đánh giá các giá trị văn hóa ở Tây Nguyên, thực trạng đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời đưa ra một số dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, có thể nói chuyên khảo Nghi lễ đời
    7
    người Gia Rai huyện Đức Cơ của Nguyễn Xuân Phước đã đi sâu tìm hiểu về người Gia Rai hơn cả nhưng cũng chủ yếu tập trung vào hệ thống nghi lễ vòng đời mà chưa chú trọng đến những nghi lễ nông nghiệp như nghi lễ thờ thần bến nước. Vì thế, đề tài khoa học này là công trình đầu tiên tập trung làm rõ về nguồn gốc, quá trình vận hành và vai trò của hệ thống nghi lễ thờ thần bến nước trong đời sống cộng đồng của người Gia Rai ở xã Ia Mlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai ở xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai.
    Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian: Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, địa bàn được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai.
    Thời gian nghiên cứu: Khi dự kiến thực hiện đề tài này, chúng tôi đề ra mục tiêu tìm hiểu về nguồn gốc và diễn tiến của nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai tại xã Ia Mlah từ khi nghi lễ này xuất hiện, tuy vậy trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nguồn tư liệu tham khảo nên nhóm tác giả tập trung tìm hiểu nghi lễ này trong giai đoạn hiện nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Về nguồn tư liệu
    Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên việc khai thác hai nguồn tư liệu chủ yếu, đó là tư liệu thư tịch và tư liệu điền dã. Song song với việc sưu tầm, tham khảo các công trình học thuật đã được các học giả đi trước thực hiện về những lĩnh vực có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành các chuyến điền dã để thu thập dữ liệu thô tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nguồn thông tin từ các cấp chính quyền, cơ
    8
    quan thống kê dưới dạng các báo cáo, số liệu thống kê. Những thông tin thu thập kể trên được chúng tôi phân tích và xử lý nhằm có được một cái nhìn toàn diện, khái quát về tình hình phân bố dân cư, thực trạng kinh tế - xã hội, văn hoá của người Girai ở xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai.
    Phương pháp nghiên cứu
    Đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử văn hóa nên chúng tôi chủ trương áp dụng cơ sở phương pháp luận của ngành Lịch sử văn hóa và Văn hóa học trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển. Những quan điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được vận dụng triệt để nhằm giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và quá trình phát triển kinh tế xã hội.
    Chúng ta đều biết Văn hóa học là một khoa học liên ngành với hệ thống phương pháp nghiên cứu được tiếp nhận từ nhiều ngành khoa học khác có cùng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Nguồn tư liệu để thực hiện đề tài chủ yếu là tư liệu thư tịch và tư liệu điền dã. Vì vậy, trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật điều tra, xử lý dữ liệu như sau:
    - Phương pháp sưu tầm và phân tích tư liệu thư tịch của khoa học lịch sử Nguồn tư liệu thư tịch là các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã thực hiện về văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, về nghi lễ nông nghiệp của người Gia Rai nói riêng. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nguồn thông tin từ các cấp chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa ở xã và huyện nơi tiến hành khảo sát. Những thông tin thu thập được chúng tôi sẽ phân tích và xử lý nhằm có một cái nhìn toàn diện về tình hình phân bố dân cư, thực trạng kinh tế - xã hội cũng như sự vận hành của nghi lễ thờ thần bến nước trong truyền thống cũng như hiện tại.
    - Phương pháp nghiên cứu điền dã liên ngành
    9
    Các chuyến điền dã tại địa bàn nghiên cứu sẽ được chúng tôi triển khai thực hiện để thu thập tư liệu thực tế. Trong quá trình điền dã, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp như: Phỏng vấn sâu, quan sát – tham dự, thu thập và xử lý thông tin.
    + Quan sát – tham dự: là phương pháp tiêu biểu của các chuyên ngành lịch sử văn hóa, dân tộc học, nhân học văn hóa, xã hội học . đòi hỏi người nghiên cứu phải tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo sát tại cộng đồng mà mình nghiên cứu. Các thông tin thu thập được bằng phương pháp này sẽ được ghi chép hoặc thu âm, thu hình lại tùy vào mục đích cụ thể của nhà nghiên cứu.
    + Phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định dựa trên đề cương phỏng vấn được chuẩn bị sẵn, chi tiết cho từng đối tượng, từng vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình điền dã, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn già làng, thầy cúng, các trí thức dân gian bản địa, những người từng tham dự loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống này, những người làm công tác quản lý văn hóa trong hệ thống chính quyền địa phương. Thông qua các cuộc phỏng vấn, tác giả hướng tới nhiệm vụ thu thập thông tin về nguồn gốc, quá trình vận hành, nguyên nhân phai nhạt của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống này cũng như vị trí, tầm quan trọng của nó trong tâm thức đồng bào bản địa cũng như cố gắng tìm hiểu thái độ của đồng bào Gia Rai ở Ia Mlah đối với tín ngưỡng thờ thần bến nước.
    5. Những đóng góp của đề tài
    Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp thêm một nguồn tư liệu có hệ thống về thực trạng của một trong những nghi lễ nông nghiệp lâu đời nhất của người Gia Rai ở Ia Mlah. Hướng nghiên cứu của đề tài là tập trung làm rõ từ nguồn gốc của nghi lễ, quy trình chuẩn bị cho đến diễn biến của nghi lễ, từ vai trò tổ chức cho đến ý nghĩa của nghi lễ thờ thần bến nước trong đời sống cộng đồng của cư dân bản địa. Với mục tiêu như trên,
    10
    chúng tôi hy vọng kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm tìm hiểu về nghi lễ thờ thần bến nước nói riêng, về tín ngưỡng của người Gia Rai nói chung. Mặt khác, đề tài sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học đáng tin cậy cho các cơ quan quản lý văn hóa địa phương trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các cộng đồng sở tại phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước đã đề ra là xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hoá là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
    6. Bố cục đề tài
    Chương 1: Khái quát về xã xã Ia Mlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong chương này tôi khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ia Mlah và tác động của những điều kiện đó đến đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần đồng bào nơi đây.
    Chương 2: Nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai tại xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai. Đây là chương trọng tâm của đề tài, trong chương này chúng tôi trình bày về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai ở xã Ia Mlah. Đồng thời, nhóm tác giả cũng tập trung tìm hiểu quy trình thực hiện nghi lễ, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố nghi lễ truyền thống đến đời sống con người nơi đây.
    Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị của nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai tại xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai. Chương 3 của đề tài trình bày về những những giá trị tinh thần và giải pháp bảo tồn nghi lễ thờ thần bến nước của người Gia Rai ở xã Ia Mlah - Krông Pa - Gia Lai.

    Mục lục
    MỞ ĐẦU . 3
    1. Lý do chọn đề tài . 3
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
    4. Phương pháp nghiên cứu . 7
    5.Những đóng góp của đề tài . 9
    6. Bố cục đề tài 10
    Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ IA MLAH, HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI 11
    1.1. Điều kiện tự nhiên 11
    1.1.1. Vị trí địa lý 11
    1.1.2. Địa hình đất đai . 11
    1.1.3. Khí hậu 12
    1.1.4. Sông ngòi . 12
    1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 13
    1.2.1. Lịch sử cư trú 13
    1.2.2. Tình hình dân cư . 13
    1.2.3. Sinh hoạt kinh tế 14
    1.2.3.1. Sản xuất nông nghiệp . 14
    1.2.3.2. Công tác bảo vệ rừng . 15
    1.2.4. Tình hình xã hội 15
    1.2.4.1. Tổ chức xã hội truyền thống 15
    1.2.4.2. Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình 16
    1.2.4.3. Giáo dục . 17
    1.2.5. Đời sống văn hoá . 18
    1.2.5.1. Văn hóa sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại) 18
    2
    1.2.5.2. Tín ngưỡng truyền thống 20
    Chương 2. DIỄN TRÌNH NGHI LỄ THỜ THẦN BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI GIA RAI TẠI XÃ IA MLAH, HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI . 21
    2.1. Nguồn gốc, quá trình vận hành và biến đổi của nghi lễ thờ thần bến nước . 21
    2.1.1. Nguồn gốc . 21
    2.1.2. Qúa trình vận hành và biến đổi 23
    2.2. Niềm tin về vai trò, ảnh hưởng của thần bến nước đến đời sống cộng đồng . 25
    2.2.1. Trên lĩnh vực tinh thần 25
    2.2.2. Trong đời sống sản xuất 27
    2.3. Nghi lễ thờ thần bến nước 28
    2.3.1. Đối tượng thờ cúng . 28
    2.3.2. Các vật dụng dùng trong nghi lễ . 29
    2.4. Quy trình thực hiện nghi lễ . 31
    2.4.1. Công đoạn chuẩn bị . 31
    2.4.2. Thời gian, địa điểm tiến hành nghi lễ . 32
    2.4.3. Diễn trình nghi lễ . 33
    2.5. Ảnh hưởng của nghi lễ thờ thần bến nước tới đời sống con người 40
    2.5.1. Ảnh hưởng tích cực . 40
    2.5.2. Một vài tác động trái chiều 41
    Chương 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHI LỄ THỜ THẦN BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI GIA RAI Ở XÃ IA MLAH HUYỆN KRÔNG PA, TỈNH GIA LAI 43
    3.1. Giá trị văn hóa của nghi lễ thờ thần bến nước 43
    3.1.1. Giá trị thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên . 44
    3.1.2. Giá trị nghệ thuật tín ngưỡng 46
    3.1.3. Giá trị tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ 48
    3.2. Hiện trạng và giải pháp bảo tồn nghi lễ thờ thần bến nước 49
    3.2.1. Hiện trạng 49
    3
    3.2.2. Giải pháp bảo tồn 51
    KẾT LUẬN . 53
    Danh mục tài liệu tham khảo . 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...