Tiến Sĩ Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    1. Tính cấp thiết 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu .2
    4. Nguồn tư liệu của luận án .3
    5. Đóng góp của luận án 3
    6. Bố cục của luận án .4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 11
    1.3. Khái quát về địa bàn và đối tượng nghiên cứu .20
    Tiểu kết chương 1 .33
    Chương 2: NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 35
    2.1. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con nhỏ 35
    2.2. Nghi lễ hôn nhân 43
    2.3. Nghi lễ khám chữa bệnh 59
    2.4. Nghi lễ tang ma 63
    Tiểu kết chương 2 .74
    Chương 3: NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN LINH VÀ LỄ TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 76
    3.1. Nghi lễ nghề nghiệp 76
    3.2. Nghi lễ cầu an 84
    3.3. Nghi lễ thờ cùng tổ tiên, thần linh và lễ tết 93
    Tiểu kết chương 3 .99
    Chương 4: BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ GIA ĐÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY .100
    4.1. Nội dung biến đổi 100
    4.2. Xu hướng biến đổi 117
    4.3. Nguyên nhân của sự biến đổi .119
    Tiểu kết chương 4 126
    Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 128
    5.1. Kết quả 128
    5.2. Bàn luận .136
    5.3. Một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ gia đình 144
    Tiểu kết chương 5 145
    KẾT LUẬN 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN .167
    PHỤ LỤC .168
    CHÚ THÍCH 238


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Người Mảng ở Việt Nam là dân tộc có dân số ít. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 là 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như: Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai . trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu với 3.631 người, chiếm 98,13%. Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, có nhiều bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong những năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng ở Việt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện và có hệ thống về nghi lễ gia đình.
    Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái, cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an, . Đây là những giá trị văn hóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa tinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người. Chính vì vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa người Mảng ở Việt Nam.
    Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều biến đổi trong các nghi lễ truyền thống và có ảnh hưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người. Do vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị văn hóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng biến đổi và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp.
    Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâu rộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong phát triển, nhất là vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người thiểu số, tộc người có dân số ít.
    Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định, triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề ra.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tập trung trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam.
    Góp phần làm sáng tỏ các giá trị của nghi lễ gia của đình người Mảng ở Việt Nam và những biến đổi trong xã hội hiện nay, phân tích những yếu tố tác động tới sự biến đổi đó.
    Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng ở Việt Nam, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít ở Việt Nam có cùng nhóm ngôn ngữ.
    Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Mảng.
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễ tiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễ cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh; . Bên cạnh đó, cũng chú ý đến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới. Nghi lễ gia đình truyền thống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chế kinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng ở Việt Nam, trong đó có nghi lễ gia đình.
    3.3. Địa bàn nghiên cứu tập trung ở tỉnh Lai Châu, trong đó chọn 5 xã thuộc 2 huyện là: xã Pa Vệ Sử, Bum Nưa, Vàng San của huyện Mường Tè; Chăn Nưa và Nậm Ban của huyện Sìn Hồ. Đây là những nơi tập trung các bản của người Mảng ở Việt Nam và còn lưu giữ đậm nét văn hóa tộc người, đồng thời đảm bảo tính đại diện giữa những địa bàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu so sánh với người Mảng ở một số địa phương khác trong nước để kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn.:angel:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...