Luận Văn Nghi lễ cày Tịch điền Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1
    1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận .1
    2. Mục đích nghiên cứu .1
    3. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Nguồn tư liệu của khóa luận 2
    6. Đóng góp của khóa luận 2
    7. Bố cục của khóa luận .3
    Chương 1: NGHI LỄ CÀY TỊCH ĐIỀN TRONG HỆ THỐNG CÁC LỄ NGHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM .4

    1.1 . NGUỒN GỐC VÀ CÁC DẠNG THỨC CỦA LỄ NGHI NÔNG NGHIỆP 4

    1.1.1. Nguồn gốc của các lễ nghi nông nghiệp .4
    1.1.2. Các dạng của lễ nghi nông nghiệp 5
    1.1.3. Một số lễ nghi và lễ hội nông nghiệp tiêu biểu 5
    1.1.3.1. Lễ hội Hạ điền ở Đồng Lú xã Minh Nông (Việt Trì, Phú Thọ) .5
    1.1.3.2. Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng 6
    1.1.3.3. Lễ hội Khai hạ ở Mường Bi, Hòa Bình 7
    1.2. KHÁI QUÁT VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 8
    1.2.1. Nền nông nghiệp Việt Nam xưa và nay . 8
    1.2.1.1. Nền nông nghiệp xưa . 8 1.2.1.2. Nền nông nghiệp hiện nay 10
    1.2.3. Hình ảnh con trâu gắn liền với nông nghiệp Việt Nam 12
    1.3. NGHI LỄ CÀY TỊCH ĐIỀN VÀ CÁC LỄ NGHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 13
    1.3.1. Nghi lễ cày Tịch điền .13
    1.3.1.1. Giải thích ý nghĩa của Tịch điền .13
    1.3.1.2. Lễ Tịch điền qua các triều đại Việt Nam 14
    1.4. GIỚI THIỆU VỀ ĐỌI SƠN VÀ CHÙA LONG ĐỌI SƠN .18
    1.4.1. Giới thiệu về Đọi Sơn 18
    1.4.2. Đánh giá vị trí của Đọi Sơn 22

    Ch
    ương 2 : NGHI LỄ CÀY TỊCH ĐIỀN Ở ĐỌI SƠN QUA CÁC LẦN PHỤC DỰNG (2009 – 2011) 25
    2.1. BỐI CẢNH VÀ QUY TRÌNH PHỤC DỰNG . .25
    2.1.1. Bối cảnh phục dựng 25
    2.1.2. Phục dựng “kịch bản” của lễ hội 26
    2.1.3. Chỉ đạo phục dựng lễ hội sau khi có “kịch bản” 28
    2.1.3.1. Quan điểm phục dựng .28
    2.1.3.2. Nguyên tắc phục dựng 29
    2.2. LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN QUA LẦN PHỤC DỰNG NĂM 2009 . 30
    2.2.1. Khái quát về không gian lễ hội .30
    2.2.2. Hoạt động chuẩn bị cho lễ hội 30 2.2.2.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang phục, đạo cụ 30
    2.2.2.2. Chuẩn bị về lực lượng tham gia . .31
    2.2.2.3. Luyện tập các nghi lễ trong lễ hội Tịch điền. .32
    2.2.3. Diễn biến của lễ hội Tịch điền Đoi Sơn năm 2009 33
    2.2.3.1. Các nghi lễ .34
    A. Lễ rước chân nhang Vua Lê Đại Hành 34
    B. Lễ rước nước 34
    C. Lễ mộc dục 36
    D. Lễ cáo yết tại đình làng Đọi Tam 36
    E. Lễ rước kiệu của làng Đọi Tam đi đón vua và lễ rước vua từ chùa xuống núi Đọi .38
    F. Lễ cày Tịch điền 40
    G. Đại lễ giải hạn – cầu an ở chùa Đọi .45
    2.2.3.2. Phần hội 47
    A. Hội thi vẽ, trang trí trâu 47
    B. Đấu vật .49
    C. Chọi gà .51
    D. Cờ người 53
    E. Một số trò chơi khác 53
    2.3. LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN NĂM 2010, 2011 54
    Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN .57
    3.1. Những mặt làm được . .57
    3.2. Những mặt chưa làm được 63
    3.3. Một vài kiến nghị . .65
    3.4. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp và ý nghĩa của việc nâng cấp lễ hội Tịch điền Đọi Sơn .68
    3.4.1. Phương hướng 68
    3.4.2. Mục tiêu 68
    3.4.3. Giải pháp 69
    3.4.4. Ý nghĩa .70
    3.4.5. Yêu cầu 70
    3.5. Đề xuất xây dựng tuyến điểm du lịch . 71
    3.5.1. Xây dựng tour du lịch Hà Nội – nội xã Đọi Sơn 71
    3.5.2. Xây dựng tour du lịch ngoại tỉnh 72
    KẾT LUẬN 73
    CHÚ THÍCH . .75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
    Trong những năm gần đây, cũng như trên phạm vi cả nước, ở tỉnh Hà Nam, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, trong đó có hội Tịch điền Đọi Sơn. Đây là một trong những hội điển hình, thể hiện tinh thần trọng nông, tôn vinh nền nông nghiệp, có mục đích cầu được mùa, cầu cho nhân khang vật thịnh. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang tích cực triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, xác định nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, việc phục dựng thành công hội cày Tịch điền Đọi Sơn (từ năm 2009) có ý nghĩa to lớn cả về chính trị và văn hóa; một lần nữa nhắc nhở mọi người, các ngành các cấp cùng nhìn nhận đầy đủ hơn trong việc khai thác những nét tinh túy, đặc sắc của lễ hội để phục vụ cho phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với sự phát triển CNH, HĐH đất nước.
    Tuy nhiên, việc phục dựng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn cũng đang đặt ra một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, nhất là trong việc giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ hiểu, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. Từ những lý do trên, em chọn đề tài Lễ hội cày Tịch điền Đọi Sơn làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, Khóa luận góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn; từ đó giúp cho nhân dân địa phương cùng du khách thập phương có cái nhìn đúng đắn về bản chất, ý nghĩa của lễ hội, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp mà lễ hội mang lại.
    Bên cạnh đó, khóa luận góp phần đánh giá vị trí của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời đề xuất, nêu một số kiến nghị đối với việc tổ chức hội này, từ đó phát huy và khai thác để phục vụ cho việc phát triển du lịch Hà Nam.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu chính của Khóa luận là toàn bộ các yếu tố, hiện tượng và mọi khía cạnh liên quan đến lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
    . Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận về không gian địa lý hành chính và không gian văn hóa của xã Đọi Sơn. Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ quy trình lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thông qua các huyền thoại, huyền tích, nghi thức, trò diễn, trò chơi dân gian.
    Về thời gian: Luận văn đề cập đến nguồn gốc của lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng năm 2009 và chính thức tổ chức vào 2 năm 2010, 2011.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông thôn và về văn hóa. Luận văn sử dụng phương pháp chính là phương pháp điền dã Dân tộc học để thu thập tư liệu; các phương pháp lịch sử, văn hóa học và logic để tiếp cận, giải mã các vấn đề có liên quan đến hội cày Tịch điền.
    5. NGUỒN TƯ LIỆU CỦA KHÓA LUẬN
    Nguồn tư liệu chính của khóa luận là tư liệu điền dã dân tộc học trong thời gian tác giả thực hiện khóa luận (từ tháng 4 đến tháng 5 - 2011), gồm tư liệu phỏng vấn các bậc cao niên, các cán bộ lãnh đạo xã Đọi Sơn, cán bộ, chuyên viên của Phòng VH - TT- DL huyện Duy Tiên và Sở VH - TT - DL tỉnh Hà Nam; các báo cáo tổng kết của xã Đọi Sơn và ngành VH- TT - DL huyện Duy Tiên trong những năm gần đây. Khóa luận còn sử dụng các tư liệu trong chính sử, các kết quả nghiên cứu về lễ hội cày Tịch điền đã được công bố.
    6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
    Khóa luận là công trình đầu tiên tập hợp một cách có hệ thống những khía
    cạnh liên quan đến lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Khóa luận đề xuất một số kiến nghị cho việc tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn và khai thác lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch Hà Nam.
    7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
    Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của khóa luận chia làm 3 chương:
    Chương 1: Nghi lễ cày Tịch điền trong hệ thống các lễ nghi nông nghiệp ở Việt Nam
    Chương 2: Nghi lễ cày Tịch điền ở Đọi Sơn
    Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về lễ hội Tịch điền Đọi Sơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...