Văn Bản Nghị định số 97/2008/NĐ-CP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/8/08.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/11/97-2008-Nd-CP.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định số 97/2008/NĐ-CP - Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

    Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    CHÍNH PHỦ
    --------------
    Số: 97/2008/NĐ-CP
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------------
    Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2008
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     NGHỊ ĐỊNH
    Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
    và thông tin điện tử trên Internet

    ------------------- 
    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
    Căn cứ Luật Xuất bản ngày 14 tháng 12 năm 2004;
    Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, 
    NGHỊ ĐỊNH: 
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định chi tiết về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
    2. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
    1. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet (Internet Protocol - IP) và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
    2. Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống tên miền, địa chỉ Internet và số hiệu mạng dùng cho Internet, được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu.
    3. Hệ thống thiết bị Internet là tập hợp các thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và các thiết bị phụ trợ khác bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm được các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực Internet thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật để phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
    4. Mạng lưới thiết bị Internet là tập hợp các hệ thống thiết bị Internet của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông công cộng hoặc bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng.
    5. Mạng Internet dùng riêng là mạng lưới thiết bị Internet do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập, kết nối với Internet để cung cấp các dịch vụ Internet cho các thành viên của cơ quan, tổ chức đó trên cơ sở không kinh doanh và hoạt động phi lợi nhuận.
    6. Ðường truyền dẫn là tập hợp các thiết bị truyền dẫn được liên kết với nhau bằng đường cáp viễn thông, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện từ khác.
    7. Mạch vòng nội hạt là một phần của mạng viễn thông công cộng bao gồm các đường dây thuê bao và các đường trung kế kết nối tổng đài của doanh nghiệp viễn thông với thiết bị đầu cuối thuê bao của người sử dụng dịch vụ.
    8. Phân tách mạch vòng nội hạt là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có thể sử dụng cùng một mạch vòng nội hạt để cung cấp hai dịch vụ này độc lập với nhau cho người sử dụng dịch vụ.
    9. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông:
    a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet;
    b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet trong nước giữa các tổ chức, doanh nghiệp đó;
    c) Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được cung cấp cho người sử dụng thông qua mạng lưới thiết bị Internet.
    10. Trạm trung chuyển Internet (IX) là một mạng lưới hoặc hệ thống thiết bị Internet, được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập để truyền tải lưu lượng Internet trong nước giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các mạng Internet dùng riêng.
    11. Thông tin điện tử trên Internet là thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng lưới thiết bị Internet.
    12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
    13. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet của tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
    14. Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác.
    Điều 4. Chính sách quản lý và phát triển Internet
    1. Khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
    2. Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
    3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet.
    4. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    5. Khuyến khích tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên Internet.
    6. Tên miền quốc gia “.vn”, địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia “.vn” và thế hệ địa chỉ Internet IPv6.
    7. Bí mật đối với các thông tin riêng trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên Internet phải do cơ quan Nhà nư­ớc có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
    8. Internet Việt Nam là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin điện tử trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
    Điều 5. Quản lý Nhà nước về Internet
    1. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về Internet, bao gồm:
    a) Xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet;
    b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp phép cung cấp dịch vụ; kết nối; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng; giá cước; tài nguyên Internet; an toàn thông tin; cấp phép báo điện tử, xuất bản trên mạng Internet và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet;
    c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và thực thi pháp luật đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; thiết lập, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet, bao gồm cấp phép, đăng ký, báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
    d) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về Internet.
    2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh thông tin trong lĩnh vực Internet bao gồm:
    a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh thông tin trong hoạt động Internet;
    b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan, với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp viễn thông, Internet tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia và phòng, chống tội phạm đối với hoạt động Internet;
    c) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh thông tin trong lĩnh vực Internet theo thẩm quyền;
    d) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc đảm bảo an ninh thông tin trên lĩnh vực Internet.
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính để thúc đẩy việc sử dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí liên quan đến tài nguyên Internet.
    4. Bộ Nội vụ thực hiện quản lý Nhà nước về mật mã dân sự đối với các thông tin cần được bảo mật trong các hoạt động thương mại, dân sự trên Internet.
    5. Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các quy định; triển khai thực hiện quản lý đối với việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của mình.
    6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện quản lý Nhà nước về Internet tại địa phương phù hợp với các quy định tại Nghị định này. 
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...