Văn Bản Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 12/11/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang12/25/94-2012-Nd-CP.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định số 94/2012/NĐ-CP - Về sản xuất, kinh doanh rượu

    Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về sản xuất, kinh doanh rượu.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    CHÍNH PHỦ
    ---------------
    Số: 94/2012/NĐ-CP
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    NGHỊ ĐỊNH
    Về sản xuất, kinh doanh rượu
    --------------------------
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất, kinh doanh rượu.
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm bao gồm: Đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu và cồn thực phẩm.
    Sản phẩm rượu và cồn thực phẩm (để sản xuất rượu) trong Nghị định này được gọi chung là rượu.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu trên lãnh thổ Việt Nam.
    2. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. “Sản phẩm rượu” là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol).
    2. “Cồn thực phẩm” là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH và có tên khoa học theo danh pháp quốc tế IUPAC là Ethanol, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
    3. “Sản xuất rượu thủ công” là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện.
    4. “Sản xuất rượu công nghiệp” là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
    5. “Rượu thuốc” là rượu được pha chế, ngâm với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật và/hoặc thực vật và/hoặc khoáng chất để hỗ trợ chữa bệnh, hỗ trợ chức năng của cơ thể con người và tăng cường sức khỏe.
    6. “Rượu bán thành phẩm” là rượu chưa được hoàn thiện, cần thêm một số công đoạn sản xuất, ví dụ như: Lọc, phối chế, đóng chai, dán nhãn để trở thành sản phẩm rượu hoàn chỉnh.
    7. “Phân phối sản phẩm rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.
    8. “Bán buôn sản phẩm rượu” là hoạt động mua sản phẩm rượu từ thương nhân phân phối sản phẩm rượu, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu.
    9. “Bán lẻ sản phẩm rượu” là hoạt động mua rượu từ thương nhân bán buôn sản phẩm rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
    Điều 4. Nguyên tắc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu
    1. Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
    2. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu phải tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    3. Nhà nước thống nhất quản lý đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, ghi nhãn, quảng cáo, chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, phòng, chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh rượu và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu.
    4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu thuốc ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này phải thực hiện các quy định khác liên quan.
    Điều 5. Quy hoạch sản xuất rượu
    1. Quy hoạch sản xuất rượu là quy hoạch ngành nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, được lập cho giai đoạn 10 năm và xét đến 10 năm tiếp theo.
    2. Bộ Công Thương chủ trì tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, trong đó có quy hoạch sản xuất rượu trên phạm vi cả nước.
    3. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được Bộ Công Thương phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn, trong đó có quy hoạch sản xuất rượu và làng nghề sản xuất rượu.
    4. Việc lập, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý quy hoạch.
    Điều 6. Công nhận làng nghề sản xuất rượu thủ công
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn theo các quy định hiện hành về công nhận làng nghề, đảm bảo các điều kiện sau:
    1. Làng nghề sản xuất rượu nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn.
    2. Làng nghề phải xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất chung đối với rượu mang thương hiệu làng nghề.
    3. Sản phẩm rượu đảm bảo các điều kiện về chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.
    4. Đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ áp dụng cho mọi thành viên hoạt động sản xuất rượu trong khu vực làng nghề.
    5. Các làng nghề sản xuất rượu được công nhận có trách nhiệm xây dựng, bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề.
    Chương II
    SẢN XUẤT RƯỢU

    Điều 7. Đầu tư sản xuất rượu công nghiệp
    1. Đầu tư sản xuất rượu phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được phê duyệt.
    2. Chủ đầu tư dự án sản xuất rượu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ và các quy định pháp luật khác liên quan.
    Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
    Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bao gồm:
    1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu.
    2. Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt.
    3. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp.
    4. Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
    5. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam.
    6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
    7. Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
    Điều 9. Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
    1. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy phép.
    2. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
    a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên.
    b) Sở Công Thương địa phương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu tại địa phương có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.
    3. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
    4. Trình tự thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:
    a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở sản xuất xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
    b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
    5. Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có thời hạn 15 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp sản xuất rượu phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để xem xét cấp lại.
    6. Bộ Công Thương hướng dẫn các trường hợp và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
    Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
    Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
    1. Đào tạo nhân viên về an toàn phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định.
    2. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa.
    3. Thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm rượu theo đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
    4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
    5. Tổ chức việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 12 tháng 1 lần cho người lao động. Đối với người lao động trực tiếp sản xuất rượu, phải đảm bảo sức khỏe và không mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành.
    Download file tài liệu để xem chi tiết Nghị định số 94/2012/NĐ-CP này
     
Đang tải...