Văn Bản Nghị định số 88/2010/NĐ-CP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 16/8/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/24/88-2010-ND-CP.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định số 88/2010/NĐ-CP - Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

    Nghị định số 88/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    CHÍNH PHỦ

    ----------

    Số: 88/2010/NĐ-CP
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -----------------------

    Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    NGHỊ ĐỊNH<br type="_moz">
    Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều<br type="_moz">
    của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều<br type="_moz">
    của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng<br type="_moz">
    -------------------------<br type="_moz">

    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
    NGHỊ ĐỊNH:<br type="_moz">

    Chương I<br type="_moz">
    NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trách nhiệm quản lý Nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Nghị định này áp dụng đối với:
    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Chủ đơn là tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    2. Người nộp đơn là chủ đơn hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đơn;
    3. Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    4. Tác giả giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì họ là đồng tác giả;
    5. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    6. Nước có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hoặc quốc gia có ký thỏa thuận song phương với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    7. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới:
    a) Phát hiện giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc biến dị tự nhiên;
    b) Phát triển giống cây trồng mới là quá trình nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó;
    8. Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng (gọi là bản mô tả giống) là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả giống được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác.
    Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
    a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    b) Cấp mới, cấp lại, thu hồi, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng;
    c) Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ; quy phạm khảo nghiệm kỹ thuật giống cây trồng;
    d) Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm kỹ thuật;
    đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    g) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    h) Quản lý hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
    i) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    k) Ban hành các biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
    2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu phí, lệ phí; quản lý và sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
    3. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
    Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
    1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
    2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
    3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
    4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi hành các biện pháp quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...