Văn Bản Nghị định số 28/2009/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịc

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/3/09.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang11/26/28-2009-ND-CP.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định số 28/2009/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet

    Nghị định số 28/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
    NGHỊ ĐỊNH
    Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp,

    sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

    _____________________
     CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
    Căn cứ Luật Xuất bản ngày 14 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
    Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương I
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
    2. Vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (sau đây gọi tắt là vi phạm hành chính về Internet) là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
    3. Các hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về Internet thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
    Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về Internet trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt hành chính như tổ chức, cá nhân Việt Nam.
    2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về Internet bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
    Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
    Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về Internet được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
    Điều 4. Thời hiệu xử phạt
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Internet là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
    Đối với hành vi vi phạm quy định về giá cước, phí, lệ phí thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
    2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm về Internet ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
    3. Quá thời hạn nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
    4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
    Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Internet và các biện pháp khắc phục hậu quả
    1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
    a) Cảnh cáo;
    b) Phạt tiền.
    2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
    3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
    b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện liên quan tới vi phạm hành chính về Internet;
    c) Buộc tiêu hủy vật phẩm hoặc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet có nội dung độc hại, gây hại cho tinh thần, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục;
    d) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí thu sai hoặc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán;
    đ) Buộc thu hồi tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng.
    4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...