Văn Bản Nghị định số 114/2010/NĐ-CP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/12/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/23/114-2010-ND-CP.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định số 114/2010/NĐ-CP - Về bảo trì công trình xây dựng

    Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về bảo trì công trình xây dựng. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    CHÍNH PHỦ

    ---------
    Số: 114/2010/NĐ-CP
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    ---------------------------
    Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    NGHỊ ĐỊNH<br type="_moz">
    Về bảo trì công trình xây dựng<br type="_moz">
    -----------------<br type="_moz">

    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
    NGHỊ ĐỊNH:<br type="_moz">

    Chương I<br type="_moz">
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về bảo trì công trình xây dựng; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới quản lý, khai thác và sử dụng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là công trình) trên lãnh thổ Việt Nam.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
    Nội dung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
    2. Quy trình bảo trì công trình là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình.
    3. Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.
    4. Quan trắc công trình là sự quan sát, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu của thiết kế trong quá trình sử dụng.
    5. Bảo dưỡng công trình là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
    6. Kiểm định chất lượng công trình là việc kiểm tra và xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của công trình so với yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc xem xét hiện trạng công trình bằng trực quan kết hợp với phân tích, đánh giá các số liệu thử nghiệm công trình.
    7. Sửa chữa công trình là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.
    8. Tuổi thọ thiết kế là thời gian sử dụng của công trình do người thiết kế tính toán trong quá trình thiết kế công trình.
    9. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
    Điều 3. Yêu cầu về bảo trì công trình
    1. Công trình và các bộ phận công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì theo quy định của Nghị định này.
    Các công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thực hiện bảo trì theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    2. Quy trình bảo trì công trình được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại, cấp công trình và mục đích sử dụng của công trình.
    3. Việc bảo trì công trình phải đảm bảo an toàn về người và tài sản và đảm bảo tối đa sự vận hành liên tục và an toàn của công trình.
    Điều 4. Trình tự thực hiện bảo trì công trình
    1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
    2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình.
    3. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
    4. Quan trắc đối với các công trình có yêu cầu quan trắc.
    5. Bảo dưỡng công trình.
    6. Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết.
    7. Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.
    8. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.
    Điều 5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình
    1. Những tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm bảo trì công trình:
    a) Chủ sở hữu công trình;
    b) Người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền (sau đây viết tắt là người được ủy quyền);
    c) Người sử dụng công trình trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu công trình.
    2. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
    3. Người có trách nhiệm bảo trì công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của Nghị định này.
    4. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xác định người có trách nhiệm bảo trì đối với các loại công trình phù hợp với nguồn vốn và hình thức sở hữu.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...