Văn Bản Nghị định 42/2013/NĐ-CP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/5/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/14/42-2013-ND-CP.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Nghị định 42/2013/NĐ-CP - Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục

    Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    CHÍNH PHỦ
    --------

    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------------

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Số: 42/2013/NĐ-CP
    [/TD]
    [TD]
    Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    NGHỊ ĐỊNH
    VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
    Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
    Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục,
    Chương 1.
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: Tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục.
    Điều 2. Đối tượng thanh tra
    1. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng thanh tra giáo dục.
    Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế
    Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
    Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục
    1. Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
    2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
    3. Kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục và thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
    Chương 2.
    TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC
    MỤC 1. THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    Điều 5. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo
    1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
    Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
    2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.
    Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
    Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
    3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
    4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
    Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
    Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:
    a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
    b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục;
    c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục;
    d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục;
    đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    2. Trong hoạt động thanh tra:
    a) Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này;
    b) Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
    3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra giáo dục.
    4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
    Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
    Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
    2. Báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra giáo dục.
    3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục và công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra theo quy định.
    4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
    5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
    MỤC 2. THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Sở
    1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
    Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
    2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.
    Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
    Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.
    3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ.
    Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
    Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    1. Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này.
    2. Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương.
    3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
    4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.
    5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
    Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
    Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
    2. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
    3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
    4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
    5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.
    Chương 3.
    HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC
    MỤC 1. THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
    Điều 11. Nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
    Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
    Điều 12. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
    1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
    2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
    3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng (không bao gồm các trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.
    4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.
    5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp.
    Điều 13. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
    Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật thanh tra.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...