Tiểu Luận Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong vở Lão Hà Tiện của Molie

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Có bao giờ ta nghĩ rằng một tiếng cười có thể làm thay đổi cuộc sống? Hay một tiếng cười có thể thức tỉnh được biết bao giá trị đạo đức, nhân văn của con người? Văn học phương Tây tồn tại rất nhiều những tiếng cười như thế và Môlie - nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp đã sáng tạo ra chúng để làm cho thế giới này thêm muôn nghìn sắc thái khác nhau.
    Với tài năng phi thường, Môlie đã vẽ nên một bức tranh sống động về một nước Pháp thế kỉ XVII mang tính nhân loại sâu sắc với đầy những biến động dữ dội. Bên cạnh đó tạo nên những cung bậc tiếng cười khác nhau, không chỉ với một mục đích mua vui mà còn giúp con người từ những tiếng cười ấy mà nhận ra nhiều bài học ý nghĩa. Cuộc đời nghệ thuật của Môlie là một cuộc đời đấu tranh dữ dội để bảo vệ nghệ thuật chân chính, cũng chính là công cuộc xây dựng vĩ đại những thanh âm của nhân cách, đạo đức. Đặc biệt, với tác phẩm “Lão hà tiện”, Môlie đã thực sự thành công hơn nữa trong việc xây dựng những hài kịch tính cách tiêu biểu cho bản chất của con người. Nhân vật của Môlie sống động và điển hình, tính cách nhân vật được khai thác triệt để nhằm bộc lộ rõ những cái xấu xa, cái ti tiện của con người mà phản ánh ở đây chính là bộ phận quý tộc xã hội.
    Đề tài tìm hiểu nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tính cách trong “Lão hà tiện” sẽ giúp cho chúng ta có thêm cái nhìn cận cảnh trong cách thức mà Môlie làm nên một tác phẩm kịch vĩ đại, đồng thời minh họa rõ cho giá trị của những tiếng cười mà Môlie đã khoác lên những nhân vật của mình để gửi đến người xem.


    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
    1.Môlie – tài năng vĩ đại của nghệ thuật kịch:
    1.1.Cuộc đời :

    Cuộc đời của Môlie không hề suôn sẻ mà luôn có những thăng trầm, biến động. Mang trong mình xuất thân giàu có, nhưng Môlie lại phải trải qua rất nhiều cay đắng, nếm trải những vất vả để tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà tài năng của Môlie không ngừng được khẳng định. Chúng ta cùng nhìn lại cuộc đời ấy, để hiểu thêm được số phận vinh quang và sự cay đắng của Môlie
    A.Jăng Baptixtơ Pôcơlanh (Môlie) sinh trưởng tại một gia đình tư sản hầu cận nhà vua tại Paris. Với xuất thân thuận lợi ấy, Pôcơlanh được nuôi dưỡng và dạy dỗ chu đáo ở trường trung học Clecmông nổi tiếng. Và cũng trong những khoảng thời gian này, lòng đam mê văn chương nảy sinh trong ông, đi cùng là sự ảnh hưởng bởi Gaxăngđi. Gia đình ông mong muốn ông theo ngành luật, song Pôcơlanh đã sớm có quyết định sẽ chọn sân khấu làm chỗ đứng cho cuộc đời mình mặc dù vào lúc bấy giờ đấy là thứ nghề nghiệp thấp hèn. Nghề nghiệp ấy ở một đẳng cấp khác xa với thân phận của một quý tộc. Năm 1963, Pôcơlanh làm quen với nữ diễn viên Mađơlen Bêja và cùng với anh em nhà Bêja xây dựng nên “Đoàn kịch Trứ danh”. Tuy nhiên với sự thiếu thốn bộn bề, khó khăn mọi mặt, đoàn kịch nhỏ đã không thể trụ lại lâu. Kết quả là 1645, đoàn kịch tan ra, Pôcơlanh – lúc này đã lấy tên là Môlie quyết định cùng anh em nhà Bêja rời Pari để đi đến những vùng đất khác.
    Trong suốt 15 năm trời rong đuổi theo con đường nghệ thuật (1643 – 1648) đầy rẫy những khó khăn thiếu thốn, Môlie cùng những người bạn vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình. Dọc đường, sát nhập với một đoàn kịch khác, đoàn kịch của Môlie đã đi qua và biểu diễn ở nhiều nơi. Đến mỗi nơi, mỗi tỉnh, sự cạnh tranh thôi thúc Môlie phải không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo để tìm tòi ra được những cái mới. 15 năm trời với những chuyến hành trình dài đã góp nhặt cho Môlie những kinh nghiệm, vốn sống phong phú, mang đến cho ông những cái nhìn mới, những góc độ khác của cuộc đời. Những vở kịch của ông theo đó phát triển lên từng bậc một. Đặc biệt từ vụ nổi loạn La Frôngđơ. Môlie, một nhà viết kịch, một đạo diễn và luôn cả là một diễn viên đã có sự trưởng thành từ những năm tháng phiêu bạt gian truân ấy.
    Từ năm 1960, Môlie đã trở nên người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều kiện để xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc. Ông bắt đầu viết những kịch hề và hài kịch trong đó có vận dụng những kinh nghiệm của mặt nạ Italia về kĩ thuật, về hành động, về tính cách Những vở kịch đầu tay của Môlie – Chàng ngốc (1655), Ghen (1656) báo hiệu một tài năng xuất sắc.
    Với những thành công không ngừng, tiếng tăm của đoàn kịch vang tới tận kinh đô. Năm 1658, đoàn được nhà vua cho gọi về Pari biểu diễn. Năm ấy, Môlie ra mắt với vở “Thầy thuốc si tình”. Một kết quả tốt cho đoàn kịch và thế là tất cả được giữ lại hoạt động ở Paris và được dành cho rạp hát của triều đình là Pơti Buôcbông để biểu diễn. Sau một năm dài hoạt động, vừa diễn lại những tác phẩm cũ, vừa tuyển chọn thêm nhiều tài năng mới, Môlie cho dựng “Những ả kiểu cách rởm”. Tác giả bị ghét bỏ bởi bọn quý tộc phong kiến mặc dù Môlie chỉ đả kích bọn “giả làm quý tộc”. Từ đó, cuộc đời Môlie bước sang một giai đoạn mới – đấu tranh xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc, hiện thực, tiến bộ. Môlie không ngừng cho ra đời những tác phẩm đánh trực diện vào bộ mặt hèn hạ, rởm đời của bọn quý tộc, Nhà thờ và chế độ chuyên chế. Chính vì thế, Môlie vô tình trở thành kẻ thù địch không cùng tư tưởng với những thế lực lớn. Chúng cho rằng tác giả đang cố tình đi ngược lại những quy tắc cổ diển, báng bổ tôn giáo và tha hóa một nền thẩm mĩ. Môlie đã phải đấu tranh không ngừng để giữ vững quan niệm và tư tưởng của mình, cũng chính vì thế đã không ngừng làm nên tài năng lão luyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...