Thạc Sĩ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/6/14
    Last edited by a moderator: 24/8/15
    [TABLE="width: 679"]
    [TR]
    [TD]VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
    HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


    NGÔ BÍCH THU


    NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
    CỦA EDGAR ALLAN POE


    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

    Chuyên ngành: Văn học Bắc Mỹ
    Mã số: 62 22 30 20

    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG


    HÀ NỘI - 2014





    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
    Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
    công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

    Tác giả luận án



    NGÔ BÍCH THU





    [TABLE="width: 672"]
    [TR]
    [TD] MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    [/TD]
    [TD]Trang

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Lý do chọn đề tài
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Cấu trúc luận án
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt .
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết .
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KINH DỊ CỦA EDGAR ALLAN POE
    [/TD]
    [TD]
    34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Truyện kinh dị loại hình cốt truyện kinh dị của Poe .
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.1. Truyện kinh dị và công thức cốt truyện kinh dị của Poe .
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.2. Loại hình cốt truyện kinh dị của Poe .
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Đặc điểm cốt truyện kinh dị của Poe
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.1. Truyện kinh dị có độ dài “giới hạn trong một lần đọc”
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.2. Truyện kinh dị tâm lý . .
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.3. Truyện kinh dị duy lý
    [/TD]
    [TD]55
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.4. Truyện kinh dị có tính chất biểu tượng .
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị tiêu biểu .
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.3.1. Dấu ấn kỹ thuật viết truyện ngắn của Poe trong “Le Horla” của Maupassant.
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Poe và Stephen King: Từ “Con mèo đen” đến “Con mèo đến từ địa ngục”
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Tiểu kết
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRINH THÁM CỦA
    EDGAR ALLAN POE
    [/TD]
    [TD]
    79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Truyện trinh thám và hình mẫu cốt truyện trinh thám của Poe
    [/TD]
    [TD]79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Truyện trinh thám và công thức cốt truyện trinh thám của Poe
    [/TD]
    [TD]79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe
    [/TD]
    [TD]84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Đặc điểm cốt truyện trinh thám của Poe
    [/TD]
    [TD]92
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Cốt truyện mỏng, trong suốt
    [/TD]
    [TD]92
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Cốt truyện có yếu tố kỳ ảo .
    [/TD]
    [TD]96
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Cốt truyện có yếu tố tâm lý
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Kỹ thuật giải “bài toán trí tuệ” trong cốt truyện trinh thám của Poe
    [/TD]
    [TD]102
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Phương pháp diễn dịch
    [/TD]
    [TD]103
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Năng lực trực giác
    [/TD]
    [TD]103
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3. Năng lực tư duy .
    [/TD]
    [TD]106
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.4. Tri thức khoa học
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện kinh dị
    tiêu biểu
    [/TD]
    [TD]
    111
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4.1. Dấu ấn kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe trong truyện “Dải băng lốm đốm” của Conan Doyle
    [/TD]
    [TD]
    112
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4.2. Motif “truy tìm vật quí giá bị mất” qua truyện “Lá thứ bị mất” của Poe và
    “Xâu chuỗi ngọc trai” của Agatha Christie .
    [/TD]
    [TD]
    114
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.5. Tiểu kết
    [/TD]
    [TD]116
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN KHOA HỌC GIẢ TƯỞNG
    CỦA EDGAR ALLAN POE .
    [/TD]
    [TD]
    118
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Truyện khoa học giả tưởng và hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng
    của Poe
    [/TD]
    [TD]118
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.1. Truyện khoa học giả tưởng
    [/TD]
    [TD]118
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2. Truyện khoa học giả tưởng của Poe
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.3. Hình thức cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe .
    [/TD]
    [TD]123
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Đặc điểm cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe .
    [/TD]
    [TD]128
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.1. Tri thức khoa học như là nền tảng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe
    [/TD]
    [TD]128
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.2. Thao tác tư duy và kỹ thuật trong xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng
    của Poe .
    [/TD]
    [TD]
    136
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3. Ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn viết truyện khoa học
    giả tưởng tiêu biểu
    [/TD]
    [TD]
    144
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.1. Poe và truyện khoa học giả tưởng của Jules Verne
    [/TD]
    [TD]144
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.2. Poe và truyện khoa học giả tưởng của Herbert George Wells
    [/TD]
    [TD]149
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4. Tiểu kết
    [/TD]
    [TD]153
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]155
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .
    [/TD]
    [TD]160
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]161
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC .
    [/TD]
    [TD]174
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]











    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Các ngành khoa học xã hội, trong đó có văn học, đóng một vai trò to lớn trong việc đào tạo những chủ nhân phát triển toàn diện, có hiểu biết không chỉ về Việt Nam mà cả về văn hóa-xã hội thế giới. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra ngày càng sâu sắc và xu thế hội nhập của đất nước ta vào đời sống kinh tế văn hoá xã hội toàn cầu, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng.
    Nhu cầu cấp bách này còn có một lý do khác, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nước ta. Trong một thời gian dài, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu văn học thế giới ở Việt Nam còn thiếu cân đối. Trong khi các nền văn học của các nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây được chú trọng giới thiệu, thì các nền văn học của các nước phương Tây, nhất là các tác giả, tác phẩm không thuộc trường phái hiện thực, lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Những điều nói trên đặc biệt đúng với nền văn học Hoa Kỳ nói chung và Edgar Allan Poe nói riêng.
    1.2. Là một đất nước đa chủng tộc, cường quốc số một về kinh tế và hầu hết các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật , Hoa Kỳ cũng là một cường quốc về văn học. Đất nước này đã cống hiến cho văn học thế giới tới 11 tác giả đoạt giải Nobel văn chương (chiếm gần 10% tổng số tác giả đoạt giải Nobel văn chương) [151]. Tuy vậy, đến nay, hiểu biết của chúng ta về nền văn học này còn xa mới đầy đủ và hệ thống. Nhiều tác giả lớn, đặc biệt là những tác giả da màu và gốc La tinh, hiện nay vẫn chưa được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Ngay cả với các tác giả đã được dịch, như Edgar Allan Poe, Mark Twain, Jack London, O.Henry, F.Scott Fizgerald, Enest Hemingway v.v , số công trình nghiên cứu cũng còn hạn chế.
    1.3. Edgar Allan Poe là một trong những hiện tượng độc đáo nhất của văn học Hoa Kỳ và thế giới. Khi đã trở thành một huyền thoại văn học ở Pháp, thì tại quê hương, ông vẫn chưa được đánh giá cao Mất ở độ tuổi 40, nhưng khối lượng tác phẩm và công trình phê bình Poe để lại rất đồ sộ và giá trị. Đặc biệt, ông là một trong những “người khai sinh” ra các thể loại truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng.
    Là một trong những nhà văn đầu tiên đem vinh quang về cho nước Mỹ, Poe cũng là một nhà văn có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với nhiều thế hệ nhà văn khắp thế giới, trong đó có những tên tuổi lớn như Charles Baudelaire, Stephane Mallarmé, Paul Valéry, Guide de Maupassant, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Conan Doyle, Agartha Christie, Stephen King Ở Việt Nam, dấu ấn của Poe cũng rất đậm nét trong sáng tác của nhiều nhà văn, từ những tác giả trước 1945 như Thế Lữ, Lan Khai, Bùi Huy Phồn, Hoàng Trọng Miên, Phạm Cao Củng, Khái Hưng đến những nhà văn đương đại như Viết Linh, Thái Bá Tân, Ngô Tự Lập . Chắc chắn, danh sách những học trò trực tiếp hoặc gián tiếp của Poe sẽ còn dài thêm nữa trong tương lai.
    1.4. Ở Việt Nam, Poe được giới thiệu từ đầu thế kỷ 20, nhưng có một giai đoạn việc dịch, nghiên cứu về Poe và tác phẩm của ông vắng bóng hoàn toàn (ở miền Bắc, thập kỉ 50, 60, 70, và hơn nửa thập kỉ 80), hay “đứt quãng” (ở miền Nam, 1967-1987). Poe chỉ thực sự trở lại với độc giả Việt Nam trong vòng mươi năm gần đây (2002-2013) [85]. Tuy nhiên, việc dịch thuật, nghiên cứu về Poe và tác phẩm của ông tại Việt Nam đến nay vẫn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa xứng với tầm vóc của ông. Tuyển tập tác phẩm dày dặn nhất của Poe cho đến nay, Tuyển tập Edgar Allan Poe do Ngô Tự Lập và nhóm Địa cầu văn hóa tuyển dịch (Nhà xuất bản Văn học, 2002), giới thiệu 40 truyện ngắn. Nếu so sánh với Toàn tập truyện ngắn và thơ của Edgar Allan Poe (Complete Stories and Poems of Edgar Allan Poe), do Bantam Doubleday xuất bản (1984), với 66 truyện và 55 bài thơ, thì thấy rõ, công trình dịch thuật tác phẩm của Poe tại Việt Nam vẫn còn chưa hoàn tất. Mảng thơ và tiểu luận của Poe rất phong phú nhưng mới chỉ có một vài tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Các công trình nghiên cứu về Poe cũng còn ít ỏi.
    1.5. Là một tác giả độc đáo, có cống hiến lớn cho sự hình thành nhiều thể loại văn học mới, Poe còn là một nhà lí thuyết nghệ văn học. Ông có một hệ thống lý thuyết về nghệ thuật sáng tác chặt chẽ, vẫn còn có ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay. Đó là một khía cạnh nữa trong sự nghiệp văn học của Poe mà chúng ta có thể, và cần thiết, phải nghiên cứu.
    Công trình của chúng tôi tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Edgar Allan Poe, nhằm lý giải đặc trưng tư duy sáng tạo của Poe, từ đó giải mã bản chất của nhiều thể loại văn học mà ông là người đặt nền móng như truyện trinh thám, truyện kỳ ảo, truyện khoa học giả tưởng, xác định tầm ảnh hưởng to lớn của ông về phương diện lý thuyết và sáng tác, đồng thời lý giải sức hút kỳ lạ của Poe đối với nền văn hóa đại chúng Hoa Kỳ và thế giới.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Trong luận án này, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ thuật viết truyện của Poe, trong đó cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
    Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chính như sau:
    1. Phân tích lý thuyết của Poe về cốt truyện, qua đó làm rõ những đặc trưng cơ bản của kỹ thuật xây dựng cốt truyện và đặc trưng tư duy sáng tạo của Poe.
    2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Poe ở ba thể loại điển hình (truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng).
    3. Thông qua so sánh, đối chiếu làm rõ ảnh hưởng của kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe đối với sáng tác của một số nhà văn trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Những công trình, bài nghiên cứu phê bình về truyện ngắn của Poe, và các tiểu luận phê bình của Poe; Những tác phẩm truyện và tiểu luận phê bình của Poe được dịch ra tiếng Việt; Sáng tác của các nhà văn nước ngoài và Việt Nam chịu ảnh hưởng của kỹ thuật viết truyện ngắn, kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Giới hạn đề tài nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn của Poe. Do vậy, chúng tôi tập trung khảo sát thể loại truyện ngắn và lý thuyết về truyện ngắn theo quan niệm của Poe, không đi sâu vào thơ và các thể loại khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu một số tác giả tác phẩm, mà theo chúng tôi, chịu ảnh hưởng lý thuyết và kỹ thuật truyện viết ngắn của Poe để so sánh đối chiếu.
    Tuy luận án không nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và thời đại của Poe, nhưng chúng tôi ý thức rằng một số điểm quan trọng trong tác phẩm có thể được làm sáng tỏ thêm nhờ những khía cạnh khác nhau trong cuộc đời và thời đại của tác giả. Vì thế, trong quá trình phân tích tác phẩm của Poe, chúng tôi có vận dụng các dữ liệu này để lý giải, nhằm làm sáng tỏ các tầng nghĩa trong truyện ngắn của ông. Trong luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng các công trình, tài liệu nghiên cứu về Poe và tác phẩm của Poe bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
    4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Cơ sở lý thuyết
    Cơ sở lý thuyết mà luận án sử dụng là 1) lý thuyết về cốt truyện và 2) lý thuyết của Poe về cốt truyện.
    4.1.1. Lý thuyết về cốt truyện
    Cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản, “một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự” [51]. Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa: cốt truyện là “kế hoạch hay lược đồ các sự kiện trong một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch” (a plan or an outline of the events in a play or novel) [54,148]. Định nghĩa này là sự nhắc lại có phần giản lược định nghĩa về cốt truyện của bi kịch mà Aristotle nêu trong công trình Nghệ thuật thi ca, theo đó, cốt truyện được định nghĩa như là “sự tổ chức các sự kiện”, “có phần đầu, phần giữa và phần kết” (has beginning, middle and end), và là yếu tố quan trọng nhất trong số “sáu yếu tố hợp thành” của bi kịch - cốt truyện, nhân vật, biểu đạt ngôn từ, tư tưởng, bài trí mang tính thị giác, và ca nhạc. Quan niệm của Aristotle được trình bày rõ trong đoạn trích sau: “Phần đầu” là cái không cần thiết phải tiếp theo một cái gì khác, nhưng sau nó tự nhiên có một cái gì đó tồn tại hoặc xảy ra; “phần kết” ngược lại, là cái tự nhiên tiếp theo một cái khác, hoặc nhất thiết hoặc hầu như nhất thiết, nhưng sau nó không có gì tiếp theo; và “phần giữa” là cái tự nhiên nối tiếp cái gì đó khác và có cái gì đó khác nữa tiếp theo nó. Vậy, những cốt truyện chặt chẽ không được bắt đầu hay kết thúc tùy tiện, mà phải tuân theo những chỉ dẫn vừa trình bày [1,40]. Aristotle đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc sắp xếp các hành động trong cốt truyện, nhằm tạo ra hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Ông viết: “cốt truyện phải được sắp xếp như thế nào để bất kỳ ai, dù không được xem biểu diễn, mà chỉ nghe qua về những sự việc xảy ra đó cũng phải rùng mình và cảm thấy xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện” [1]. Cùng chung quan điểm của Aristote, sau này có các nhà lý luận A.N. Veselovski, L.I. Timofeep, G.N. Popspelov, tất cả đều “đánh giá cao cốt truyện và việc xây dựng kết cấu cốt truyện” [51].
    Quan niệm truyền thống nói trên về vai trò quan trọng của cốt truyện được thể hiện rõ trong các sáng tác văn học phương Tây, kể từ văn học thời cổ đại (sử thi Iliat Odissey của Homer, bi kịch Hi Lạp cổ đại), văn học thời Phục hưng (tiểu thuyết của F. Rabelais, M. Cervantes; kịch của W. Shakespeare ), văn học Cổ điển (thế kỷ XVII), văn học Ánh sáng (thế kỉ XVIII) đến chủ nghĩa Hiện thực (thế kỷ XIX) . Trong các tác phẩm văn học nói trên, các tác giả dụng công xây dựng cốt truyện thông qua việc tổ chức các sự kiện, triển khai cốt truyện theo các bước như quan niệm của Aristotle, có “phần đầu”, “phần giữa” và “phần kết”. Không chỉ các nhà văn mà cả các nhà nghiên cứu lý luận văn học phương Tây trong thế kỷ XIX cũng tiếp tục khẳng định cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành tác phẩm văn học. “Những tác phẩm không có cốt truyện, chỉ như một thứ phác thảo, ghi chép” [49].
    Nhưng bước sang thế kỷ XX, đời sống lý luận phê bình văn học chứng kiến sự bùng nổ đầy màu sắc của các trường phái lý thuyết hiện đại với những công trình lý luận văn học trong đó nêu lên những cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau về cốt truyện. Các nhà lý luận chủ nghĩa hình thức Nga, (đại diện là B.Tomachevski, V.Shklovski ) quan niệm: “cốt truyện (sinzhet) là sự trình bày liên tục các sự kiện và chi tiết của chúng trong văn bản tác phẩm, bằng một "thủ pháp" nào đấy: "xoắn ốc" hay "chiếu nghỉ cầu thang" [51]. Họ cũng phân biệt khái niệm cốt truyện (sinzhet, subject) với chuyện kể (fabula): “chuyện kể là trật tự tự nhiên của các biến cố, là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau theo trật tự biên niên và nhân quả, còn cốt truyện là trật tự nghệ thuật của chúng, tức là theo trình tự xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm” [51]. Cốt truyện, theo đề xuất của trường phái cấu trúc, đó là “hành trình nhân vật chính di chuyển qua các không gian khác nhau cũng tức là các trường ngữ nghĩa khác nhau ” [51]. J. Lotman-một đại diện của trường phái cấu trúc, trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật, đã “xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động v.v ”[51]. Như vậy, quá trình nghiên cứu về cốt truyện thực sự có bước tiến quan trọng, do vậy, nội hàm khái niệm cốt truyện ngày càng được mở rộng và trở nên đa dạng.
    Truyện có thể không có cốt truyện hay không? Khảo sát các quan điểm của J. Arthur Honeywell, trong Cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại (Plot in the Modern Novel), Victor Sklovski trong Lý thuyết văn xuôi (Theory of Prose) đến Crane R.S trong Khái niệm cốt truyện và cốt truyện trong “Tom Jones” (The Concept of Plot and the Plot of Tom Jones), và nhiều tác giả khác như Tzvetan Todorov, Roland Barthes, Alain Robb-Grillet , chúng ta có thể trả lời: điều đó phụ thuộc vào cách quan niệm của chúng ta về cốt truyện. Nếu cốt truyện được hiểu đơn thuần như là một chuỗi nhân- quả các sự kiện, thì cốt truyện vắng mặt trong tác phẩm của một số nhà văn hiện đại và hậu hiện đại. Nhưng nếu quan niệm rằng cốt truyện là sự thể hiện câu chuyện bằng ngôn từ, chúng ta phải chấp nhận rằng truyện không thể không có cốt truyện. Nếu như trước thế kỷ XX, cốt truyện với cách hiểu là “sự tổ chức các sự kiện”, theo quan niệm của Aristotle, hiện diện trong hầu hết các sáng tác của các nhà văn, nhất là các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa như Balzac, Stendhal, Flaubert, Mérimée (Pháp), Thackeray, Dickens (Anh), Gogol, Turgueniev, F.M.Dostoevsky, L.Tolstoy (Nga), thì sang thế kỷ XX, nhiều nhà văn thuộc trào lưu văn học Hiện đại và Hậu hiện đại đã phá bỏ quan niệm truyền thống về cốt truyện. Trong tác phẩm của họ xuất hiện hiện tượng “loãng cốt truyện”, thậm chí “phi cốt truyện”. Đó là trường hợp các nhà văn như Joyce (Ailen); Kafka (Tiệp); Proust, Sartres, Camus (Pháp); Faulkner, Passoss, Hemingway (Hoa Kỳ)
    Cốt truyện theo quan niệm phương Đông có những đặc thù riêng, xuất phát từ một hệ thống triết học riêng biệt. Tuy nhiên, như Paul S. Ropp đã nhận xét, trong Nghệ thuật riêng biệt của truyện Trung Hoa, “cũng có những tương đồng quan trọng trong sự tiến hóa của hình thức kể chuyện ở phương Tây và Trung Hoa. Ở cả hai nền văn hóa nhìn chung đều có sự phát triển từ các tác phẩm ngắn đến các tác phẩm dài hơi, từ sự chú trọng huyền thoại và truyện dân gian trong thời kỳ đầu đến sự chú trọng các trải nghiệm và quan sát cá nhân của các tác giả cụ thể ( ) Loại tự sự văn xuôi dài hơi tạo ra, theo cách hiện thực chủ nghĩa, một thế giới khả tín của riêng nó đã tiến hóa từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 ở Trung Quốc, hơi sớm hơn nhưng gần như song hành với sự phát triển của tiểu thuyết ở châu Âu.” [158]. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, thành tựu nổi bật trong văn học Trung Hoa là sự xuất hiện thể loại tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh, mà một trong những đặc trưng cơ bản là câu chuyện được triển khai theo trật tự thời gian tuyến tính, được kết cấu thành nhiều chương, hồi. Điển hình là các tác phẩm Tam Quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân) đời Minh; Chuyện làng nho (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần) đời Thanh. Theo Paul Ropp, đó chính là loại tự sự văn xuôi dài hơi Trung Quốc “gần như song hành với sự phát triển của tiểu thuyết ở châu Âu” [158].
    Quan niệm về cốt truyện ở Việt Nam thay đổi cùng với quá trình tiếp biến văn hóa gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ điển Thuật ngữ Văn học định nghĩa cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [100]. Theo truyền thống, các nhà văn cổ điển Việt Nam quan niệm về cốt truyện tương tự như cách quan niệm của người Trung Quốc. Sự giao tiếp văn hóa với phương Tây đem đến quan niệm kiểu phương Tây về cốt truyện - bắt đầu là quan niệm cổ điển, và sau đó là quan niệm hiện đại và hậu hiện đại. Nhìn lại tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta nhận thấy một hiện tượng phổ biến đó là các tác phẩm văn xuôi nói chung đều có cốt truyện. Từ những tác phẩm mang dấu ấn của văn học Trung Hoa như truyện Nôm (Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du ), truyện truyền kỳ (Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Tân Truyền Kỳ lục của Đoàn Thị Điểm ), tiểu thuyết chương hồi (Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái); Đến những tác phẩm ít nhiều có dấu ấn của văn học Pháp giai đoạn 1930-1945 như tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo ); tác phẩm của các nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng Và cả nhưng tác phẩm của các nhà văn Việt Nam hiện đại, như Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
    Như vậy, nhìn vào lịch sử khái niệm cốt truyện từ truyền thống đến hiện đại, ở phương Tây và phương Đông, chúng ta thấy có những cách quan niệm khác nhau về cốt truyện. Nhưng dù phương Tây hay phương Đông dù cổ điển hay hiện đại thì trong quá trình soạn tác tác phẩm, các nhà văn có lẽ đều chung mong muốn “sáng tạo được một cốt truyện hay và luôn luôn mở trong sự tiếp nhận của bạn đọc”[49].
    4.1.2. Lý thuyết của Poe về cốt truyện
    Edgar Allan Poe không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà lý thuyết văn học. Ông đã trình bày một cách sáng rõ và độc đáo hệ thống lý thuyết về quá trình soạn tác cũng như phê bình một tác phẩm (cả thơ và văn xuôi), các yếu tố cấu thành một tác phẩm, trong đó yếu tố cốt truyện được ông đặc biệt chú ý. Lý thuyết về cốt truyện của Poe thể hiện qua một số luận điểm chính sau đây.
    Cốt truyện và quan niệm văn học như là sản phẩm của lý trí. Poe quan niệm văn chương như là sản phẩm của trí tuệ, chứ không phải của tình cảm. Điều đó thể hiện rõ trong Triết lý về soạn tác (The Philosophy of Composition). Quá trình soạn tác một tác phẩm, theo Poe, giống như cách giải một bài toán, trong đó không có chi tiết nào, dù nhỏ, trong cốt truyện có thể qui về sự ngẫu nhiên hoặc trực giác, mà trái lại, được cân nhắc kỹ lưỡng, với một sự chính xác và tính hệ quả chặt chẽ.
    Cốt truyện và vai trò của sự mở nút. Poe chủ trương rằng cốt truyện luôn phải hướng về sự mở nút. Trong Triết lý về soạn tác, ông viết: “Một điều quá rõ là mọi cốt truyện xứng đáng là cốt truyện phải được xây dựng nhằm vào sự mở nút của nó trước khi ngòi bút động đến những vấn đề khác. Chỉ có thường xuyên nhằm vào sự mở nút chúng ta mới có thể đem lại cho cốt truyện cái không khí tương tác nhân quả không thể thiếu, bằng cách làm cho những tình tiết và đặc biệt là những giọng văn ở mọi điểm hướng về sự phát triển của ý đồ” [90, 8]
    Cốt truyện và vấn đề dung lượng. Poe, có lẽ, là nhà văn đầu tiên nêu lên một nguyên tắc lý thuyết về dung lượng hay độ dài hợp lý cho một tác phẩm cả thơ và truyện. Luận điểm có tính khoa học này được Poe trình bày tập trung nhất trong hai công trình Triết lý về soạn tácPhê bình cuốn “Những câu chuyện được kể hai lần” của Nathaniel Hawthorne. Trong công trình Phê bình cuốn “Những câu chuyện được kể hai lần” của Nathaniel Hawthorne, Poe đặt ra vấn đề dung lượng thích hợp cho một chuyện kể văn xuôi ngắn (truyện ngắn) với nguyên tắc “giới hạn trong một lần đọc”, có nghĩa, độ dài của tác phẩm đảm bảo để độc giả chỉ mất từ “nửa giờ đến một hoặc hai giờ để đọc kỹ nó” [69,75]. Poe đồng thời chỉ ra những căn nguyên của việc đề ra nguyên tắc này cũng như hiệu quả cảm xúc mà nó đem lại cho độc giả. Đây là đóng góp quan trọng của Poe về phương diện lý luận sáng tác và phê bình văn học.
    Cốt truyện - Độ căng và cao trào. Độ căng và cao trào là những khâu đặc biệt quan trọng trong cấu trúc cốt truyện của Poe. Cấu trúc truyện của Poe có vẻ đơn giản, tuân theo hình thức cổ điển, bao gồm các giai đoạn: trình bày (exposition), tạo mâu thuẫn, phát triển mâu thuẫn, cao trào và kết thúc, nhưng lại hiệu quả một cách kỳ lạ. Đó là vì ông có một cách độc đáo để tổ chức các sự kiện và tăng cường các mâu thuẫn - có khi hợp lý, có khi ngẫu nhiên, phi lý, và thậm chí đánh lạc hướng. Nguyên lý nhân - quả và độ căng đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên tính khả tín của truyện, đồng thời thu hút sự chú ý của người đọc – đó là điều Poe luôn luôn ý thức sâu sắc. Poe là một thiên tài trong việc thôi miên độc giả bằng cốt truyện.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào đề tài của Luận án, chúng tôi chủ trương kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó định tính là chủ yếu. Về định lượng, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê (chủ yếu thông qua khảo sát văn bản), nhằm làm rõ một số đặc điểm cốt truyện nổi bật của Edgar Poe, chẳng hạn lập bảng thống kê khảo sát các mô hình cốt truyện của Poe, tần số xuất hiện của các từ/cụm từ, hay các loại giả thuyết khoa học, các hiện tượng khoa học v.v trong truyện của Poe. Về định tính, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, cụ thể là: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh song song và đối chiếu, phương pháp hệ thống-loại hình, gắn liền với cách nhìn tham chiếu trên các bình diện triết học, văn hóa, phương pháp lịch sử tiếp nhận, phương pháp tiểu sử. Sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên nhằm đạt tới tính hiệu quả trong nghiên cứu cốt truyện của Poe, chẳng hạn phương pháp tiểu sử sẽ phần nào soi sáng nguyên nhân sự xuất hiện với tần số cao một số motif trong cốt truyện của Poe (chẳng hạn ám ám về cái chết, bóng ma, bóng tối, giấc mơ ), phương pháp so sánh song song và đối chiếu sẽ làm rõ hơn dấu ấn kỹ thuật tạo dựng cốt truyện của Poe trong truyện của nhiều nhà văn trên thế giới v.v (chẳng hạn so sánh đối chiếu cách tổ chức cốt truyện của Poe với truyện của các tác giả Stephen King, Conan Doyle, Agartha Christie )
    5. Cấu trúc của luận án
    Luận án có kết cấu gồm 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan, bao gồm việc phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu về truyện của Poe, lý thuyết về truyện của Poe bằng tiếng Việt và tiếng Anh, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét sơ bộ, nhằm xác định hướng nghiên cứu của luận án, để không bị trùng lặp với các hướng nghiên cứu trước đó.
    Chương 2: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện kinh dị của Poe
    Chương 2 bắt đầu bằng định nghĩa thể loại truyện kinh dị, nêu công thức cốt truyện kinh dị, và phân loại truyện kinh dị của Poe. Chúng tôi cho rằng truyện kinh dị của Poe có thể phân thành 2 tiểu loại chính, đó là: 1) truyện kinh dị Gothic và 2) truyện kinh dị kỳ ảo. Ứng với 2 tiểu loại này là các kỹ thuật và thủ pháp riêng. Tiếp đó, luận án nghiên cứu những đặc điểm chính của cốt truyện kinh dị của Poe, và ảnh hưởng của lý thuyết, kỹ thuật xây dựng cốt truyện kinh dị của Poe đối với sáng tác của các nhà văn thế giới và Việt Nam.
    Chương 3: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám của Poe
    Truyện trinh thám là sáng tạo độc đáo của Poe. Chúng tôi điểm lại các bài nghiên cứu về năm hình mẫu truyện trinh thám của Poe, đặc biệt là bài nghiên cứu của Jorge Luis Borges, trên cơ sở đó làm rõ các đặc trưng nổi bật của nghệ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám của Poe. Việc phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám được tiến hành có so sánh với cốt truyện kinh dị, là thể loại dường như ngược chiều truyện trinh thám, nếu xét về vai trò của lý trí trong việc tổ chức cốt truyện. Luận án cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của lý thuyết, kỹ thuật xây dựng cốt truyện trinh thám của Poe đối với sáng tác của các nhà văn thế giới và Việt Nam.

    Chương 4: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe
    Truyện khoa học giả tưởng cũng là một đóng góp quan trọng của Poe về phương diện thể loại. Nhưng khác với truyện trinh thám và truyện kinh dị, truyện khoa học giả tưởng của Poe hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về tác phẩm của Poe tại Việt Nam. Chúng tôi cố gắng chỉ ra những đặc điểm kỹ thuật trong xây dựng cốt truyện khoa học giả tưởng của Poe căn cứ vào các tiểu loại. Ảnh hưởng của Poe đối với các nhà văn viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng như Jules Verne, Herbert George Wells và các nhà văn khác cũng được đề cập.
    Một số kết luận của Luận án:
    1. Poe trước hết là một nhà lí thuyết văn học. Ông là tác giả của một hệ thống lý thuyết về nghệ thuật sáng tác, trong đó có thể loại truyện ngắn, rất độc đáo và chặt chẽ, cho đến nay vẫn có sức ảnh hưởng to lớn.
    2. Từ lý thuyết đến sáng tác, Poe có những vận dụng hiệu quả trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở cả ba thể loại mà ông là người sáng lập hay đồng sáng lập: truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng.
    3. Lý thuyết và kỹ thuật xây dựng cốt truyện của Poe có ảnh hưởng rất lớn đối với sáng tác của nhiều nhà văn trên thế giới, thậm chí cả các nhà văn hiện đại thế kỷ 20, 21.
    6. Những đóng góp mới của đề tài
    Luận án được hoàn thành sẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Poe ở cả ba thể loại mà Poe là người sáng lập: truyện kinh dị, truyện trinh thám và truyện khoa học giả tưởng. Qua đó, luận án đặt ra hoặc gợi mở hướng giải quyết một số vấn đề thuộc về thi pháp thể loại, như thi pháp truyện khoa học giả tưởng, truyện trinh thám, truyện kinh dị. Đồng thời, luận án hướng tới làm rõ tầm ảnh hưởng của Poe đối với nhiều thế hệ nhà văn và nghệ sĩ trên thế giới trong đó có các nhà văn nhà thơ Việt Nam, khẳng định cống hiến của Poe đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học Hoa Kỳ và văn học thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...