Luận Văn Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang​Phần Mở Đầu 3
    A. Giới thuyết 3
    1. Lý do chọn đề tài . 3
    2.Lịch sử vấn đề . 4
    3. Phạm vi nghiên cứu 7
    4. Phương pháp nghiên cứu 7
    5. Đóng góp mới của đề tài 8
    6. Cấu trúc của luận văn
    B.Tác giả, tác phẩm và giới thuyết khái niệm 8
    1. Tác giả, tác phẩm . 8
    1.1 .Tác giả Thiết Ngưng 8
    1.2. Tác phẩm Những người đàn bà tắm 10
    2. Giới thuyết khái niệm về tự sự học 13
    2.1. Lược sử quan niệm về tự sự học . 13
    2.2. Tự sự học trong dòng chảy của văn học Trung Hoa 14
    PHẦN NỘI DUNG . 16
    Chương 1 Người Kể Chuyện 16
    1.1 Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự 16
    1.1.1. Sự hiện diện của người kể chuyện 16
    1.1.2. Vai trò của người kể chuyện 17
    1.2. Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm 18
    [I]1.2.1. Đa dạng người kể chuyện[/I] 18
    [I]1.2.1.1. Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất 19
    [I]1.2.1.2. Người kể chuyện từ ngôi thứ hai 28
    [I]1.2.1.3. Người kể chuyện từ ngôi thứ ba 32
    [B][I]1.2.2. [/I][I]Điểm nhìn tự sự[/I] . 37
    [I]1.2.2.1. Điểm nhìn khách quan 38
    [I]1.2.2.2. Sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn 43
    [B]1.2.3. Cách kể độc đáo với những chi tiết lạ, tượng trưng 50
    [I]1.2.3.1. Những chi tiết ảo, tượng trưng . 51
    [I]1.2.3.2. Mỗi chương mang một tựa đề đậm chất thơ nhưng không kém phần ám ảnh. 56
    [I]1.2.3.3. Hành văn hay lặp lại, xoáy lại . 58
    [I]Chương 2 Không Gian – Thời Gian 60
    [B]2.1. Không gian 61
    [B][I]2.1.1. Trung Quốc – Không gian “tắm gội”[/I] 62
    [B][I]2.1.2. Mỹ quốc – Ảo ảnh thiên đường[/I] 68
    [B][I]2.1.3. Chiếc ghế sofa – Không gian ám ảnh[/I] 74
    [B]2.2. Thời gian 78
    [B][I]2.2.1. Hiện tại, Qúa Khứ, Tương lai – Thời gian đan xen[/I] . 80
    [B][I]2.2.2. Thời gian Tuổi thơ – Nỗi đau ám ánh[/I] 85
    [B][I]2.2.3. Thời gian “Cách mạng văn hoá” – Vết thương dân tộc[/I] 89
    [I]Chương 3 Ngôn Ngữ và Giọng Điệu 96
    [B]3.1. Ngôn ngữ tự sự 97
    [B][I]3.1.1. Ngôn ngữ khái thuật[/I] 98
    [B][I]3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả trường cảnh.[/I] . 103
    [B][I]3.1.3. Độc thoại nội tâm – Miên man dòng ý thức[/I] 108
    [B]3.2. Giọng điệu tự sự . 114
    [B][I]3.2.1. Giọng điệu trung tính, khách quan[/I] 115
    [B][I]3.2.2. Giọng điệu “phản tư”, hoài nghi[/I] 119
    [B][I]3.2.3. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm[/I] 122
    KẾT LUẬN . 128
    Phần Phụ Lục 1 . 131
    Phần Phụ Lục 2 . 137
    Tài Liệu Tham Khảo . 152
    Phần Mở Đầu
    [B]A. [I]Giới thuyết[/I]
    [B]1. Lý do chọn đề tài
    Cũng như văn học Nga, Pháp, văn học Trung Quốc đang được nghiên cứu rất nhiều ở ViệtNam. Từ lâu, những vần thơ hàm súc ý tại ngôn ngoại trong Kinh Thi, Đường Thi đến những tiểu thuyết như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai đã làm cho biết bao thế hệ độc giả say mê, yêu thích. Theo dòng chảy thời gian, vườn hoa văn học Trung Quốc càng thêm tỏa hương, khoe sắc với những Lỗ Tấn, Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Trương Khiết, Trì Lợi Còn Thiết Ngưng, một nhà văn trẻ của văn học đương đại Trung Quốc chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Có lẽ bởi người đọc cảm thấy lạ lẫm trước một ngòi bút quá thẳng thắn và bản lĩnh. Tuy nhiên, với những gì thể hiện và cống hiến cho văn chương, các sáng tác của Thiết Ngưng xứng đáng có một vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học Trung Hoa đương đại.
    Trong tất cả những tác phẩm của mình, Thiết Ngưng kêu gọi lòng khoan dung, sự hy sinh cao cả đến không cùng. Bà được xem là đại diện cho văn học nữ tính, đề cao chủ nghĩa nữ quyền, đòi quyền bình đẳng với nam giới một cách quyết liệt và mạnh mẽ. Điều đó góp phần lý giải vì sao rất hiếm nhân vật chính là nam giới trong tác phẩm của nhà văn.
    Với những phát hiện mới mẻ trong văn chương cũng như đóng góp cho nền văn học nước nhà, ngày 12/11/2006, bà là nhà văn “[I]mỹ nữ” đầu tiên, sau Mao Thuẫn và Ba Kim được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc với 7.690 hội viên.
    [B][I]Những người đàn bà tắm[/I] có giá trị khá lớn trong sự nghiệp sáng tác của Thiết Ngưng cũng như trong dòng văn học Trung Quốc đương đại. Tác phẩm được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Nauy, ViệtNam
    Nghệ thuật tự sự là nét đặc sắc trong toàn bộ sáng tác của Thiết Ngưng nói chung và trong [B][I]Những người đàn bà tắm [/I]nói riêng. Tìm hiểu [I]Nghệ thuật tự sự trong [B]Những người đàn bà tắm[/B] của nhà văn, luận văn góp phần nhận thức sâu sắc về khái niệm tự sự và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết – là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng nhằm giải mã cấu trúc nghệ thuật của truyện kể. Bên cạnh đó, qua [B][I]Những người đàn bà tắm[/I], luận văn tìm hiểu thêm về sự vận động của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông – Tây.

    [B]2. Lịch sử vấn đề
    Thiết Ngưng là “[I]hiện tượng” của văn học Trung Hoa đương đại. Tuy nhiên ở ViệtNam, bạn đọc biết đến bà chưa nhiều. Cũng có lẽ bởi cái bóng quá lớn của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao hay Vương Mông, Cao Hành Kiện
    Bàn về Thiết Ngưng, gồm có:
    [B]Tài liệu tiếng Trung:
    [B]* “[I]Bàn về phương thức độc đáo miêu tả nữ tính của Thiết Ngưng” của Lý Lâm đăng trong Tạp chí “[I]Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc”, tháng 3 nặm 2000.
    [B]* “[I]Mặt đối mặt lạnh lùng nhìn nam tính” của Hạ Thiệu Tuấn đăng trong “[I]Trung Quốc đương đại văn học nghiên cứu” do Trương Quýnh chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật Bắc Kinh năm 2006.
    * “[I]Thiết Ngưng” trích từ “[I]Trung Quốc đương đại văn học sử” do Vương Khánh Sinh chủ biên, Nhà xuất bản Hoa Trung Sư phạm đại học năm 2000.
    [B]* “[I]Tìm hiểu Đại dục nữ” của Chu Chính Bảo đăng trong Tạp chí “[I]Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc”, tháng 3 năm 2000.
    [B]Tài liệu tiếng Việt:
    Trên các trang web: evan.com.vn; tienphongonline.com.vn; vnca.cand.com.vn; vietbao.vn; tintuconline.vietnamnet gồm các bài viết:
    [B]* “[I]Chúc mừng nhà văn Thiết Ngưng được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” của nhà văn Hữu Thỉnh.
    [B]* “[I]Thiết Ngưng trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” của Nhuệ Anh.
    [B]* “[I]Nhà văn “mỹ nữ” được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” và [B]“[I]Cả làng văn Trung Quốc vui mừng vì chủ tịch Hội lấy chồng” của Thu Thủy.
    [B]* “[I]Nữ văn sĩ Thiết Ngưng – “Thiên vị” [I]người cùng giới” của PGS.TS Lê Huy Tiêu.
    [B]* “[I]Cuộc chiến giữa lý trí và bản năng” của Đỗ Phước Tiến.
    [B]* “[I]Thiết Ngưng: “Viết không phải là sứ mệnh” của Thanh Huyền.
    [B]* “[I]Suốt đời cần nỗ lực học tập” của T.B.
    [B]* “[I]Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại” Bài trả lời phỏng vấn của Dịch giả Sơn Lê.
    [B]* “[I]Thiết Ngưng – Tiểu thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả” của Mỹ Duyên.
    [B]* “[I]Trung Quốc bình chọn các gương mặt văn học tiêu biểu”.
    [B]* Ngoài ra còn có bài viết của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn (Lời bạt [B][I]Những người đàn bà tắm[/I]) và hai khóa luận tìm hiểu về hình tượng người kể chuyện của Vũ Thị Hạnh; quan hệ giữa dòng ý thức và kết cấu trong [B][I]Những người đàn bà tắm[/I] của Phạm Thị Thanh Huyền thực hiện. Như vậy, ngoài những khái quát chung chung thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về tác giả Thiết Ngưng và tiểu thuyết [B][I]Những người đàn bà tắm[/I] một cách cụ thể đặc biệt là ở phương diện nghệ thuật tự sự.
    Qua những bài nghiên cứu của tác giả ViệtNam và Trung Quốc cùng một số bài tự thuật của Thiết Ngưng, chúng ta có thể khái quát phong cách sáng tác của bà như sau:
    - Theo Thiết Ngưng, những tác phẩm văn học nước ngoài như [B][I]Jean Christophe [/I]của nhà văn Pháp Romain Rolland (1866 – 1944) có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận đất nước và thế giới của nhà văn. Bà dành tình cảm đặc biệt sâu sắc cho nông thôn Trung Quốc và cuộc sống của người nông dân.
    - Hai đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Thiết Ngưng là cuộc sống đầy rẫy đau buồn cũng như chân dung của những người phụ nữ Trung Quốc điển hình và bức tranh toàn cảnh về nông thôn Trung Quốc trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Khi được hỏi, tại sao bà chỉ quan tâm đến đời sống nông thôn trong khi rất nhiều nhà văn khác chú tâm đến khai thác các đề tài ở thành phố mà họ đang sống, Thiết Ngưng giải thích: “[I]Tôi hy vọng, tôi có thể chuyển tải được vẻ đẹp cảm xúc và những mối quan hệ của con người ở nông thôn Trung Quốc. Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức con người vẫn được lưu giữ trong trái tim mỗi người”.
    - Mặt khác, là một tác giả quan trọng trưởng thành trong thời kỳ mới, trong khoảng hơn hai mươi năm sáng tác, Thiết Ngưng cơ bản vẫn giữ vững lập trường và cảm xúc nữ tính của mình. Đó là cảm nhận chung của nhiều nhà phê bình và độc giả. Quả thật, viết về nữ giới là nền tảng sáng tác của Thiết Ngưng, nhất là khi nhà văn chú ý vào các chị em mình, điều đó được thể hiện hết sức nổi bật. Nhưng khi Thiết Ngưng đối mặt với hiện thực xã hội, ngòi bút của bà càng trở nên tự do hơn, phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm phức tạp của nữ giới.

    - Tiểu thuyết của Thiết Ngưng chủ yếu trần thuật ở ngôi thứ nhất và thứ ba nhưng thường nhà văn vẫn nghiêng về người dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất đặc biệt là từ góc nhìn [I]Nữ tính như [B][I]Chiếc áo màu đỏ không cài cúc[/I].
    - Khát vọng của nhà văn là muốn thông qua lịch sử gia đình thể hiện những bước đi lớn của lịch sử Trung Quốc trong kỷ nguyên đầy biến đổi này. Bà tin rằng mục đích của văn học không chỉ là thể hiện những niềm vui nỗi buồn cá nhân mà còn phản ánh được nhịp đập của cuộc sống hiện đại thông qua trải nghiệm của cá nhân.
    - Tai họa đè lên số phận mỗi người thì nhân loại không có nơi nào không có. Nhưng tại họa ở đất nước Trung Quốc, theo kiểu tiếp nhận của người Trung Quốc, và ít ra là trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, có những điểm hơi khác theo nghĩa bao quát. “[I]Bệnh tật, tai họa càng đè nặng thì quyết tâm hưởng đời càng mạnh mẽ. Cho nên bệnh tật, tai họa càng trở nên nặng nề hơn” (Đỗ Phước Tiến).
    - Năm 2003, Thiết Ngưng được độc giả tạp chí “[B][I]Tiểu thuyết[/I] [B][I]chọn lọc[/I]” bầu chọn là một trong “[I]Mười nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ”.
    - Nhìn chung, những tài liệu trên đều nói về quan điểm sống, phong cách nghệ thuật mạnh mẽ, dữ dội nhưng không kém phần nữ tính, quyến rũ của nhà văn. Đó là những cuộc vật lộn hồi sinh nhằm khẳng định cái tôi một cách trung thực, hết mình nhất. Bất cứ một kỳ tích nào cũng có thể thấy ở Thiết Ngưng, bởi trong nhiều năm qua, bà như một thầy phù thuỷ có sức cảm thụ nhạy bén, đầu óc tưởng tượng phong phú, khả năng khám phá sâu sắc, trình độ hiểu biết và phân tích hiếm có cùng kỹ xảo tinh tế đã liên tiếp cho người đọc những tác phẩm ưu tú với những sắc màu và vẻ đẹp khác nhau, có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Từ những sáng tác thời kỳ đầu như: [B][I]Ôi Hương Tuyết[/I], [B][I]Tấm áo đỏ không cài cúc[/I], tiếp theo là [B][I]Cửa hoa hồng[/I], [B][I]Thành phố không mưa[/I], [B][I]Người đàn bà chửa và con bò[/I] và gần đây là [B][I]Vĩnh viễn xa lắm[/I], [B][I]Những người đàn bà tắm[/I] Các tác phẩm đó được chuyển hóa thành các series phim truyền hình ăn khách suốt hàng thập kỷ qua. Sáng tác của bà được đông đảo độc giả đón nhận và đã dịch ra nhiều thứ tiếng, xuất bản tại nhiều quốc gia. Trên văn đàn Trung Quốc hiếm thấy một nhà văn cuốn hút người đọc lâu bền như Thiết Ngưng.
    - Có thể xem sự bộc bạch sau đây như là tuyên ngôn trong sáng tác của nhà văn “[I]Với tôi, viết không phải là một sứ mệnh. Tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài viết văn. Chỉ có được làm như thế, tôi mới cảm nhận được sự thoải mái, niềm vui trọn vẹn và sự bình yên trong tâm hồn. Tiểu thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả. Như người nông dân cày sâu cuốc bẫm trên đồng ruộng, tôi cũng gắn bó sâu nặng với cuộc đời để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Tôi sẽ luôn trung thực với thời đại mà tôi sống, với ngòi bút, với lương tâm và với những độc giả yêu thương”. [6, 6].
    Như vậy, tìm hiểu [I]Nghệ thuật tự sự trong [B]Những người đàn bà tắm[/B] của Thiết Ngưng không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với việc chiếm lĩnh thế giới tác phẩm mà còn nắm bắt được những quan niệm, thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng trong các sáng tác của mình. Bên cạnh khó khăn về ngôn ngữ, tài liệu thì đề tài này cũng đem lại cho người viết những gợi mở hấp dẫn, thú vị.

    [B]3. Phạm vi nghiên cứu
    Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, người viết chủ yếu khảo sát tiểu thuyết [B][I]Những người đàn bà tắm[/I] thông qua bản dịch của Sơn Lê. Luận văn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của Thiết Ngưng ở khía cạnh người tự sự, không gian – thời gian tự sự và ngôn ngữ – giọng điệu.
    Ngoài ra, người viết còn khảo sát thêm các tác phẩm khác (tiểu thuyết [B][I]Cửa hoa hồng[/I], [B][I]Thành phố không mưa[/I]; tập truyện ngắn [B][I]Chơi vơi trời chiều[/I]) của Thiết Ngưng.
    [B]4. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp:
    - Phương pháp thống kê, phân loại
    - Phương pháp so sánh, đối chiếu
    - Phương pháp phân tích
    - Phương pháp tiếp cận xã hội – lịch sử

    [B]5. Đóng góp mới của đề tài
    Đây là lần đầu tiên vấn đề [I]Nghệ thuật tự sự trong [B]Những người đàn bà tắm[/B] của Thiết Ngưng được đặt thành đề tài để nghiên cứu. Từ đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp mới của nhà văn trong nghệ thuật tự sự của văn học Trung Quốc đương đại và văn học thế giới.

    [B]6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
    Chương I: Người kể chuyện
    Chương II: Không gian – Thời gian tự sự
    Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu

    [B]* Một số quy định trong cách trình bày luận văn
    - In nghiêng: Phần trích dẫn, nhấn mạnh
    - In nghiêng đậm: Tên tác phẩm
    - In đậm: Các luận điểm được nhấn mạnh.


    [/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/I][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/B][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...