Luận Văn Nghệ thuật tự hát của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mục lục
    Mở ĐầU 1
    1. Lý do chọn đề tài .4
    2. Lịch sử vấn đề 8
    3. Đối tượng nghiên cứu 12
    4. Phương pháp nghiên cứu .12
    nội dung 13
    Chương 1 : Những khái niệm chung 13
    1. Thơ. Thơ trữ tình .13
    2. Vai trò của tình cảm và dấu ấn cá nhân của tác giả trong thơ .15
    Chương 2 : NGHệ THUậT “Tự HáT” CủA TRáI TIM NGƯờI Mẹ TRONG THƠ VIếT CHO THIếU NHI CủA xUÂN qUỳnh
    (Qua phần tuyển thơ trong tập “Bầu trời trong quả trứng”) .19
    2.1. Nữ sĩ Xuân Quỳnh trong thơ ca Việt Nam hiện đại 19
    2.1.1. Xuân Quỳnh thơ và đời 19
    2.1.2. Cái nhìn chung về thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi 21
    2.2. Nghệ thuật “tự hát” của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập “Bầu trời trong quả trứng”) 24
    2.2.1. Cấu tứ 24
    2.2.2. Giọng điệu .30
    2.2.3. Nhìn đời bằng con mắt trẻ thơ 35
    2.2.3. a Ngôn ngữ 37
    2.2.3. b Tưởng tượng 39
    2.2.4. Hành trình tìm kiếm những câu trả lời cho trẻ thơ 44
    2.2.5. Đối thoại và độc thoại 48
    kết luận 57
    tài liệu tham khảo 59

    mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Có những tác phẩm đọc một lần là ta quên ngay. Nhưng cũng có nhiều tác phẩm như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta, để lại một lớp phù sa, để lại bao ấn tượng khắc chạm trong lòng bạn đọc. Nó làm người ta nhớ, nó khiến người ta thuộc, nó buộc người ta kể cho nhau nghe, nó thôi thúc người ta đọc lại:
    Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    Chỉ có biển mới biết
    Thuyền đi đâu về đâu
    (Thuyền và biển)

    Em trở về đúng nghĩa trái tim em
    Là máu thịt đời thường ai chẳng có
    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
    Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
    (Tự hát)
    ( )
    Thơ Xuân Quỳnh là những vần thơ khó quên như thế. Bởi thơ chị là “tiếng nói thổn thức từ con tim, là khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt. Đó là giọng thơ đầy nữ tính, sôi nổi, mê say, đầy cá tính, giàu yêu thương”. Bởi “cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào và chân thành như chính con người nhà thơ vậy”.
    Đã tròn 20 năm kể từ ngày chuyến xe định mệnh cướp đi nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cho đến nay, những vần thơ trong “Tự hát”, trong “ Thuyền và biển” năm nào vẫn thuộc nằm lòng những đôi lứa đang yêu và sẽ yêu.
    Riêng tôi, tôi vô cùng ấn tượng với “Tự hát”. Theo tôi, chỉ riêng hai chữ “Tự hát” của tiêu đề đã chiếm đến gần nửa giá trị toàn bài thơ. Không có nó, chắc chắn đây cũng vẫn là một bài thơ tình đặc sắc, nhưng thêm “Tự hát” những câu thơ bỗng nhiên thoát xác khỏi ranh giới của một bài thơ, với câu, với chữ, với thanh, với vần . mà bay lên trở thành một khúc tình ca trọn vẹn của trái tim. Đây không còn là tiếng yêu của một nữ thi sĩ thổ lộ tình cảm của mình bằng giọng nói du dương, ngọt ngào nữa, mà đó là lời tâm tình của một trái tim biết yêu. Không cần tác động, không cần thúc giục, trái tim ấy tự cất lên tiếng hát như một nhu cầu không thể thiếu nổi. ẩn sau những giai điệu đằm thắm ấy, ta vừa thấy cái chất sôi nổi, bột phát của một tâm hồn trẻ, vừa nhận ra độ chín của một tình yêu đã lên đến đỉnh cao, một tình yêu vĩnh cửu, vượt lên khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, cần phải trào ra, thoát ra, thốt lên:
    Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
    Càng tha thiết với bài thơ, càng trăn trở với hai từ “Tự hát” tôi càng băn khoăn. Có phải chỉ có tình yêu đôi lứa mới đủ sức mạnh khiến trái tim lên tiếng hay không ? Hay trái tim còn có nhu cầu nói lên điều gì nữa ?
    Lần tìm lại những sáng tác không nhiều Xuân Quỳnh để lại, tôi đã rất mãn nguyện khi phát hiện ra rằng: Xuân Quỳnh nồng nàn, cháy bỏng bao nhiêu trong tình yêu, thì cũng sâu nặng, đằm thắm với trẻ thơ bấy nhiêu. Hãy lắng nghe trái tim người mẹ Xuân Quỳnh “tự hát” lên những giai điệu thiêng liêng của tình mẫu tử!
    Xuân Quỳnh có một tuổi thơ dữ dội, cuộc sống sau này cũng đầy những bất hạnh, cực nhọc nhưng chị đã vượt qua tất cả để sống cho ra sống, sống để mà làm thơ, sống để mà yêu con. Xuân Quỳnh đến với thơ như một định mệnh và đến với thơ thiếu nhi như một thiên chức. Nó như một logic tất yếu trong cuộc đời Xuân Quỳnh: chị sinh ra, yêu, làm thơ, làm mẹ và viết thơ cho con. Những ai đã từng đọc thơ Xuân Quỳnh hẳn sẽ thấy đây là một món quà vừa quen vừa lạ dành cho thiếu nhi: nó đằm thắm yêu thương như một cái hôn; dịu dàng, thanh tao như một đoá hoa; ngọt ngào, ngát thơm như một chiếc bánh
    “Trong tư cách người phụ nữ, người yêu và người vợ, Xuân Quỳnh để lại một di sản thơ tình yêu đằm thắm và da diết đến khắc khoải . Trong tư cách một người mẹ, Xuân Quỳnh cũng để lại một gia tài thơ viết cho con, cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ thật dồi dào và trong trẻo, ngộ nghĩnh và dễ thương .” (8, tr. 543)
    Những vần thơ ấy thu hút chúng ta mê mải, say sưa, thả hồn vào hết bài thơ này đến bài thơ khác, để rồi bất chợt giật mình: từ bao giờ, ánh mắt đã trở nên mơ màng, nụ cười đã nở trên khoé môi, tâm trí đã dạt trôi về một miền kí ức xa xăm .
    Với thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, trẻ thơ thấy mình trong đó, người lớn thấy mình trong đó, tôi thấy tôi mười năm trước, bạn thấy bạn năm năm sau, tôi mơ ước được bé lại, bạn tò mò muốn được thử hạnh phúc làm cha . Đúng như Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét: “Hai chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào người đọc trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của người Việt tự xa xưa. Những thiếu nữ bước vào tuổi yêu đương, những người mẹ trẻ phập phồng dõi theo từng giấc ngủ, từng hơi thở, từng bước đi của đứa con mình, họ tìm đến với thơ Xuân Quỳnh và ở đó họ gặp được một tâm hồn đồng cảm, sẻ chia, một người bạn thân thiết chân thành ” (2, tr 138). Từ những trang thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, những sợi dây đồng cảm vô hình đã được giăng ra, kết nối trái tim con người ở mọi lứa tuổi, ở mọi thời đại. Bởi sự ngây ngô, đáng yêu trẻ thơ ấy, tình cảm thiêng liêng cha - con, mẹ - con, bà - cháu ấy là vĩnh cửu, là bất diệt.
    Thi đàn Việt Nam đã có bao nhiêu tác phẩm đi được vào lòng người như thế?
    Điều gì đã làm nên thành công đáng nể phục cho thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh nói chung và “Bầu trời trong quả trứng” nói riêng? Đã có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học và những người quan tâm khác đã đi sâu nghiên cứu, tìm kiếm câu trả lời. Tôi cũng muốn đóng góp một vài ý kiến của mình về vấn đề này theo hướng tìm hiểu “Nghệ thuật “tự hát” của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi” của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập “Bầu trời trong quả trứng”).
    Hơn nữa, qua khảo sát chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học sau năm 2000, tôi thấy các nhà giáo dục đã giới thiệu một số lượng tương đối lớn những bài thơ hay của những tác giả như: Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, Nguyễn Thị Mây Và Xuân Quỳnh được chọn đăng 3 tác phẩm:
    1. Người làm đồ chơi (Tiếng Việt 2, tập 2)
    2. Tuổi ngựa (Tiếng Việt 4, tập 1)
    3. Truyện cổ tích về loài người (Tiếng Việt 4, tập 2)
    Ba tác phẩm này đã thực sự có sức lôi cuốn lớn với thiếu nhi. Trong đợt thực tập cuối khoá, qua các cuộc trò chuyện, tôi thấy hầu hết các em đều yêu thích 3 tác phẩm này, nhất là bài thơ “Truyện cổ tích vê loài người”. Tuy nhiên chỉ ba tác phẩm đã đủ để khắc nên một cách đậm nét cái tên Xuân Quỳnh trong tâm trí trẻ thơ - lứa tuổi mau học mà cũng mau quên hay chưa? Điều này quả là một nuối tiếc và bất công rất lớn cho một tài thơ độc đáo, nhiệt huyết như Xuân Quỳnh và kho tàng thơ thiếu nhi phong phú, ấn tượng của chị.
    Xuất phát từ niềm say mê, cảm phục trước một nữ thi sĩ tài hoa, bạc mệnh, xuất phát từ lòng mong mỏi giới thiệu được những cuốn sách hay và phù hợp với thiếu nhi, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật “tự hát” của trái tim người mẹ trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập “Bầu trời trong quả trứng”). Đây cũng là một nén tâm nhang tôi gửi đến Xuân Quỳnh nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày mất của chị (1988 – 2008)
    2. Lịch sử vấn đề
    Nếu trong nền Văn học trung đại (thế kỉ XVIII) Hồ Xuân Hương được coi là một hiện tượng lạ với những vần thơ thách thức cả một nền đạo đức xã hội lúc bấy giờ, thì mãi đến nửa sau thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam hiện đại mới lại tìm được một cái tên đủ sức làm cho giới nữ phải tự hào. Đó chính là Xuân Quỳnh. Trong suốt 46 năm ngắn ngủi sống và sáng tác, số lượng các tác phẩm của chị không nhiều, nhưng cũng đủ để khắc nên một dấu ấn đậm nét trong phong cách thơ ca Việt Nam.
    Xuân Quỳnh thuộc vào một số ít những thi sĩ bẩm sinh, nghĩa là những thi sĩ làm thơ tự nhiên và bản năng như “đã là đàn bà thì phải sinh con đẻ cái”, như cây cối thì phải đơm hoa kết trái vậy. (theo Nguyễn Đăng Mạnh). Là một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại nên đã có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học đi sâu tìm hiểu về thế giới thơ và con người thơ Xuân Quỳnh.
    Về những đóng góp của Xuân Quỳnh trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, Phạm Tiến Duật đã nhận xét: “Kể từ năm 1945 trở lại đây, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ được coi là một trong những tài năng nổi bật, mới mẻ và phong phú nhất trong những cây bút nữ làm thơ”.
    Đồng tình với Phạm Tiến Duật, Anh Ngọc cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh đã khẳng định một tài năng phong phú, sắc sảo với những đóng góp có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và theo tôi là xuất sắc nhất trong giới thơ nữ nói riêng”.
    Xuân Quỳnh cũng được Nguyễn Duy đánh giá rất cao: “Xuân Quỳnh - một trang tài sắc hiếm hoi của làng văn Việt Nam hiện đại đã để lại cho đời ngót nghét mười tập thơ với giọng điệu rất riêng, bóng dáng rất riêng trong rừng văn rậm rạp. Nếu lập bảng danh sách những nhà thơ tiêu biểu nhất của thời nay, theo tôi Xuân Quỳnh là một trong vài ba cái tên được xếp ở hàng đầu”.
    Đi sâu vào yếu tố giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ viết: “Thơ chị có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà luôn luôn tự nhiên, phóng khoáng. Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình. Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị, tâm hồn một người mẹ nhân hậu, một người yêu đằm thắm và giàu hy sinh. Sử dụng biện pháp nghệ thuật này, có lẽ chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt ngào, sâu lắng, chân thành”. (1. tr 15)
    Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh, qua bài viết “Nhớ chị”, Lê Minh Khuê đã viết: “Vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của thế giới xung quanh và nói bằng ngôn ngữ thơ chỉ riêng chị mới có được, thứ ngôn ngữ cuốn hút, thấm được chất dân gian mà mới mẻ”. (2. tr 174)
    Nhận xét về đặc trưng thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Con người và nhà thơ” , Lại Nguyên Ân khẳng định: “Và chị đã văn chương hoá không ít, hơn nữa đã cùng lứa tạo ra một kiểu “văn chương hoá” mới, một kiểu trang sức mới. Nhưng cốt cách thơ Xuân Quỳnh qua mọi biến thái vẫn gắn bó với những gì đã có nơi chị”. (2. tr 138)
    Lê Thị Ngọc Quỳnh cũng đã ghi lại những ấn tượng của mình đối với Xuân Quỳnh trong bài “Thế giới thiếu nhi trong thơ Xuân Quỳnh”: “Xuân Quỳnh được nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong cách, giọng điệu giàu nữ tính, nhạy cảm và thiết tha trước cuộc đời . Đọc thơ chị, tôi cứ lạ! Chị làm thơ mà cứ như người ta nói, kể, chuyện trò. Mà chị kể rất có duyên về những thứ tưởng như không có gì đáng nói”. (1. tr 22 - 23)
    Vương Trí Nhàn trong bài “Cuộc đời để lại” cho rằng: “Người ta thường nói trong những người viết văn như mãi mãi có một đứa trẻ con. bỡ ngỡ trước cuộc đời. Trong Xuân Quỳnh cũng có một đứa trẻ ấy, đôn hậu, cởi mở, nhưng cũng ngỗ nghịch, ham hố, liều lĩnh và đặc biệt là rất cảm tính trong nhận xét và đối xử”. (3. tr 316 - 317)
    Còn trong “Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc” Chu Nga đã lý giải nguyên nhân nào khiến chị yêu thơ Xuân Quỳnh: “Tôi yêu thơ Xuân Quỳnh trước tiên vì cái nét trẻ trung, tươi tắn, cái vẻ hồn nhiên, cởi mở của người làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm duyên mà vẫn có duyên của người cầm bút. Chính nó cũng là điểm phân biệt giữa Xuân Quỳnh với một vài nhà thơ nữ khác . Xuân Quỳnh đến với thơ một cách hồn nhiên, không chút cố tình, gượng ép, trong chị thực sự có hồn thơ - đó là điều đáng quý nhất đối với những ai được gọi là thi sĩ”. ( 1 )
    Cụ thể về mảng thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Vân Thanh trong bài “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi” đã đánh giá: “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý mà ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. ở đây, không có sự cao đạo, lên giọng, truyền giảng đã đành, mà cũng không phải là lối nhại mượn, bắt chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo hoặc đeo băng trẻ em. Đọc Xuân Quỳnh, thấy chị làm thơ thật dễ dàng. Cứ như mạch nước ngọt tuôn ra từ một mạch nguồn trong trẻo”. (4. tr 33)
    Trong tác phẩm “Xuân Quỳnh, cuộc đời và tác phẩm” do Lưu Khánh Thơ và Đông Mai tuyển chọn có đoạn: “Xuân Quỳnh đã dành cho các em một gia tài thơ như là sự kết tinh trải nghiệm của đời mình. Có một điều lạ là những câu thơ được viết ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha, mất mẹ lại mang đậm chất trữ tình, trong sáng và hết sức ngọt ngào. Chị đã tạo được sự thích thú cho các em và cho cả người lớn bằng những xét đoán thông minh và trí tưởng tượng phong phú”. ( 1. tr 50 )
    Lý giải những nét đắc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông Mai trong “Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi” đã viết: “Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâu đậm. Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Quỳnh. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng lớn trong thơ Quỳnh. Và vì vậy, ta cũng hiểu tại sao văn Quỳnh viết cho thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm tình người như vậy”. (3. tr 221 – 223)
    ( )
    Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tôi không có tham vọng đưa hết những lời bàn về con người và thơ Xuân Quỳnh, cũng như những đánh giá về vị trí của Xuân Quỳnh đối với thơ ca Việt Nam hiện đại. Thông qua đề tài này, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật “ tự hát” của trái tim người mẹ trong thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập “Bầu trời trong quả trứng”)
    Hy vọng việc thực hiện đề tài này sẽ giúp ích nhiều cho bản thân tôi trong việc giảng dạy thơ Xuân Quỳnh ở trường Tiểu học cũng như giới thiệu được tập “Bầu trời trong quả trứng” và những tác phẩm khác của Xuân Quỳnh đến các em thiếu nhi.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Xuân Quỳnh bước vào sự nghiệp sáng tác văn chương từ năm 1963 với tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung với Cẩm Lai) đã được đánh giá khá cao và kết thúc sự nghiệp sáng tác bằng tập thơ “Hoa cỏ may” hết sức thành công - đạt giải thưởng Văn học năm 1990 của Hội Nhà văn. Trong sự nghiệp thơ chỉ tròn 25 năm của Xuân Quỳnh không thể không kể đến mảng đề tài viết cho thiếu nhi của chị đã được các em nồng nhiệt đón nhận và yêu thích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...