Luận Văn Nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam


    Mở đầu
    1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
    Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và nhưng con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn .
    Đề tài “nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam” còn khá mới mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu khai thác một số biện pháp gây cười cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam - nó là một yếu tố quan trọng trong thi pháp truyện cười .Đề tài này với hi vọng sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện cười.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các công trình của các nhà nghiên cứu như sau:
    Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb Giáo dục
    Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian
    Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian
    Vũ NGọc Khánh ( 1 ), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục
    Nguyễn Xuân Kính( ), Tổng tập văn học dân gian người Việt,
    Hoàng Bắc( ), Truyện cười người xưa,
    Thu Trinh( ), Truyện cười xưa và nay
    Nguyễn Đức Hiền(1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb Thanh Hóa
    Lữ Huy Nguyên( ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu lâm và các Trạng
    Chí Vĩnh(2006), Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin
    Triều Nguyên(2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb Giáo dục
    Còn nhiều bài phân tích, nghiên cứu của nhiều tác giả khác mà tôi chưa thể thống kê ra hết. Nó giúp cho bạn đọc hiểu biết sâu sắc và hứng thú hơn về truyện cười.
    Mặc dầu đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện cười, nghệ thuật truyện cười, họ đã đưa những đánh giá, nhận xét và nhiều dẫn chứng chứng minh cho bài viết của mình nhưng nhìn một cách tổng thể thì số lượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít và chưa thực sự đáp ứng được hết những nhu cầu ngày càng cao của thể loại này.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1.Đối tượng
    Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam.
    3.2.Phạm vi
    Để thực hiện được vấn đề đó,chúng tôi dựa vào các truyện cười dân gian Việt Nam, liên hệ với một số truyện cười hiện đại cũng như các vấn đề liên quan đến các nhân vật có thực trong truyện như: các địa danh lịch sử, hoàn cảnh lịch sử xã hội, ngôn ngữ địa phương, .
    4.Phương pháp nghiên cứu
    Vận dụng các phương pháp như:
    Phương pháp thống kê: thống kê các truyện dân gian Việt Nam ,các công trình nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét .Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.
    Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề.
    Phương pháp thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ nghệ thuật truyện cười.
    Phương pháp logic học: bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một cách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian.
    Phương pháp đối chiếu - so sánh: sử dụng phương pháp này để đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện ở các vùng miền, các giai đoạn lịch sử hay là giữa truyện cười dân gian Việt Nam truyền thống và truyện cười hiện đại.
    5.Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có ba chương sau:
    Chương 1.Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt Nam
    Chương 2.Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam.
    Chương 3.Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam
    6.Đóng góp của đề tài
    Kế thừa và tiếp tục phát huy nhưng thành tựu của những công trình nghiên cứu nghệ thuật truyện cười đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm công sức vào việc khảo sát một số biện pháp nghệ thuật gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam- một trong những yếu tố quan trọng trong nghệ thật truyên cười dân gian.
    Bằng các phương pháp hệ thống, phân tích- tổng hợp, so sánh- đối chiếu,phương pháp thi pháp học và phương pháp logic học, .để hệ thống hóa vấn đề nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam một cách khái quát, đầy đủ nhất. Nhằm mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá và phân tích những phần tiếp theo .



    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3.2.Phạm vi 2
    4.Phương pháp nghiên cứu 2
    5.Bố cục của đề tài 3
    6.Đóng góp của đề tài 3
    NỘI DUNG 5
    1.1. Khái niệm truyện cười 5
    1.2. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam 8
    Chương 2. Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 10
    2.1.Nhân vật 10
    2.1.1. Cách đặt tên nhân vật 10
    2.1.2. Lời nói đáng cười 11
    2.1.3. Cử chỉ đáng cười 12
    2.1.4. Tính cách đáng cười 13
    2.1.5. Hoàn cảnh đáng cười 14
    2.2 Kết cấu kịch tính, bất ngờ 16
    2.2.1 Kết cấu “tiệm tiến” 16
    2.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh” 17
    2.3. Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Viêt Nam 18
    2.3.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết 18
    2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa 25
    2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 32
    2.3.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ 36
    2.3.5 Chơi chữ dựa vào tiếng lóng 38
    2.4 Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm Việt Nam 38
    2.4.1 Nói tục là để thoát ly sự bực bội, để đối phó với trường họp bất bình trong xã hội 39
    2.4.2 Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người. 41
    Chương 3. Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 44
    3.1 Mục đích của truyện cười dân gian Việt Nam 44
    3.1.1 Truyện cười nhằm mục đích “mua vui” 44
    3.1.2 Truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm 45
    3.2 Ý nghĩa của truyện cười dân gian Việt Nam 49
    3.2.1 Ý nghĩa xã hội 49
    3.2.2 Ý nghĩa nhân sinh 51
    Kết luận 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     
Đang tải...