Chuyên Đề Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí trong dạng bài Phỏng vấn phiếm chủ của nhà báo Lê Thị Liên Hoan

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ báo chí trong dạng bài “Phỏng vấn phiếm chủ” của nhà báo Lê Thị Liên Hoan​Information
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong dòng chảy bất tận tự nhiên của đời sống xã hội, nhiều ngành nghề đã ra đời như một mệnh đề tất yếu của cuộc sống. Nếu như sứ mệnh của nghề luật là để bảo vệ công lý, của nghề bác sỹ là cứu sống tính mệnh con người thì báo chí ra đời với trọng trách là “người môi giới thông tin thật thà”. Ngay từ thuở ban sơ, nghề báo đã định hình và phát triển với tính chất, mà theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận định là: “Cùng với sự ra đời của báo chí là sự hiện diện của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin đặc biệt này, câu hỏi triết học về nghề thông tin đã được xác lập. Đó là câu hỏi CÁI GÌ MỚI” [11, 57]. Trả lời câu hỏi này đó là nhiệm vụ của các nhà báo chân chính ở mọi thời đại, mọi thời điểm. Cốt lõi của nghề báo bao giờ và lúc nào cũng luôn luôn là thông tin và thông tin mà thôi. Với tính chất là thông tin – cốt lõi sợi chỉ đỏ, mục tiêu tiến đến của báo chí chính là sự thật. Sự thật, đó là sức mạnh của báo chí. Sự thật có sức quyến rũ ghê gớm đối với những nhà báo chân chính. Có thể nói, nghề báo gói gọn trong một chữ TIN – thông tin cốt lõi và sự thật để có niềm tin của độc giả.
    Trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự ra đời của hàng trăm tờ báo in, báo mạng (chưa kể những trang tin, blog, mạng xã hội) cùng với đó là sự ra đời của nhiều chuyên mục, nhiều sản phẩm thông tin ra đời. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng đồng hành với số lượng. Nhiều tin tức được nhắc đi nhắc lại, những bài báo viết hao hao giống nhau tạo nên những sản phẩm truyền thông nhàn nhạt, vô giá trị. Trong khi đó, công chúng ngày nay “khó tính” hơn trong việc lựa chọn thông tin. Muốn sống còn giữa thời đại luôn ngồn ngộn thông tin, ào ạt những bài báo cạnh tranh nhau hàng giờ hàng phút hiện nay, muốn “có danh gì với núi sông” thì rất cần sự đổi mới theo kịp thời đại và đặc biệt cần phải khẳng định bản sắc riêng của mình trong lĩnh vực báo chí hiện đại và khắc nghiệt này.
    Nhiều nhà báo nổi tiếng và thành công nhờ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...