Lý do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể. 1.2. Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo hai mảng đề tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện SanChaChải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật (2001). Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .1 2. lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Mục đích nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu . 7 6. Đóng góp của luận văn . 8 7. Cấu trúc luận văn . 8 NỘI DUNG Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới 9 1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật . 9 1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng 10 1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn 10 1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế Xã hội mới 13 1.3. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới .15 1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống 15 1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống . 28 Chương 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới 46 2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 46 2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng 48 2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng 50 2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận . 59 2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm . 67 2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa 74 Chương 3. ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới . 80 3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 80 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng 82 3.2.1. ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống . 83 3.2.2. ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng . 98 KẾT LUẬN . 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO110 [charge=450]http://up.4share.vn/f/67565e53555f5055/LV_08_SP_VH_DTHL.pdf.file[/charge]