Luận Văn Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam và khả năng khai thác phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trà từ lâu đã trở thành một thứ nước uống truyền thống của dân tộc ta. Thưởng trà là một thú vui thanh tao đậm nét tinh hoa văn hóa truyền thống và triết lý sống của người Việt. Pha trà và thưởng trà là một nghệ thuật tinh tế thể hiện sự giao cảm giữa con người với con người, sự hòa hợp với tinh hoa của trái đất nó giúp con người thư thái hơn.
    Thứ nước uống này không chỉ có ở Việt Nam. Trên thế giới, trà là thứ nước uống tương đối thông dụng. Người ta uống trà theo nhiều loại, nhiều cách, đặc biệt có trà túi lọc ở phương Tây không cầu kỳ và rất tiện lợi. Tuy nhiên để nâng tục uống trà thành một thú vui tao nhã thì chỉ có một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và cả ở Việt Nam.
    Vẫn biết rằng mỗi vùng, miền đất nước đều có thứ nước uống khác nhau và đặc trưng cho văn hóa của mỗi vùng, miền, đất nước ấy. Nhưng ngày nay, trong xu thế văn hóa thế giới hội nhập và phát triển, người ta đang dần từ bỏ những thứ nước uống công nghiệp nhanh. Trà được nhiều người tìm đến hơn như một thứ nước uống có tác dụng đem lại sự bình tâm trong một không gian yên tĩnh, không xô bồ. Người ta uống trà mọi lúc, mọi nơi, từ những quán cóc lề đường đến một quán trà ngon nổi tiếng với những loại trà từ bình dân đến hảo hạng.
    Một vài năm gần đây ngành du lịch nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ. Khách du lịch đến ngày càng nhiều, và hầu như ai cũng có nhu cầu muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Bên cạnh nhiều loại tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đang được khai thác hiệu quả, thiết nghĩ trà cũng là một loại tài nguyên phong phú có nhiều khả năng khai thác phát triển du lịch. Thú uống trà hay nghệ thuật thưởng trà là một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, vốn từ lâu đã được biết đến trên bản đồ ẩm thực thế giới như một trong những nền ẩm thực độc đáo và đa dạng nhất.
    Là một sinh viên ngành Văn hóa du lịch Trường đại học dân lập Hải Phòng, việc tìm hiểu về trà giúp không chỉ giúp bản thân người viết có thêm kiến thức về văn hóa “ẩm” của dân tộc nói riêng và bản sắc văn hóa nói chung, mà còn là một cách để giới thiệu cho khách du lịch trong và ngoài nước biết đến một nền văn hóa uống trà lâu đời ở nước ta. Xuất phát từ lý do đó, người viết đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam và khả năng khai thác phát triển du lịch".
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Trà và nghệ thuật thưởng trà là một vấn đề từ lâu đã được nghiên cứu sâu rộng và được đề cập đến trong rất nhiều cuốn sách từ xưa đến nay. Đọc tác phẩm “Trà kinh” của Lục Vũ, người đọc có thể hiểu rõ về xuất xứ của cây trà, cách thức hái trà, pha trà cũng như nghi thức thưởng trà . Tuy nhiên, đó là nghệ thuật thưởng trà của người Trung Hoa. Với tư cách một nhà văn, trong tác phẩm “Vang bóng một thời” Nguyễn Tuân cũng đã phần nào phác họa lại hình dung về nghệ thuật thưởng trà Việt Nam với câu chuyện nhỏ “Chén trà trong sương sớm”. Trong tác phẩm này nghệ thuật thưởng trà được viết một cách rất chi tiết, tinh tế và cũng không kém phần thanh cao, lãng mạn. Nhưng thông qua đó, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp về đời sống nhân sinh của con người hơn là đi sâu vào lý giải những đặc trưng của “trà đạo” Việt Nam. Gần đây trong một số cuốn chuyên luận như “Tạp chí nghệ thuật ăn uống”, “Tìm hiểu về khoa học văn hóa trà thế giới và Việt Nam” (Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ thị Ngọc Oanh) hình ảnh của chén trà cũng không hề vắng bóng. Và cũng chẳng khó để tìm hiểu về văn hóa trà và nghệ thuật uống trà trong những công trình viết về nghệ thuật ẩm thực nói chung như: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, hay “Nếp cũ” của Toan Ánh.
    Bên cạnh đó, thật đáng tự hào khi nước ta đã thành lập được những hiệp hội và câu lạc bộ về trà. Đặc biệt đã tổ chức được những lễ hội quảng bá và tôn vinh về trà Việt như: “Lễ hội trà Đà Lạt - 2006”; “Lễ hội trà Lâm Đồng - 2008”; “Lễ hội trà Việt - 2008”. Tuy nhiên vấn đề khai thác nghệ thuật trà Việt phục vụ phát triển du lịch trong nước vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, do đó vẫn chưa có riêng một cuốn chuyên luận nào viết về nghệ thuật thưởng trà dưới góc độ là một sản phẩm du lịch hay gợi ra hướng phát triển du lịch.


    3. Phạm vi nghiên cứu
    Trên thế giới người ta biết nhiều đến nghệ thuật Trà đạo của Nhật Bản hay trà Công Phu của Trung Quốc với những công cụ, cách pha và thưởng thức cầu kỳ tinh vi. Nghệ thuật thưởng trà của hai nước đó đã được đưa vào khai thác rất hiệu quả trong ngành du lịch. Việt Nam có tiềm năng về trà, ở Việt Nam mỗi vùng, miền cũng hình thành cho mình những đặc trưng riêng về cách pha và thưởng thức trà khác nhau. Đây đều là những tiềm năng để có thể khai thác phát triển du lịch một cách mạnh mẽ.
    Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, người viết cố gắng đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật thưởng trà của người Việt từ truyền thống đến hiện tại với những nét văn hóa đặc trưng, và tập trung khai thác nghệ thuật thưởng trà của miền Bắc - nơi cây trà có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều khả năng khai thác phát triển du lịch.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
    Là phương pháp thu thập những thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như trên sách, báo, Internet sau đó tiến hành xử lý chúng để có được những kết luận cần thiết nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
    4.2. Phương pháp lịch sử
    Thông qua các tư liệu lịch sử thu thập được, với đề tài này người viết mong muốn nhìn nhận lại lịch sử thưởng trà của người Việt từ xưa cho đến nay, qua đó nêu nên tầm quan trọng cũng như giá trị của loại nước uống này trong việc phát triển du lịch.
    4.3. Phương pháp so sánh
    Bằng cách so sánh với nghệ thuật thưởng trà của người Nhật Bản và người Trung Quốc, người viết hy vọng có thể nêu bật mhững đặc trưng trong nghệ thuật thưởng trà của người Việt.
    4.4. Phương pháp điền dã
    Với việc đi tìm hiểu thực tiễn cụ thể một số quán trà nổi tiếng đang kinh doanh thành công tại Hà Nội, người viết mong muốn một mặt vừa có thể thẩm định lại những nghiên cứu từ tài liệu sách vở của mình, mặt khác mở ra hướng kết hợp việc kinh doanh trà với việc khai thác phát triển trong lĩnh vực du lịch.
    5. Ý nghĩa của khóa luận
    Ý nghĩa đầu tiên của khóa luận là nhằm cung cấp cho sinh viên ngành văn hóa du lịch một cái nhìn tương đối hệ thống và đầy đủ về nghệ thuật uống trà Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài góp phần khẳng định thế mạnh và vị trí của cây trà cũng như nghệ thuật thưởng trà trong di sản văn hóa chung của dân tộc, đồng thời, giới thiệu thêm về nghệ thuật thưởng trà của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc trong tương quan so sánh với nghệ thuật thưởng trà Việt.
    Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ đi sâu làm rõ tiềm năng đa dạng của nghệ thuật thưởng trà trong việc khai thác phát triển du lịch ở nước ta. Cuối cùng với việc đánh giá thực trạng khai thác trà Việt trong hoạt động du lịch những năm gần đây, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nghệ thuật trà Việt, coi đó như một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất cần phát huy và gìn giữ.
    6. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia thành ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật thưởng trà Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng khai thác trà Việt trong hoạt động du lịch những năm gần đây.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng khai thác nghệ thuật trà Việt phục vụ phát triển du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...