Tiểu Luận Nghệ thuật sống trong gia đình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU:

    Mỹ học nghệ thuật là kiến thức cơ bản xác lập quy luật về lĩnh vực hoạt động nghệ thuật qua nhận thức thẩm mỹ, còn được gọi là mỹ học, là năng lực phán đoán cái bản chất của nghệ thuật theo phương pháp tư duy thẩm mỹ và khác với tư duy thần học, khoa học, khoa học nhân văn mà thành nghệ thuật. Vì thế các cấu trúc tả về giá trị thẩm mỹ về cơ bản là thiêng liêng, tâm linh, đời sống nghệ thuật trong văn hóa xã hội Vậy, muốn có được cấu trúc nghệ thuật thì trước hết phải có nhận thức thẩm mỹ mới có thể sử dụng được kiến thức kỹ năng nghệ thuật bằng năng lực sáng tạo, phán đoán tình cảm, giá trị nghệ thuật được thể hiện bởi nội dung, ý nghĩa, chân lý của từng tác phẩm và tác phẩm ấy trở thành cấu trúc nghệ thuật trong thực tiễn cuộc sống, vì nó là cái cấu trúc thẩm thấu, thoát ly, thăng hoa từ trong thực tiễn xã hội đạt đến thẩm mỹ mới thành thực tiễn nghệ thuật. Bởi thế các dân tộc phát triển trước hết đều phải phát triển nghệ thuật, sau đó nghệ thuật phát huy văn hóa thành những nghệ thuật của chúng ta trong các hoạt động khác của con người mà thành bản sắc văn hóa có cấu trúc đa dạng trong các sự vật do con người làm ra, để từ đó tìm ra đời sống sáng tạo nghệ thuật của dân tộc mình qua các tác phẩm, kiến trúc

    Thực tế trong lịch sử mỹ học từng tồn tại nhiều phong cách sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật và cách hiểu khác nhau về hình tượng, nội dung, hình thức, bản chất thẩm mỹ. Những người theo chủ nghĩa nhận thức luận, thẩm mỹ đã đồng nhất bản chất của phản ánh thẩm mỹ và phản ánh khoa học chỉ là ở hình thức của sự phản ánh chủ quan. Một bên là hình tượng cảm tính, một bên là khái niệm hình tượng.
    Theo tiêu chí lấy con người làm trung tâm của mọi loại hình nghệ thuật thì nghệ thuật là phản ánh ý thức của con người, bước tiếp theo của tồn tại cá nhân, gia đình và xã hội, đạt đến hình tượng ý thức là cái được thẩm thấu sau đời sống thường nhật vốn là những nổ lực lo toan vất vả để tồn tại cho mình và cho người, trong đó có sự bù đắp vào phần tự nhiên không cung cấp đủ và phần thiếu hụt năng lực, năng lượng tinh thần của con người nói chung và cá nhân nói riêng như: ăn, uống, mặc, đi lại, an toàn, may rủi, rủi ro trong không gian, thời gian, xã hội, vật lý và tâm lý được lắng đọng trong đời sống thực thành đời sống các gái trị thưởng ngoạn của đời sống tinh thần mà thành ra cái nghệ thuật và lý giải nghệ thuật ấy là nhiệm vụ của mỹ học.

    Nghệ thuật là một hiện tượng xã hội có bản chất ý thức cao nhất được sinh ra từ cuộc sống đời thường, tâm linh, xã hội và ước mơ .mà ban đầu chẳng ai nghĩ việc làm đó vì nghệ thuật, vì văn hóa, trừ sau nghệ thuật trở thành chuyên nghiệp, vì thế thẩm mỹ không chỉ phục vụ sáng tác nghệ thuật mà còn là năng lực nhận thức thẩm mỹ trước khi nghệ thuật ra đời.
    Nghệ thuật là nội lực phát huy tiềm năng sáng tạo khác của cá nhân còn tiềm ẩn cho đến khi tạo được tác phẩm mới là sức mạnh nghệ thuật khơi dậy chiều sâu của nơron thần kinh, các tế bào ấy nhận ra rằng thế nào là thường tục, duy tục và thế nào là nghệ thuật trong những thứ ấy được bộc lộ thành tác phẩm là thái độ, năng lực, trí tuệ nghệ thuật có cấu trúc là tác phẩm. Vẫn bộ não của chúng ta, các cá nhân không giống nhau, cùng một sự việc có lúc nào đó ta thấy nghệ thuật trong nó là lúc thanh thản, còn ta thấy trần tục là mệt mỏi, vì thế nghệ thuật là năng lực đáp ứng nhu cầu ý thức thẩm mỹ và cũng là năng lực sáng tạo, sáng tác và thưởng thức nhờ chiều sâu của ý thức giải phóng các giới hạn trong giới này người ta có thể tìm được cái tâm của nghệ thuật.

    Nghệ thuật được cấu thành trong ý thức con người và trải qua lịch sử sống của mình không chỉ là lao động mà còn là sự trốn chạy do sợ hãi, rồi sự thỏa mãn thầm kín riêng tư được tả về đời sống tinh thần mà thành mẫu số chung nghệ thuật nhân loại, quốc gia, dân tộc và khu vực được tính bằng bởi số lượng tác phẩm, chất lượng và chất liệu của chúng và hơn nữa nó tạo ra “nghệ thuật sống” của các dân tộc, cái khác nhau cơ bản giữa nghệ thuật và kỹ năng sống, văn minh và công nghệ, giữa khoa học và nghệ thuật sử dụng khoa học, giữa chính trị và nghệ thuật sử dụng chính trị gần như hầu hết có ý thực gì của con người thì trong nó đã nảy sinh nghệ thuật cái tinh hoa của trí thực sử dụng trí thức cá nhân, xã hội và chính mình. Nghệ thuật là thước đo đời sống hiện hữu của các cá nhân, đời sống ấy không phải là sống dài mà là sống thế nào và không phải là tuổi thọ mà tác phẩm có thọ hay không. Đây là cấu trúc vượt thời gian, không gian, sinh học, vật lý, vận động .như khoa học thấy, và chỉ khi nào giải phóng được khoa học mới đến nghệ thuật là cái còn lại ở đời người được nhận thức bằng khoa học nghệ thuật, cũng nghĩa là khoa học nghệ thuật, cũng nghĩa là phương pháp đánh giá nghệ thuật nhưng không tạo ra được nó.
    Những cái được gọi là nghệ thuật không ở trạng thái tĩnh và nó có thể thay đổi thời gian, không gian ở tính nghệ thuật của nó mà vẫn giữ được cảm xúc, tư duy thẩm mỹ trong hệ thống lý tính, tư tưởng, tình cảm, thái độ qua các thế hệ rất chặt chẽ ở tính tưởng tượng của tâm lý học nghệ thuật mà ai cũng có nhiều hoặc ít, trong không gian và thời gian thẩm mỹ và chỉ có nhận thức, nghệ thuật mới mô tả được và không thể so sánh một cách khập khiễng với tấm lý học đạo đức hoặc các cái khác, hoặc là khoa học thuần túy. Hoạt động nghệ thuật và trong khi những hoạt động nghệ thuật là những ý tưởng, kiến thức và bền vững nếu nó có giá trị giải phóng cuộc sống phổ biến mà không thể hành động như giải phóng áp bức, bóc lột và không thể giải thích tính đa dạng bằng bất cứ loại hình nào khác ngoài nghệ thuật, hoặc trong tư tưởng để tìm ra cái riêng tả được cái chung được gọi là mỹ học, cái thẩm mỹ trong khuôn khổ và thoát ra khỏi khuôn khổ của đạo đức, chính trị và văn hóa trong quá trình phát triển của nó qua không gian-thời gian, chúng được soi sáng trong sự lý giải logic ngôn ngữ, màu sắc, hình tượng, thẩm mỹ và ý thức của con người không chỉ ở ngôn ngữ, hình tượng, nét vẽ, màu sắc, khung cảnh, mà còn vô tận ở chính cơ thể sống của con người được làm theo ý con người nhưng đã tiếp cận được thế giới khách quan để diễn tả thế giới hiện thực, phi hiện thực, vật chất và cả siêu hình, thậm chí cả ma và thượng đế cũng thể hiện được bằng cái nghệ thuật có mục đích gọi là giá trị thẩm mỹ, là những xuyên suốt, cái tục phần còn lại của thế giới song song thuộc đời sống ý thức, với nội dung trí thực của nghệ thuật làm nên thẩm mỹ mà ra mỹ học, cái thực, biết, làm và truyền nối được bàn đến trong các trường phái, tư tưởng, dân tộc .tạo ra những lối vào-lối ra- không hơn- không kém- không thấy- thấy không những cánh cổng mà ở đây có ai thiết kế và ai khám phá, hướng dẫn người thưởng thức đi vào cơ cấu hay truyền kỳ của lịch sử thì mới hiểu thẩm mỹ và qua đó mới đánh giá nghệ thuật và tư tưởng của một nền văn hóa, nền mỹ học, niềm tin và những nguyên lý cấu thành, tạo dáng, kiểu, mô phỏng, diễn xuất, kiến trúc .cho nghệ thuật của chúng ta mà ra mỹ học nghệ thuật.

    Qua quá trình học tập bộ môn Mỹ học Đại cương- Nghệ thuật, bản thân nhận thức được Mỹ học nghiên cứu thẩm mỹ của con người với hiện thực, trong nghệ thuật là đỉnh cao nhất. Tuy được trao dồi kiến thức lý luận nhưng về thực tế còn nhiều khiếm khuyết, chắc chắn trong bài viết không sao tránh khỏi sự sai sót, rất mong sự chỉ dẫn và thứ lỗi. Bản thân cũng xin chân thành biết ơn sâu sắc của Thầy đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn giúp tôi hoàn thành tiểu luận với đề tài “NGHỆ THUẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH”.

    Khi nói đến Nghệ thuật sống trong gia đình là nói đến sự nề nếp, con cái được giáo dục, biết lễ nghĩa, kính trên nhường dưới, thuận hòa, thành đạt về học vấn và nhân cách được nhiều người xung quanh noi gương.

    Tuy nhiên năm qua, truyền thống văn hóa dân tộc đã được khơi dậy và phát huy, nhất là từ sau thời kỳ đổi mới chúng ta đã phần nào thấy rõ bản lĩnh Việt nam, truyền thống Việt nam. Song một điều dễ nhận thấy là chúng ta mới tập trung ở cái tổng thể của cả cộng đồng lớn mà chưa chú ý đến ở tầm vĩ mô, ở tế bào của cộng đồng đó là Nghệ thuật sống trong các gia đình Việt nam.
    Dân tộc Việt nam đã chịu ảnh hưởng của nho giáo hàng ngàn năm, nhiều giá trị đạo lý của Nho giáo như Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín đã được “khúc xạ” Việt nam hóa và đã trở thành những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và cũng là truyền thống văn hóa gia đình. Đạo lý đó được giáo dục trước hết trong gia đình bởi những việc làm của cha mẹ từ khi con còn ẩm ngữa, trong suốt thời niên thiếu và thậm chí có khi có cả lúc đã thành đạt. Tùy theo từng gia đình mà nội dung nghệ thuật sống được hiểu biết và thể hiện với những yêu cầu cao thấp khác nhau với các thành viên và cha mẹ bao giờ cũng luôn luôn là gương sáng cho con cái. Đối với những gia đình có nghệ thuật sống, đòi hỏi các thế hệ phải duy trì những nề nếp đã hình thành trong gia đình, không được có những hành vi tổn hại đến danh dự gia đình và cao hơn nữa là làm vẻ vang cho cha mẹ, tổ tiên. Cái tối thiểu của Nghệ thuật sống trong gia đình mà ngày nay yêu cầu là trước hết gia đình phải là mái ấm cho các thành viên, là hàng rào che chắn các luồng gió độc, ngăn chặn con cái phạm tội.
    Xây dựng Nghệ thuật sống trong gia đình là góp phần thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa trong lĩnh vực gia đình, nhằm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng gia đình có nề nếp văn hóa để gia đình thực sự trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.
    Trong thời gian viết bài tiểu luận vừa tổng hợp kiến thức lý luận đã được học tập, kết hợp với việc tìm hiểu thực tiễn trong đời sống xã hội, qua đó đã giúp tôi hiểu rõ về Nghệ thuật sống trong gia đình, đây là việc học hỏi, nghiên cứu rất bổ ích sẽ trang bị thêm kiến thức Mỹ học Nghệ thuật.

    II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    1. Lý do chọn đề tài:

    Đảng và nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh-gia đình văn hóa, trong đó cũng nhằm nói lên Nghệ thuật sống trong gia đình, vì phong trào mang tính cộng đồng mà mỗi gia đình có nghệ thuật sống tốt thì góp phần vào cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa ngày càng tốt hơn, tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hiếu thảo, thủy chung của dân tộc, từng bước thay đổi hành vi từng cá nhân, từng gia đình, từng khu vực xóm ấp có một nếp sống lành mạnh, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, vừa bảo đảm sự giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, lại cũng vừa phản ảnh một đời sống tinh thần và vật chất ngày càng phong phú và phát triển của nhân dân ta.
    Song, bên cạnh đó, do quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, do phần nào buông lỏng sự chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa-xã hội, có phần xem nhẹ việc giáo dục Nghệ thuật sống trong gia đình, thiếu sự hướng dẫn kịp thời về nghệ thuật sống, thiếu những qui định cụ thể của nhà nước nên đã nhiều gia đình có hiện tượng sống không lành mạnh trong xã hội.
    Mê tín dị đoan còn nhiều hủ tục, kể cả một số hủ tục mới hình thành do lối sống đua đòi và do cách học theo kiểu nước ngoài mà thiếu sự phê phán, chọn lọc, đã có khuynh hướng phục hồi và phát triển khá phổ biến ở nhiều nơi.
    Những hiện tượng này đã trở thành những vấn đề xã hội nhức nhối bởi vì nó làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống đi ngược lại lối sống truyền thống của dân tộc Việt nam, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần vật chất của nhân dân, ngày càng bị những người tiến bộ trong nhân dân lên án, không đồng tình.
    Chính vì lẽ đó, bản thân chọn đề tài “NGHỆ THUẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH” là để góp phần vào cuộc vận động xây dựng “Nếp sống văn minh-Gia đình văn hóa” đang được quan tâm của xã hội, bởi vì cuộc vận động đòi hỏi phải có sự hưởng ứng tích cực của từng cá nhân, từng gia đình, như vậy Nghệ thuật sống trong gia đình là một tế bào rất quan trọng trong xã hội, trong cuộc vận động.
    Từ đó, trách nhiệm trước hết là phải tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ về nghệ thuật sống trong gia đình, ta thử đi vào nghệ thuật sống trong gia đình qua nhiều lĩnh vực để xem nó chứa đựng những gì, biến hóa ra thế nào, tất nhiên phải từ cơ sở dân gian Việt nam mà ra, nhưng chắc chắn nó còn được tiếp thu nhiều ảnh hưởng ngoại lai khác và ảnh hưởng cả của Tôn giáo Tìm qua các khía cạnh của Nghệ thuật sống trong gia đình để góp phần xây dựng quan điểm sống đúng đắn để mỗi gia đình càng thăng tiến, tốt đẹp hơn, hợp thời với cuộc sống mới đang tiến triển ngày nay.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng thụ hưởng là toàn thể gia đình Việt nam, không phân biệt Tôn giáo- Dân tộc, người giàu hay nghèo đều phải có nghệ thuật sống trong gia đình.
    Vấn đề gia đình là một vấn đề lớn, phạm vi nghiên cứu rất rộng, trong phạm vi bài viết này chỉ đi tìm hiểu về nghệ thuật sống trong gia đình, thử xem ở Việt nam, nghệ thuật sống trong gia đình như thế nào?
    Khi đất nước phát triển theo công cuộc đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế, nhiều nơi đã phát sinh lối sống thực dụng, trục lợi, sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa và đạo lý của dân tộc, tình nghĩa cộng đồng làm cho nghệ thuật sống trong gia đình bị mai một. Nhưng hiện tượng đó đã phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân là thách thức mới trong việc giữ gìn nghệ thuật sống trong gia đình. Do đó, phải tạo cho mỗi gia đình nhận thức đầy đủ những phong tục tập quán lâu đời của dân tộc ta đã trở thành Nghệ thuật sống trong gia đình.
    3. Ý nghĩa của đề tài:
    Tìm hiểu Nghệ thuật sống trong gia đình là:
    Nghệ thuật sống trong gia đình lành mạnh, trong sạch là để giữ gìn tập tục truyền thống tốt đẹp trong gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo cho con người trong gia đình có sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần và đó cũng chính là góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Cũng là một trong những mục đích cơ bản của việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần tích cực “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
    Nghệ thuật sống trong gia đình còn nhằm vào việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người, nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển. Khi nghệ thuật sống trong gia đình thấm sâu vào tâm hồn, tình cảm của các thành viên trong gia đình, xây dựng trong họ nhận thức đúng đắn về tư tưởng, đạo đức, lối sống từ đó sẽ biến thành sức mạnh, thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn thúc đẩy con người hăng hái lao động, sáng tạo có nghệ thuật sống trong gia đình, con người mới có bản lĩnh vững vàng trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và những âm mưu chống phá của các thế lực xấu
    4. Kết cấu tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu, thì nội dung đề tài gồm có 05 mục, 12 tiết
    III. PHẦN NỘI DUNG:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...