Luận Văn Nghệ thuật so sánh ở Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DẪN NHẬP 0. 1 Lí do chọn đề tài . 4
    0. 2 Lịch sử vấn đề 6
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 7
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu .8
    NỘI DUNG
    1. Con người – Thời đại – Thơ ca 10
    1. 1 Xuân Quỳnh – từ cuộc đời đến những trang thơ .10
    1. 2 Tagore – nhà thơ của cuộc đời 13
    2. Một số vấn đề chung về nghệ thuật so sánh 17
    3. Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Trăng non của Tagore và tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh – Những nét tương đồng và khác biệt . 18
    3. 1 Nghệ thuật so sánh đơn trong“Trăng non” của và Tagore “ Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh 19
    3. 2 Nghệ thuật so sánh kép trong“Trăng non” của Tagore và “Bầu trời ” của Xuân Quỳnh . .26
    3. 2. 1 So sánh kép qua những hình ảnh . .27
    3. 2. 2 So sánh kép qua dạng cấu trúc .34
    TỔNG KẾT 48
    INDEX 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .54



    DẪN NHẬP

    0. 1 Lí do chọn đề tài
    Trên trái đất, ngày nào còn sự sống của con người, thì ngày ấy, văn chương sẽ vẫn còn được trân quý. Nhiệm vụ sáng tác và tiếp nhận văn học luôn đi sóng đôi với nhau để tạo ra và lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho nhân loại. Với tư cách làm người thưởng lãm nghệ thuật, chúng ta có nhiệm vụ phải hiểu cho đúng, cho sâu và thấu cảm những sản phẩm tinh thần mà người sáng tạo đã dày công nhào nặn.
    Văn học không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang tính quốc tế - liên dân tộc và nhân loại. Khi tồn tại trong hệ thống văn học thế giới, nền văn học mỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù. Do đó, khi so sánh các sáng tác của các tác gia tiêu biểu ở các nước khác nhau, chúng ta không chỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người mà qua đó còn có thể rút ra được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người. Đồng thời, còn có thể rút ra được những kết luận có giá trị khái quát về bản chất, quy luật phát triển và quy luật sáng tạo của văn học.
    Ấn Độ là một nền văn hóa lớn của nhân loại, có đóng góp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.
    Một trong những đỉnh cao văn học Ấn Độ nói chung và văn học phục hưng Ấn Độ nói riêng là đại thi hào R. Tagore (1861-1941). Ông được mệnh danh là ngôi sao sáng, người lính canh vĩ đại và cũng là linh hồn Ấn Độ. Đồng thời, ông còn được coi là biểu tượng của văn hóa Ấn Độ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc, ông đã tạo nên một thời văn học Tagore bên cạnh các khái niệm về Thời đại Vêda, Thời đại Sử thi, M.Gandhi đã xưng tụng ông là một bậc Thánh sư vĩ đại, người dẫn dắt tinh thần và hướng dẫn tâm linh Ấn Độ.
    Xuân Quỳnh, một tác giả nữ tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại cũng gây nhiều làn sóng về những tác phẩm của mình, chị cũng đưa ngòi bút của chị tung tăng trên những chuyện tình yêu, những sự chiêm nghiệm và cũng trăn trở tìm về thế giới trẻ thơ.
    Người viết nhận thấy, ở cả hai nhà thơ ấy dường như có một điểm nối vô hình nào đó, cụ thể và rõ ràng hơn hết là thơ về thiếu nhi của Tagore và Xuân Quỳnh luôn tinh tế và nhiều những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng rất riêng tạo nên văn học rất phương Đông.
    Thực tế ở Việt Nam cho chúng ta thấy việc nghiên cứu dựa trên sự đối sánh giữa các nhà thơ rất nhiều. Song, hầu như người viết nhận thấy, vấn đề tìm hiểu về Nghệ thuật so sánh trong thơ Tagore và thơ Xuân Quỳnh chưa thật sự được “định hình” một cách rõ rệt.
    Dù đề tài về trẻ thơ trong Trăng non cũng như trong thơ Xuân Quỳnh ở văn học thời kì này là vô cùng rộng lớn, nhưng trong những công trình nghiên cứu khác, người viết nhận thấy chưa nhiều các bài viết khảo sát về các vấn đề về nghệ thuật so sánh nói chung, nghệ thuật so sánh kép nói riêng trong thơ của Tagore và Xuân Quỳnh một cách cụ thể.
    Trên tinh thần đó, cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của hai tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh và “Trăng non” của Tagore trong văn học phương Đông, người viết chọn nghiên cứu đề tài này với ba mục đích sau: thứ nhất, tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về hai tác phẩm trên nhiều bình diện; thứ hai, thử đặt ra một vấn đề mới trong cách tìm hiểu ở thế đối sánh; thứ ba, giải quyết một số điều còn khuất lấp bằng phương cách và quan điểm cá nhân của riêng mình trong việc tìm hiểu nghệ thuật so sánh trong cả hai tập thơ.
    Vì vậy, mà người viết cảm thấy việc tìm hiểu nghệ thuật so sánh trong hai tập thơ Trăng nonBầu trời trong quả trứng của Tagore và Xuân Quỳnh khá quan trọng và thú vị. Tiếp cận với vấn đề này, sẽ giúp mỗi người có thể hiểu sâu hơn nghệ thuật so sánh trong thế giới văn học nói về trẻ thơ trong hai tập thơ trên và đó cũng chính là câu trả lời cho vấn đề tại sao người viết chọn tìm hiểu về đề tài Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh và tập thơ Trăng non của Tagore.
    Vấn đề này hứa hẹn nhiều điều tranh luận mới mẻ. Dẫu còn nhiều thiếu sót, nhưng người viết với mong muốn được đóng góp vào quá trình nghiên cứu văn chương, hy vọng sẽ trình bày được phần nào quan điểm của mình dưới góc nhìn chủ quan của bản thân trong sự khảo sánh hai tác phẩm giá trị nêu trên.
    0. 2 Lịch sử vấn đề
    Ở Việt Nam, hầu hết những sáng tác của Tagore từ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch đều được nhiều dịch giả và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, đặc biệt là thơ.
    Tagore thành công nhiều nhất ở lĩnh vực thơ ca. Ông đạt được giải thưởng Nobel văn học năm 1913với tập Thơ Dâng (Gitanjali). Tập Thơ Dâng ra đời khẳng định tài năng ngày càng mạnh mẽ của Tagore. Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tagore lần lượt ra đời, chẳng hạn như “Chất trữ tình – triết lí trong Thơ Dâng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, “Một số đặc điểm nghệ thuật thơ tình Tagore qua hai tập Người làm vườnTặng phẩm của người yêu, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Thúy, “Thi pháp thơ Tagore”- chuyên đề sau đại học của giáo sư Lưu Đức Trung Bên cạnh đó, còn có một số bài tiểu luận, bài viết trên các báo cũng nghiên cứu về thơ Tagore. Chẳng hạn như Nguyễn Thị Bích Thúy với Chất trí tuệ – điểm sáng thẩm mỹ trong thơ Tagore - Tạp chí văn học số 4/1994.
    Riêng tập thơ Trăng non – Tagore dành riêng viết về trẻ em – cũng có một vài công trình nghiên cứu. Đa số những công trình này đều đề cập đến hình tượng thiếu nhi trong tập thơ. Điển hình như đề tài “Thế giới trẻ thơ trong Trăng non” của Nguyễn An Thụy, “Không gian nghệ thuật trong Trăng non” của Trần Thị Thanh
    Còn về Xuân Quỳnh, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và thơ chị, trong bài “Xuân Quỳnh – một chồi thơ sắc biếc” Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là “một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi”.
    Trong Thơ Xuân Quỳnh và Những lời bình, Nxb. Văn hóa thông tin năm 2003, Mai Hương đã viết: Bản năng của người mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái tài nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ trong những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh
    Về nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng “Tính chất tự truyện là nét đậm, quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ. Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị”[1].
    Về vấn đề nghệ thuật so sánh trong thơ Xuân Quỳnh và Tagore qua Bầu trời trong quả trứngTrăng non hầu như chưa được đề cập đến.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các công trình đi trước sẽ giúp người viết có được sự định hướng ban đầu. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể và trọn vẹn tập thơ “Trăng non” và “Bầu trời trong quả trứng” để làm nổi bật vấn đề người viết cần đề cập. Đó là vấn đề nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
    Dù chưa đi sâu nghiên cứu, nhưng những ý kiến, những định hướng của các tác giả về vấn đề nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh như một cách mào đầu, sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp đỡ rất nhiều cho người viết trong việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả những công trình ấy, sẽ là cơ sở để người viết đi vào tìm hiểu đề tài Nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Người viết đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nghệ thuật so sánh trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
    Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng cuốn sách R. Tagore (2004) – Tuyển tập tác phẩm 2 tập ( Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu) và cuốn sách R.Tagore (1997), Mảnh trăng non (Phạm Bích Thủy, Phạm Hồng Dung) làm nguồn nghiên cứu chính.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng thêm một số tác phẩm khác không nằm trong Trăng non nhưng vẫn có đề tài nói về trẻ thơ ở các tập: Thơ Dâng, Hái quả, Người thoáng hiện, và trong các sáng tác khác của Tagore.
    Về phần thơ của Xuân Quỳnh, người viết tìm hiểu đề tài dựa vào tác phẩm Bầu trời trong quả trứng, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1982 và những bài thơ nói về thiếu nhi của chị qua một số tác phẩm như: Lời ru trên mặt đất, Hoa dọc chiến hào,
    Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số sách của các giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài.
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:
    0. 4. 1 Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm trong Trăng nonBầu Trời trong quả trứng cũng như so sánh lối sử dụng biện pháp nghệ thuật này để tìm ra những điểm tương đồng và đặc trưng khác biệt giữa hai nhà thơ. Sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật trong Trăng non của Tagore và Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh.
    0. 4. 2 Phương pháp phân tích, đối chiếu để thấy cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm của cả hai nhà thơ là Xuân Quỳnh và Tagore. Được áp dụng khi phân tích tác phẩm thông qua những dấu hiệu và đặc điểm nghệ thuật mang tính nội dung để rút ra những nét tương đồng cũng như khác biệt trong tư tưởng nghệ thuật của Xuân Quỳnh và Tagore. Nó được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ bài viết với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong quá trình lựa chọn cũng như phân tích, bình giá vấn đề.
    Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu người viết sử dụng các thao tác thống kê, phân loại, phân tích tổng hợp để phục vụ làm rõ đề tài.


    [HR][/HR] [1] Lại Nguyên Ân – Nghĩ về Xuân Quỳnh, con người và nhà thơ. Nxb. Tác phẩm mới tháng 8/ 1989.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...