Tiến Sĩ Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3
    MỞ ĐẦU 4

    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ NGHỆ THUẬT
    SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 12
    1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 12
    1.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương trong môi trường tự nhiên
    và môi trường xã hội Nam Bộ 23
    1.3. Diễn trình nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ 29
    Tiểu kết 46

    Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
    TRONG DIỄN TRÌNH NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ 49
    2.1. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý tư nhân từ khi hình thành đến năm 1975 49
    2.2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý Nhà nước từ năm 1975 đến nay 92
    Tiểu kết 110

    Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
    NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ MỚI 112

    3.1. Một số nhận định về tình hình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động của nghệ thuật sân khấu Nam Bộ 112
    3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ trong giai đoạn mới 128
    Tiểu kết 144

    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Được sinh ra từ cái gốc âm nhạc dân gian truyền thống Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã tiếp thu nhiều yếu tố nghệ thuật từ sân khấu truyền thống dân tộc. Chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, nghệ thuật sân khấu Cải lương còn tiếp thu nhiều yếu tố sân khấu của hý khúc (Trung Quốc) và sân khấu phương Tây (kịch nghệ Pháp); trở thành một hình thức sân khấu kịch hát Việt Nam thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo, dễ thích ứng với biến đổi của xã hội và thị hiếu của khán giả. Điều này lý giải vì sao ngay từ khi mới ra đời nghệ thuật sân khấu Cải lương không những trở thành món ăn “đặc sản” của người dân Nam Bộ mà còn nhanh chóng chiếm lĩnh sự ái mộ của các nghệ sĩ cũng như khán giả miền Bắc và miền Trung, dẫn đến sự ra đời của nhiều gánh hát Cải lương trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu Cải lương của đông đảo khán giả.
    Đã có một thời, nghệ thuật sân khấu Cải lương bước lên đỉnh cao, được mọi người, mọi giới quan tâm, yêu chuộng với những gánh hát mà tên tuổi của các bầu gánh - những nhà quản lý giỏi được người trong và ngoài giới công nhận.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới, các hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, nghệ thuật sân khấu Cải lương nói riêng buộc phải đối mặt với nhiều thách thức do cơ chế kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế ồ ạt mang đến. Thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề quan thiết như: Làm thế nào để thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ, đến với sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương, trong khi có biết bao hình thức nghệ thuật - giải trí mới mẻ, hiện đại của nước ngoài đã và đang được du nhập vào Việt Nam một cách nhanh chóng nhờ vào các phương tiện của công nghệ tiên tiến? Làm thế nào để vừa bảo tồn các giá trị truyền thống độc đáo của bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc, vừa cải tiến và phát huy được chúng trong đời sống đương đại? Làm thế nào để nâng cao chất lượng nghệ thuật của các vở diễn, đồng thời đạt được mục tiêu về kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghệ sĩ hôm nay?
    Hơn bao giờ hết, vấn đề đổi mới công tác quản lý càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật kịch hát dân tộc, trong đó có nghệ thuật sân khấu Cải lương. Trước những đòi hỏi của thời kỳ Đổi mới, khi Đảng và Chính phủ chủ trương nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng có chủ trương xã hội hóa hoạt động của nó. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:
    Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa, chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa [51].
    Nhằm huy động được sức người, sức của trong nhân dân, ngoài các đơn vị Cải lương công lập, nhà nước cho phép các đơn vị Cải lương ngoài công lập hoạt động. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ khi Nghị quyết ban hành đến nay, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực sân khấu Cải lương tại Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng chưa được phát huy đồng bộ. Thực tiễn hoạt động nghệ thuật sân khấu hôm nay cho thấy một điều rất cần quan tâm và suy nghĩ, đó là, trong khi các sân khấu kịch tại Tp. Hồ Chí Minh trỗi dậy và từng bước làm ăn có hiệu quả, thì sân khấu Cải lương hoạt động èo uột, cầm chừng, chưa thấy điểm khởi đầu cho quá trình trở lại của một hình thức sân khấu dân tộc có thời đã chiếm vị trí độc tôn trong thị hiếu của đông đảo khán giả.
    Trong quá trình phát triển, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Về phương thức hoạt động, quản lý, bắt đầu từ bầu gánh, nghệ thuật sân khấu Cải lương đã trải qua các phương thức quản lý: phương thức quản lý tư nhân, phương thức quản lý nhà nước, phương thức quản lý linh hoạt về chủ thể quản lý của thời kỳ xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, v.v . Qua việc khảo sát, đánh giá các phương thức quản lý của từng giai đoạn, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của các phương thức quản lý và những ảnh hưởng sâu sắc của chúng đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đúc kết kinh nghiệm, xác định những thành tựu và những tồn tại của các phương thức quản lý đối với hoạt động sân khấu Cải lương Nam Bộ trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp về mô hình quản lý, nhằm góp phần vào việc củng cố và phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ ngày hôm nay và trong tương lai.
     
Đang tải...