Tài liệu Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh


    Các nhà nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phân tích, khái quát tư tưởng nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh, coi đó là đường lối quân sự cơ bản của cách mạng Việt Nam - một trong những nhân tố quyết định dẫn đến thắng lợi giải phóng hoàn toàn đất nước ta.

    Sau khi Bác Hồ qua đời, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ, ông Gớt Hôn đánh giá về Bác: “Người là một lãnh tụ chính trị nhưng Người cũng là một lãnh tụ xuất sắc về quân sự”. Không ngẫu nhiên ông đánh giá cao Bác Hồ như vậy, bởi chắc ông đã đọc kỹ tiểu sử và nghiên cứu những bài viết về quân sự của Bác. Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật quân sự thế giới. Hồi ở Pháp Người đọc nhiều sách quân sự của cách mạng tư sản Pháp, của công xã Pa-ri và quân đội Pháp hiện thời. Thời gian ở Liên Xô Người đã nghiên cứu nghệ thuật quân sự Xô viết. Đặc biệt Người nghiên cứu rất kỹ binh pháp cổ Trung Quốc để có “Những hiểu biết cơ bản về quân sự”, ”Phép dùng binh của Tôn Tử”(1943) . Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp nối truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam với những nguyên lý cơ bản: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo (Nguyễn Trãi), Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức, là khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc (Trần Quốc Tuấn), là lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, là “ngụ binh ư nông” .

    1. Chúng ta muốn hoà bình .

    Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là trọng hoà bình, là không muốn chiến tranh. Khi cả nước chuẩn bị phải bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ tuyên bố với thế giới rằng: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh . Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách . Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi .”(1). Rõ ràng để trở thành nhà quân sự kiệt xuất là ngoài ý muốn của Người, không hề muốn chiến tranh, nhưng cần thiết thì Người cùng cả dân tộc buộc phải tiến hành chiến tranh để giành độc lập, tự do, để cho xứ sở này luôn tràn ngập ánh trăng hoà bình như trong những áng thơ của Người vậy. Cây muốn lặng gió chẳng muốn đừng, dã tâm của kẻ thù là muốn đưa dân ta trở về kiếp nô lệ, cả nước ta phải cầm súng, Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

    “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

    Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

    Tư tưởng hoà bình yêu tự do của Người là sự kế thừa, tiếp nối tinh thần trọng hoà hiếu của cha ông, cách sống thương người như thể thương thân của dân tộc: “Theo tinh thần bốn bể đều là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt đều đáng quý như nhau . Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”.(2)

    2. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến

    Nghệ thuật chiến tranh trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Bác Hồ giải thích: “Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông đàn bà,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...