Tài liệu Nghệ thuật khởi nghiệp (phần 1)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ doanh nghiệp có cần bằng quản trị kinh doanh?

    Guy Kawasaki là hiện là giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách viết về kinh doanh. Ông nhận bằng B.A từ trường đại học Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những người đang muốn khởi sự kinh doanh. Sau đây là cuộc phỏng vấn ông do tạp chí Forbes thực hiện

    Hỏi: MBA ngày nay có giá trị như thế nào đối với các cử nhân trẻ tuổi muốn lập công ty riêng?
    Đáp: Giá trị ư? Có lẽ vào khoảng –$250.000. Tôi đã từng là một cử nhân trẻ tuổi và đã có bằng MBA. Tôi không cho rằng MBA có ý nghĩa lắm trong việc lập công ty riêng. Một bằng kỹ sư có tác dụng tốt hơn nhiều. Lúc nào bạn cũng có thể thuê được các thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, nhưng nếu bạn không thể hiểu và tạo ra một sản phẩm, thì có nghĩa là bạn chẳng có gì cả. Tiện đây tôi cũng xin nói rằng những người thành lập Apple Computer, Microsoft, Yahoo! và Google đều không có bằng MBA. Nhưng hình như tôi đã lạc đề rồi.
    Điều gì có tác dụng quyết định trong việc thuyết phục một người đầu tư vào công ty của ta? Họ có phải hoàn toàn tin vào sản phẩm của ta không? Hay ta chỉ cần thuyết phục rằng đây là một cơ hội tốt để họ kiếm tiền là được?
    Tôi chưa bao giờ làm việc cho McKinsey, nhưng ta có thể biến câu hỏi này thành một ma trận 2 x 2: tin vào sản phẩm có/không và tin rằng họ có thể kiếm tiền có/không. Rõ ràng điểm tốt nhất là khi họ tin vào sản phẩm và tin vào khả năng kiếm tiền của họ. Tôi khó có thể tưởng tượng được các nhà đầu tư rót tiền vào một sản phẩm mà họ không tin nhưng phần nào tin rằng họ có thể kiếm được tiền với sản phẩm đó. Và điểm đáng thất vọng nhất là khi các nhà đầu tư thích sản phẩm của bạn nhưng lại không nghĩ rằng có thể kiếm tiền với những sản phẩm đó. Cho nên câu trả lời là phải làm họ tin vào sản phẩm và đồng thời tin rằng họ có thể kiếm được tiền.
    Liệu ông có thể thành công với một nhóm làm việc chăm chỉ ngay cả khi ý kiến đầu tiên của ông không thành công không?
    Chắc chắn là có. Vì hầu hết mọi ý kiến ban đầu đều không thành công.Bạn cần phải linh hoạt: Đôi khi bạn khởi sự với một ý tưởng tốt và một nhóm làm việc tệ hại. Sau đó bạn rời bỏ nhóm đó. Lúc khác, bạn khởi sự với một ý kiến dở và một nhóm làm việc tuyệt vời. Sau đó bạn bỏ ý tưởng chẳng ra gì đó. Những người bạn tốt thường tạo ra những thay đổi triệt để theo dòng thời gian. Nokia là ví dụ điển hình về sản phẩm ban đầu rất dở hơi.
    Hoa Kỳ và vành đai Thái Bình Dương dường như là những nơi duy nhất trên thế giới mà các công ty non trẻ hay thuộc ngành công nghệ cao thành công. Có đúng như vậy không? Và nếu đúng thì tại sao?
    Chẳng đúng tý nào. Chẳng qua thung lũng Silicon có những người phụ trách về quan hệ công chúng giỏi nhất. Nếu bạn là nhà doanh nghiệp giỏi, bạn có thể thành công ở bất kỳ nơi nào. Còn nếu không, thì bạn sẽ thất bại ngay cả khi văn phòng cuả bạn nằm trên đường Sand Hill Road hay ở ngay cạnh trụ sở của Hewlett-Packard.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...