Tiểu Luận Nghệ thuật hát xoan ở phú thọ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN DẪN NHẬP1. Lí do chọn đề tàiViệt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, mỗi loại hình lại có nét đặc sắc riêng. Tuy nhiên, những năm gần đây một số loại hình nghệ thuật đang bị mai một dần đi Hát xoan là một trong những trường hợp như thế.
    Có lịch sử hình thành rất lâu đời và mang bản sắc rất riêng, tuy nhiên Hát Xoan lại chưa được nhiều người biết đến. Hát Xoan xuất hiện đầu tiên và phát triển nhất là ở Phú Thọ
    Bời vậy trong bài viết này tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu loại hình nghệ thuật đã có từ lâu đời này ở vùng đất Phú Thọ .
    2. Mục đích nghiên cứuCung cấp thêm cho người đọc một số kiến thức về nghệ thuật Hát Xoan ở Phú Thọ.
    Từ đó góp phần kêu gọi người đọc gìn giữ loại hình nghệ thuật đặc sắc nhưng còn khá lạ lẫm với nhiều người này.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Để nghiên cứu về nghệ thuật Hát Xoan ở Phú Thọ Có nhiều nhà nghiên cứu đã viết về vấn đề này như :
    Hát Xoan: dân ca lễ nghi -phong tục,tác giả Tú Ngọc (xb1997) Hát Xoan: dân ca lễ nghi -phong tục, nxb Viện Âm Nhạc . Trong cuốn sách này nhà nghiên cứu có nói về nghệ thuật Hát Xoan chung của nước ta, cũng như một số nơi Hát Xoan nổi tiếng.Nhưng Hát Xoan trong cuốn sách này chưa được nhắc đến nhiều.
    Hát xoan - hát ghẹo dấu ấn một chặng đường, tác giả Nguyễn Khắc Thùy (NXB Âm Nhạc- 2011)
    Cuốn sách này tác giả Nguyễn khắc Thùy chủ yếu nghiên cứu về Hát Xoan, về cách thức cũng như các chặng đường phát triển của Hát Xoan. Thêm vào đó tác giả còn đề cập đến một số biện pháp nhằm gìn giữ nghệ thuật Hát Xoan hiện nay.
    Hát Xoan Phú Thọ, tác giả Nguyễn Khắc Xương nhà xuất bản sở văn hóa thể thao và du lịch (xb 2008).
    Đây là cuốn sách nghiên cứu Hát Xoan ở Phú Thọ một cách đầy đủ, và khái quát nhất về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của Hát xoan ở Phú Thọ. Đây cũng chính là tài liệu tham khảo chính của tôi khi thực hiện bài tieur luận này .
    4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật Hát Xoan
    Thời gian : Từ lúc hình thành đến khi phát triển như hiện nay
    Không gian: Tỉnh Phú Thọ
    Chủ thể : Từ các nghệ nhân hát Xoan cho tới đối tượng nghe Hát xoan
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Xuất hiện từ thời Hùng Vương và được người dân Phú Thọ gìin giữ cho đến hiện nay, là một loại hình nghệ thuật đặc sắc nhưng Hát Xoan vẫn chưa được biết tới nhiều. Bởi vậy, bài tiểu luận này nhằm làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm tới nghệ thuật hát Xoan.
    Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần thể hiện niềm tự hào đối với một đất nước Việt nam giàu bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc.
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, phân loại, liệt kê, hệ thống cấu trúc để làm rõ về những nét khái quát nhất của Hát Xoan Ở Phú Thọ .
    Nguồn tư liệu bản văn là chủ yếu, Internet, các bài đăng tải trên tạp chí, các công trình nghiên cứu.

    7. Bố cụcNgoài phần dẫn nhập thì bài tiểu luận gồm có 3 chương :
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    Khái niệm Hát Xoan
    Lịch sử hình thành
    Phân loại
    CHƯƠNG II. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HÁT XOAN
    Cơ cấu tổ chức và thành viên trong sinh hoạt Hát Xoan
    Giao tiếp ứng xử và địa điểm diễn xướng
    Mục đích ca hát và trang phục, đạo cụ, nhạc cụ khi hát
    Diễn xướng và trình tự cuộc Hát Xoan
    Phần lời
    Âm nhạc
    CHƯƠNG III. HÁT XOAN HIỆN NAY, VÀ CÁCH THỨC XÂY DỰNG, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN
    Hiện trạng
    Kết Luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...