Tài liệu Nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tiểu luận về đề tài Nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie.

    MỞ BÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của ông đa dạng, đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp thế kỷ XVIII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy sức trẻ, đầy chất thơ.
    Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc sống, con người và cái đẹp. Môlie là một tài năng sáng tạo phi thường. Ông sáng tạo một cái cười mới, một cái hài kịch mới. Môlie đem đến cho văn đàn Pháp những cống hiến rất lớn với tư cách là người sáng lập ra hài kịch cổ điển và đưa nó đến đỉnh cao sán lạn, với tư cách là nhà văn – chiến sĩ đã đấu tranh đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú đã kết tinh được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân, dân tộc Pháp.
    Các sáng tác của ông để lại đều hàm chứa trong nó những tiếng cười nhiều cung bậc, tiếng cười có giá trị, phê phán tố cáo xã hội lớn lao, có giá trị giáo dục thẩm mỹ sâu sắc. Các sáng tác của ông là phòng tranh giàu tính hiện thực và nhân đạo triển lãm xã hội Pháp thế kỷ XVIII. Đặc biệt là với vở kịch “Lão hà tiện” Môlie đã dẫn người đọc đến một tiếng cười nhiều cung bậc, từ cái cười vui, nhẹ nhàng, dí dỏm, vô thưởng vô phạt, đến cái cười mỉa mai, chua chát, dẫn đến cái cười thâm trầm, sâu sắc nặng tính chất châm biếm, đến cái cười đau đớn xót xa cười nước mắt. tiếng cười bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực và có giá trị chiến đấu cao. Với tiếng cười nhiều cung bậc Môlie đã đưa vở kịch “Lão hà tiện” đến đỉnh cao của sự thành công.
    Để đạt được điều đó ông đã sử dụng và phối hợp tài tình nhiều nghệ thuật gây cười khác nhau. Biết vận dụng và kết hợp tài tình các kinh nghiệm gây cười của nghệ thuật hài kịch truyền thống. Môlie đã sáng tạo nên thủ pháp gây cười độc đáo.
    Việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie” giúp chúng ta thấy được tài năng hài kịch đặc biệt, một “người hề vĩ đại” Môlie, và một xã hội Pháp thế kỷ XVIII đầp bi kịch, hiểu sâu hơn về thời đại lịch sử mà ông sống, hiểu đúng bản chất tiếng cười trong vỡ hài kịch “Lão hà tiện”.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Môlie được đánh giá là “người hề vĩ đại” trong nền văn học Pháp. Ông là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Pháp mà còn là niềm kiêu hãnh của cả lịch sử sân khấu thế giới. Nhà thiên tài hài kịch ấy xuất hiện đã đưa hài kịch lên chỗ đứng cao hơn và khẳng định vị thế của nó đối với bi kịch thời bấy giờ. Những kiệt tác nghệ thuật Môlie để lại là những gì còn lại của một nền nghệ thuật chân chính của một người lao động nghệ thuật chân chính.
    Ba trăm năm đã qua nhưng tiếng cười của Môlie không lúc nào vắng trên sân khấu tiến bộ Pháp và thế giới. Môlie đã đi vào Việt Nam từ những năm hai mươi của thế kỷ này và cho đến nay ngày càng thu hút lôi cuốn được sự say mê của độc giả và khán giả Việt Nam với những sáng tác hài kịch của mình.
    Những sáng tạo nghệ thuật Môlie để lại cho đời từ lâu đã trở thành đối tượng quan tâm của giới phê bình nghiên cứu. Đã có biết bao công trình, chuyên luận, bài viết nghiên cứu về Môlie ở khắp mọi nơi.
    Môrixơ Đônay trong cuốn Môlie (1911) viết: “Tất cả những gì liên quan đến tính hà tiện trong vở “Lão hà tiện” đều nằm gọn trọng ba hồi, để lấp đầy năm hồi của vở hài kịch này, cần phải có một câu chuyện yêu đương mà nó không giúp đỡ gì hơn cho tính cách của Acpagông, mà nó dẫn đến những cái trái ngược và lạc điệu Tình yêu của một lão già sảy ra trong một số lớp kịch tự nó đã làm cho lão ta không còn hà tiện nữa”.
    Êmin Phaghê trong cuốn En líant Môlie đã viết: “Môlie đã thể hiện một phong cách riêng ở chỗ xung quanh nhân vật chính là toàn bộ gia đình và chỉ ra rằng cái gia đình vô tổ chức ấy có nguyên nhân từ tội lỗi của nhân vật chính. Loại thể hài kịch này đồng thời vừa là hài kịch tính cách và vừa là hài kịch xã hội. Đối với nhân vật chính ông khắc hoạ bằng phương pháp tăng tiến, nói cách khác theo nguyên tắc phát triển Môlie, vừa là khả ố vừa là lố bịch không ngừng phát triển”.
    Pie Clarac trong cuốn L Age Classique viết: “Tất cả mọi hiệu quả gây cười xảy ra xung quanh các tình tiết thường được khai thác đúng lúc và đặt đúng chỗ, trên sân khấu, trước mắt mọi người gắn liền với số phận các nhân vật và làm vui cho tất cả, đó là nhờ nhịp điệu thúc bách được bắt nguồn từ tính cách của Acpagông. Có thể cái điều bí ẩn của hình ảnh này nằm trong sự mâu thuẫn của chính nó. Cái hà tiện tự nó không thể đưa đến cho Môlie một đề tài hài kịch. Nó là một khát vọng trần thế do đó sân khấu trở nên sinh động bởi các xung đột”.
    Là một tác gia cổ điển xuất sắc Môlie không những là một nguồn đề tài được giới nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu đến mà đây còn là niềm đam mê, hứng thú của các nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam.
    Nguyễn Văn Chính trong Văn học phương Tây, đã dành khá nhiều trang viết để giới thiệu về Môlie, và ông đã nhấn mạnh đến vai trò của Môlie trong lịch sử phát triển của hài kịch và đã đề cập ít nhiều đến vấn đề tiếng cười trong hài kịch Môlie. Điều này được thể hiện qua bài viết “Môlie. Một tài năng nảy sinh trong rèn luyện và đấu tranh gian khổ”.
    Đỗ Đức Hiểu trong lời giới thiệu tác phẩm “Lão hà tiện” tác giả đã phân tích và làm rõ nội dung và ý nghĩa xã hội của vở kịch này. Đặc biệt tác giả có nhấn mạnh đến “nghệ thuật xây dựng vở “Lão hà tiện”. Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười hồn nhiên, khi thẳng thắn, khi thâm thuý”.
    Vũ Tiến Quỳnh trong cuốn phê bình – bình luận văn học, Lafontaine, A.Dandet, G.Maupassant, Môlie “bên việc tái hiện lại gương mặt Môlie và những đóng góp của ông cho hài kịch dân tộc Pháp, ông còn chỉ ra những sáng tạo nghệ thuật trong hài kịch Môlie: nghệ thuật xây dựng tính cách, nghệ thuật gây cười, nghệ thuật kịch”. Ông rất đề cao tài năng Môlie và coi “đó là một tấm gương sáng của một nhà văn thiết tha và tận tuỵ với nghề, trước sau cho đến lúc chết không xa rời cái lí tưởng cười cợt để sửa chữa phong tục, cải tạo xã hội”.
    Trong lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.
    Đặc biệt tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Ông đã nghiên cứu khá kỹ về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của Môlie. Theo tác giả, cuộc đời của nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện”. Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie.
    Như vậy việc nghiên cứu Môlie và nghệ thuật gây cười được tiến hành dười nhiều dạng tổng quát chung, các nhận xét đánh giá về “Lão hà tiện” và “nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie” đều rút ra từ các mặt khác nhau. Các tác giả trên đây đều chưa đi sâu vào khảo sát và phân tích các nghệ thuật gây cười một cách cụ thể.
    Việc nghiên cứu đề tài “nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie” là một vấn đề mới mẻ lí thú và hấp dẫn. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những người đi trước tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là nghệ thuật gây cười trong vở Lão hà tiện của Môlie. Nằm trong cuốn Lão hà tiện, tác giả Đỗ Đức Hiểu (dịch) (1978), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    4. Giới thuyết thuật ngữ
    Khái niệm kịch: Kịch tức là những trò diễn trên sân khấu mang tính chất dữ dội, nghiêm trọng.
    Khái niệm hài kịch: hài kịch là hình thức gây cười để chế giễu hoặc đã kích những thói xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
    Hài kịch là thể loại kịch, trong đó tích cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiển nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài này để làm rõ vấn đề chúng tôi đã dùng một số phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
    6. Cấu trúc đề tài
    Ngoài phần mở bài, kết luận, tài liệu tham khảo. trong phần nội dung còn có hai chương.
    Chương I: Những vấn đề chung
    Chương II: Nghệ thuật gây cười trong vở kịch Lão hà tiện của Môlie.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...