Luận Văn Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của Môlie

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Cuối thế kỷ XVII, khi văn học phục hưng với chủ nghĩa nhân văn và con người khổng lồ đòi hỏi quyền sống tự nhiên và nhân phẩm cho con người vừa kết thúc, thì một tư trào văn học khác mở màn, choán cả thế kỷ XVII trong lịch sử văn học Pháp: tư trào văn học cổ điển. Văn học cổ điển Pháp chiếm một vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học thế giới. Nó gây một tiếng dội mạnh mẽ vào nền văn học của các nước và mãi mãi lưu lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Thế kỷ XVII, là một thế kỷ phong phú và phức hợp của văn học Pháp, với nhiều khuynh hướng, nhiều sự kiện văn học lớn, đánh dấu thời đại. Biết bao nhà văn tài năng, biết bao tranh luận, biết bao tổ chức văn học nghệ thuật đã ra đời từ đầu thế kỷ và xây dựng văn học của một thế kỷ được mệnh danh là “đại thế kỷ”. Thế kỷ XVII, là giai đoạn của văn học hài hòa, văn học lý trí của trật tự, kỷ cương, văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và sức sống của dân tộc. Trên con đường phát triển ấy, thơ châm biếm của Boileanin mang nhiều dấu tích của triết lý tự nhiên, truyện kể và thơ ngụ ngôn của LaFonten chan chứa tình cảm và say mê trái tim, tác phẩm của Fenelon, Fontenelle, Vanban, thoát thai từ văn học cổ điển và đặc biệt là hài kịch của Môlie là những ngọn nguồn đầu tiên của thế kỷ ánh sáng. Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp và của nhân loại. Sáng tác của ông đa dạng, đầy sức sống, đầy màu sắc, là bức tranh rộng lớn của nước Pháp thế kỷ XVII và mang tính nhân loại sâu sắc, với những biến động dữ dội, đầy sức trẻ, đầy chất thơ. Hài kịch Môlie thấm thía một chủ nghĩa nhân văn tươi sáng, yêu đời, nó thức tỉnh con người, nó khuấy đảo những ai thờ ơ với cuộc sống, với con người và cái đẹp. Nhắc đến Môlie không thể không nói đến vỡ hài kịch “lão hà tiện”. Vở hài kịch này thể hiện một cách toàn diện tài năng của nghệ sĩ, vui nhộn từ đầu đến cuối và có ý nghĩa triết lý, xã hội sâu sắc, nó phản ánh một khía cạnh vừa buồn cười vừa chua chát của một tầng lớp tư sản giàu có hồi thế kỷ XVII và hiện nay vẫn còn là một bài học phong phú về tư tưởng cũng như nghệ thuật hài kịch. Thành tựu mà ông đem đến đó là những nhận thức mới mẻ sâu sắc, những giá trị nhân văn cao đẹp đã làm rung động cho tâm hồn bao thế hệ. Chính điều đó mà tư tưởng và hài kịch của Môlie bao giờ cũng là hạt ngọc toả sáng cho chính dân tộc ông và có giá trị phổ biến trường tồn cho nhân loại. Từ sự yêu thích văn chương, từ những rung cảm mãnh liệt với hài kịch Pháp nói chung và sự yêu mến ngưỡng mộ tài năng trí tuệ của Môlie nói riêng. Đồng thời,với hy vọng tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ, sâu sắc những yếu tố nghệ thuật đã làm nên thành công cho hài kịch của Môlie. Chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật gây cười trong hài kịch lão hà tiện của Môlie. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu và nghiên cứu về nhà hài kịch Môlie không chỉ là niềm yêu mến, tự hào chỉ riêng chúng ta mà đã từ rất lâu và còn mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận, là đối tượng khám phá không cùng cho các lĩnh vực nghiên cứu văn học nói riêng và của nhiều ngành, nhiều giới khác. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hài kịch của Môlie nói chung và vở kịch lão hà tiện nói riêng. Bằng sự khảo sát tinh tế, nhận định sâu sắc những nhà nghiên cứu đã đánh giá một cách khái quát về vở kịch lão hà tiện như sau: Năm 1979, các tác giả trong cuốn lịch sử văn học phương Tây, tập 1, có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả Môlie như sau: “Môlie không phải chỉ là một . Năm 2001, Đỗ Đức Hiểu dịch cuốn lão hà tiện khi nhận xét về vở kịch đã nhận định như sau: Ông nhấn mạnh vở “Lão hà tiện” thể hiện khá đầy đủ nghệ thuật hài kịch của Môlie. Ở đây có đủ cung bậc của những tiếng cười. Môlie sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để gây những tiếng cười: “Môlie mượn của Plốt cốt truyện kịch, một số tình tiết, độc thoại Ácpagông mất tráp, cảnh đứa con hoang toàng gặp người cha . Năm 2002, tiêu biểu là công trình của Lê Nguyên Cẩn. Theo tác giả, cuộc đời của nhà hài kịch này gắn liền giữa vinh quang và sóng gió, ông đã đi sâu phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của vở hài kịch “Lão hà tiện: “Môlie nói chung và trong vở lão hà tiện nói riêng. Tiếng cười phác xơ toát lên Ông đặc biệt chú ý đến nghệ thuật gây cười trong hài kịch Môlie nên đã có những nhận xét rất xác đáng về vở kịch. Năm 2004, trong một bài viết ở cuốn nghiên cứu văn học số 11/ 11/ 2004 cũng có những nhận xét, bình luận về hài kịch của tác giả: “Môli .hiện tại. Môlie miêu tả các tính cách nhân vật Năm 2005, trong cuốn Lịch sử văn học Pháp trung cổ của tác giả Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) khi nhận xét về vở kịch lão hà tiện của Môlie đã viết: “Các vấn đề xã hội mà hài kịch Môlie đặt ra là những vấn đề xã hội .Trong cuốn lịch sử sân khấu thế giới, NXB Văn hoá Hà Nội, các tác giả cũng đã trình bày khá đầy đủ về tình hình phát triển chung của sân khấu Pháp trong thế kỷ XVIII và cuộc đời, sự nghiệp
    4. Phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không nghiên cứu nghệ thuật gây cười kịch của Môlie trong hài kịch lão hà tiện một cách riêng lẻ mà luôn đặt Môlie trong tiến trình phát triển văn học Pháp cổ điển nói chung để nhìn nhận tổng quan về quá trình sáng tác vở kịch lão hà tiện. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những biểu hiện trên vở hài kịch Môlie để chia ra thành những luận điểm cụ thể và dùng phương pháp phân tích để làm rõ luận điểm. Từ đó khảo sát những biểu hiện đã chọn lọc để tìm ra biện pháp gây cười kịch được thể hiện trong tác phẩm lão hà tiện. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để so sánh đối chiếu với các tác giả cùng thời với Môlie để thấy được phong cách độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của Môlie qua vở kịch lão hà tiện.
    5. Cấu trúc của tiểu luận.

    Bài tiểu luận gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài ra còn có phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó trọng tâm là phần nội dung. Phần nội dung bao gồm hai chương: Chương I: Môlie – người hề vĩ đại trên sân khấu hài kịch. Chương II: Thủ pháp gây cười trong hài kịch “Lão hà tiện” của Môlie. 2.1. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật. 2.1.1. Ácpagông – nhân vật hà tiện điển hình.
    2.1.2. Nghệ thuật cường điệu hóa tính cách. 2.2. Nghệ thuật xây dựng xung đột. 2.2.1. Hành động kịch.
    2.2.2. Tình huống kịch.
    2.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. 2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại.

    2.3.2. Ngôn ngữ đối thoại.

    2.4. Giá trị của nghệ thuật gây cười trong tác phẩm “lão hà tiện”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...