Luận Văn Nghệ thuật diễn xướng hát Dô (Liệp Tuyết - Quốc Oai - Hà Nội) và khả năng khai thác phục vụ du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghệ thuật diễn xướng là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc trong kho tàng văn hoá phi vật thể của người Việt. Các loại hình nghệ thuật diễn xướng với những ý nghĩa thẩm mĩ nhất định phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của con người, đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, việc giao lưu hợp tác với các nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Văn hoá nước ngoài du nhập vào nước ta khá nhiều do đó việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống là việc làm cần thiết. Một trong những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật, trong đó có loại hình hình nghệ thuật diễn xướng là khai thác chúng phục vụ hoạt động du lịch. Các loại hình nghệ thuật diễn xướng chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể vô cùng độc đáo và hấp dẫn đối với mỗi du khách.
    rong các loại hình nghệ thuật diễn xướng của Việt Nam, hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một loại hình nghệ thuật cổ, được ít người biết đến. Đây là loại hình ca múa nhạc của dân tộc gắn với tín ngưỡng thờ đức thánh Tản Viên - một trong tứ bất tử của Việt Nam. Lời ca trong hát Dô phản ánh nhận thức của người dân về thiên nhiên, ước mơ của người dân về một cuộc sống no ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu vui vầy đông đúc. Không chỉ có vậy, nội dung lời hát còn nói về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Nội dung này đã trở thành nội dung chủ đạo trong phần hát Bỏ bộ, được tiến hành sau những diễn xướng có tính chất nghi lễ của hội hát Dô trong ngày lễ hội. Hát Dô có những giá trị tâm linh cũng như văn hóa nghệ thuật nhất định và hoàn toàn có thể khai thác phục vụ du lịch. Việc khai thác phục vụ du lịch cũng là một trong những biện pháp để có thể bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật này. Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu về loại hình nghệ thuật diễn xướng có một không hai này, góp phần vào việc giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của mảnh đất Liệp Tuyết - Quốc Oai, bảo tồn các giá trị cũng như khai thác loại hình nghệ thuật này phục vụ du lịch, người viết đã lựa chọn đề tài “Nghệ thuật diễn xướng hát Dô (Liệp Tuyết - Quốc Oai - Hà Nội) và khả năng khai thác phục vụ du lịch” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu về nghệ thuật diễn xướng hát Dô và khả năng khai thác loại hình nghệ thuật này phục vụ hoạt động du lịch.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nghệ thuật diễn xướng và vai trò đối với hoạt động du lịch.

    - Khái quát về mảnh đất Liệp Tuyết - Quốc Oai - Hà Nội, quê hương của nghệ thuật diễn xướng hát Dô.
    - Tìm hiểu khái quát về nghệ thuật diễn xướng hát Dô.
    - Đưa ra các giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật diễn xướng hát Dô vào trong hoạt động du lịch.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình nghệ thuật diễn xướng và khả năng khai thác loại hình nghệ thuật đó phục vụ hoạt động du lịch. Với đối tượng nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về loại hình nghệ thuật diễn xướng hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, từ khái niệm, lịch sử hình thành, đặc trưng đến các giá trị và khả năng khai thác phục vụ du lịch.

    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Hát Dô là một loại hình nghệ thuật dân tộc rất độc đáo. Tuy nhiên số lượng đề tài, bài viết nghiên cứu về loại hình nghệ thuật này còn rất hạn chế, phải sau khi đất nước thống nhất mới bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về hát Dô. Cuốn đầu tiên mà người viết muốn nhắc tới là cuốn “Hát Dô, hát Chèo Tàu” của tác giả Trần Bảo Hưng và Nguyễn Đăng Hòe, viết năm 1977. Cuốn sách này, các tác giả đã viết một cách khá kỹ lưỡng về loại dân ca này. Hơn nữa, các tác giả cũng đi sâu vào nội dung, hình thức cũng như những giá trị văn học của hát Dô. Tiếp theo là, cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Hà Tây” của Sở Văn hóa thông tin thể thao Hà Tây, tái bản năm 1993. Cuốn sách không chỉ giới thiệu về các loại hình tục ngữ, ca dao Hà Tây mà còn giới thiệu một cách khái quát về điệu hát Dô. Cuốn “Xứ Đoài” của Kiều Thu Hoạch, viết năm 2000 là cuốn sách viết về nền văn hóa đặc sắc của xứ Đoài. Trong phần viết về hát Dô lại chủ yếu miêu tả Hội Dô, phần về hát Dô tác giả nhắc đến không đáng kể. Đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu khôi phục và phát triển dân ca Hà Tây” chủ niệm đề tài Trần Minh Nhương, viết năm 2003 là đề tài chủ yếu về khảo sát sưu tầm, đánh giá và đưa ra các giải pháp bảo tồn phát triển các loại hình dân ca Hà Tây trong đó có hát Dô. Đề tài tập sự “Di tích và lễ hội đền Khánh Xuân” của Phùng Văn Thành (2006) lại chủ yếu phân tích và mô tả kỹ lưỡng về đền Khánh Xuân, không gian diễn ra lễ hội Dô cũng như trình bày những khái quát chung về Hội Dô. Tiếp theo là luận văn thạc sĩ “Bảo tồn, phát huy diễn xướng dân gian hát Dô (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây)” (2008) của tác giả Đặng Thị Hạnh. Đề tài đã đề cập đến thực trạng và phương hướng bảo tồn hát Dô. Ngoài ra, nghiên cứu về hát Dô còn có một số bài viết của các tác giả như: Nguyễn Duy Cách, Nguyễn Thị Vân đăng trên Tạp chí dân tộc và thời đại, Báo Hà Tây, Báo Nhân dân, cũng giới thiệu chung về loại hình dân ca này, nhưng nó mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu sơ bộ và khái quát. Trên một số trang web cũng có những bài viết về hát Dô. Điều này có thể thấy, càng ngày loại hình dân ca này càng được chú ý và quan tâm. Trong quá trình tìm hiểu về hát Dô, người viết nhận thấy đây là một loại hình dân ca nghi lễ hết sức độc đáo. Độc đáo ở nguồn gốc xuất hiện, ở những tục hèm xung quanh nó, ở người hát và ở cả thời gian mỗi lần tổ chức hát Dô. Tuy nhiên, các tài liệu và nghiên cứu này mới chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của hát Dô. Còn các đề tài nghiên cứu về hát Dô với mục đích phục vụ du lịch thì chưa được các tác giả đề cập đến và chưa được công bố.
    5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
    5.1. Về mặt lý luận Đề tài thu thập, tổng hợp những vấn đề lý luận về nghệ thuật diễn xướng nói chung và mối quan hệ với du lịch.
    5.2. Về mặt thực tiễn Khóa luận cung cấp thêm tư liệu về loại hình nghệ thuật diễn xướng hát Dô và những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch tham khảo, hoạch định chiến lược bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
    6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Người viết đã đến Thư viện Quốc gia, phòng Văn hoá huyện Quốc Oai, xã Liệp Tuyết để thu thập, chọn lọc và xử lý các tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và nghệ thuật hát Dô.
    6.2. Phương pháp khảo sát thực địa Người viết tiến hành khảo sát, thực địa tại Liệp Tuyết để thu thập những thông tin, điều tra phỏng vấn, thu thập các chứng cứ thực tế, so sánh đối chiếu để xác minh những tài liệu thực tế đã thu thập được.
    6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Hệ thống hoá các tài liệu, các báo cáo tổng kết, các văn bản về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, sự hình thành và phát triển của hát Dô. Dựa trên những báo cáo, bài viết từ đó phân tích để thấy được xu hướng khai thác hát Dô vào trong du lịch Quốc Oai.
    7. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương1 . Nghệ thuật diễn xướng và vai trò với hoạt động du lịch.
    Chương2. Tìm hiểu loại hình nghệ thuật diễn xướng hát Dô ở Liệp Tuyết - Quốc Oai - Hà Nội.
    Chương 3. Một số giải pháp bảo tồn và khai thác du lịch đối với loại hình nghệ thuật diễn xướng hát Dô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...