Tiểu Luận Nghệ thuật bi kịch của Shakerpeare

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Nghệ thuật mang đến cho con người bao cảm xúc ngọt ngào để thêm yêu cuộc sống. Đứng trước một công trình kiến trúc độc đáo, chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp, đọc một bài thơ hay, xem một vở bi kịch ta cảm thấy xúc động, ngưỡng mộ vô cùng, khi đó tâm hồn ta dễ đồng điệu và chia sẻ tình cảm với những người xung quanh.Nghệ thật đã xóa đi cái khoảng cách giữa những người không cùng màu da, tiếng nói hay tôn giáo
    Để có những công trình nghệ thuật trường tồn cùng với thời gian, bắt buộc người nghệ sĩ phải có tài năng và tấm lòng đối với con người, cuộc đời, Shakerpeare là một người như thế. Là người của nước Anh thế kỉ XVI nhưng đến tận ngày nay tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới vẫn không hề mai một.
    Mặc dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân, học vấn dở dang nhưng bằng sự nỗ lực hết mình và gặp được ngọn gió mát lành của phong trào Phục hưng nên tài năng sáng tạo của Shakerpeare đã có cơ hội bộc lộ mạnh mẽ. Ông đã trở thành nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài, người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh lúc bấy giờ
    Thời kì Phục hưng mở ra cả châu Âu sục sôi tinh thần chống chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều kinh viện Trung cổ nhằm giải phóng cho trí tuệ của con người, khẳng định cuộc đời trần thế, đòi hỏi quyền tự do cho cá nhân con người. Tất cả những điều đó làm cho châu Âu bừng lên một sức sống mới. Nước Anh tuy bước vào thời Phục hưng muộn hơn so với một số nước khác trong cùng khu vực nhưng văn hoá Phục hưng Anh phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
    Trong bài viết Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội nhà nghiên cứu Liên Xô V.P.Von-ghin đã nhận xét : “ Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên, kì ảo; từ những nguyên lí ngoài đời sống cuả nhân loại mà từ con người tại trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu, những khả năng âý đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn”.
    Các sáng tác của Shakerpeare không nằm ngoài tư tưởng trên đặc biệt là ở lĩnh vực bi kịch. Romeo và Juliet là vở bi kịch đầu tiên của tác giả , mỗi trang viết đều chứa chan tinh thần nhân văn cao cả của ông.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Micheal Alexander (Cao Hùng Luynh dịch) (2006), Lịch sử văn học Anh quốc,Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

    15. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung (1999), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


    2. M.Bakhtin (Lại Nguyên Ân dịch), Mấy vấn đề văn học và mỹ học, Nxb Văn học, Hà Nội
    7. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – William Makepeace Thackery Nxb Đại học Sư phạm,TP HCM.

    22. Đỗ Khánh Hoan (1969), Lịch sử văn học Anh quốc, Nxb Sáng tạo.
    25. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    26 Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...