Luận Văn Nghệ thuật bi kịch của Sêcxpia qua vở kịch Hamlet

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nước Anh bước vào thời kỳ Phục hưng xem ra muộn hơn so với Italia và một số nước Tây Âu khác do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Tuy nhiên khi đã xuất hiện thì nó bùng lên phát triển một cách nhanh và mạnh mẽ y như sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở đất nước này vậy. Trong quá trình phát triển, nền văn hoá Phục hưng Anh cũng có những đặc điểm chung như các nước khác. Song bên cạnh đó, do đặc điểm riêng của quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và truyền thống văn học nghệ thuật của nước Anh, mà văn nghệ Phục hưng Anh biểu hiện những nét riêng biệt.
    Thế kỷ thứ XVI nước Anh đã trở thành một “quốc gia tư bản chủ nghĩa điển hình”, ở đó hai mặt tươi sáng và đen tối đối lập nhau một cách rõ rệt và sâu sắc. Văn học nghệ thuật Anh chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử. Một loại hình nghệ thuật thích hợp hơn cả trong việc phản ánh những mặt đối lập, những mâu thuẫn gay gắt đó là kịch. Từ lâu kịch nghệ đã phát triển ở Anh, cộng với việc tiếp thu những tinh hoa kịch nghệ cổ đại Hy – La, cũng như kịch Italia hiện đại, đã tạo nên một bước chuyển mình cho nền kịch Anh.
    Nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài, người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh thời Phục hưng là Sêcxpia. Ông viết kịch không những để diễn phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, mà còn để “chìa ra một tấm gương tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỉ, cả thời đại nói chung có thể nhận ra bộ mặt và tính cách của nó”. Với quan điểm đó Sêcxpia đã phản ánh sâu sắc hơn bất cứ nhà văn nào cùng thời với ông, con người, thời đại, xã hội và đất nước Anh buổi giao thời. Một thời đại mà cái xấu cái tốt đan chen, cái cao cả và cái thấp hèn cùng tồn tại, tiếng cười và nước mắt thường trộn lẫn vào nhau.
    Lecmantôp, nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ XIX từng ca ngợi: Nếu như Sêcxpia vĩ đại thì đó là ở Hamlet. Nếu như Sêcxpia thật là Sêcxpia, một thiên tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người như những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Sêcxpia không ai bắt chước được, thì đó chính là ở Hamlet.
    Với những tác phẩm của mình và đặc biệt là với Hamlet, Sêcxpia đã trở nên quá vĩ đại, sự vĩ đại không một ai có được. Chúng ta vẫn có quyền tự hào về nền văn học thế giớ có một con người như vậy, lại càng phải tự hào hơn khi bản thân là một người được học và được nghiên cứ về con người này. Sêcxpia đã đem lại cho chúng ta quá nhiều những điều bất ngờ. Thông qua Hamlet, Sêcxpia hiện lên như một con người của thời đại, một con người tiên tiến nhất trong những con người tiến bộ của một thời đại mà Sêcxpia mà ông lên án là “đảo điên, tan tác”, một thế giới mà ông tố cáo là “một thế giới nhà tù” trong đó Đan Mạch của Hamlet là “nhà tù đen tối nhất”. Một xã hội tan tác điêu linh như vậy lại hiện lên hình ảnh của một trong những con người vĩ đại như Sêcxpia
    Với việc thể hiện Nghệ thuật bi kịch, Sêcxpia hiện lên như một con người của thời đại, một con người tiên tiến nhất trong những con người tiến bộ của một thời đại mà ông đang sống.
    Trên ý định tìm hiểu những tác phẩm của Sêcxpia để thấy được rõ hơn những đóng góp to lớn của ông cho nên văn học nhân loại, chúng tôi đi vào tìm hiểu vấn đề Nghệ thuật bi kịch của Sêcxpia qua vở kịch Hamlet. Thông qua đề tài này, chúng tôi sẽ nắm bắt được rõ hơn về nghệ thuật bi kịch, nghệ thuật sân khấu những đóng góp to lớn của Sêcxpia về văn học nghệ thuật, thấy được con người và tư tưởng của nhà soạn kịch lỗi lạc này.
    2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    3.Mục đích nghiên cứu 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.Phương pháp nghiên cứu 6.Bố cục bài nghiên cứu

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: UYLIAM SÊCXPIA VÀ VỞ BI KỊCH HAMLET
    1.1.Uyliam Sêcxpia – Đỉnh cao của nghệ thuật bi kịch
    1.2.Bi kịch Hamlet – Kiệt tác về nghệ thuật kịch
    1.3.Khái niệm bi kịch và nghệ thuật bi kịch

    CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SÊCXPIA TRONG VỞ BI KỊCH HAMLET
    2.1. Nghệ thuật chuyển những câu chuyện cũ thành kịch đầy sáng tạo
    2.2. Nghệ thuật trộn lẫn giữa cái bi và cái hài
    2.3. Nghệ thuật tạo dựng và dẫn dắt hành động kịch
    2.4. Nghệ thuật điển hình hóa trong việc xây dựng và thể hiện tính cách nhân vật
    2.5. Bức tranh xã hội Anh thế kỷ XVII qua nghệ thuật bi kịch trong vở bi kịch Hamlet của Sêcxpia
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...