Tiểu Luận Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỎ ĐẦU

    Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp điển hình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, Châu Á nói chung với những tổ chức xã hội rất riêng, mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước: Đó là các làng xã. Vì thế, lịch sử phát triển của các làng xã Việt Nam trở thành một bộ phận. một thành tố quan trọng luôn gắn liền, song hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc trong các giai đoạn khác nhau. Lịch sử của các làng xã Việt Nam không chỉ bao hàm lịch sử chính trị, lịch sử xã hội mà còn bao hàm cả lịch sử kinh tế. Trong đó, bên cạnh nền nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo và quan quan trọng nhất thì các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, các hoạt động trao đổi buôn bán cũng chiếm một vị trí thiết yếu trong cơ cấu kinh tế của các lãng xã Việt Nam.
    Dù không thực sự nhận được coi trọng của cư dân làng xã Việt Nam như nghề nông trồng lúa, nhưng do những điều kiện nhất định chi phối, ở một số lãng xã ở nước ta, các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp lại đóng vai trò chủ yếu trong đời sống kinh tế ở địa phương, làm xuất hiện những “làng nghề” thủ công nổi tiếng, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân như: Quần áo, công cụ lao động, đồ dùng trong gia đình Vì vậy, trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ta, đã xuất hiện rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng gốm Bát Tràng, làng trạm bạc Đồng Sâm, làng tranh Đông Hồ
    Trong số rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng của cả nước, làng gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) cũng là một làng thủ công nghiệp có truyền thống lâu đời, với những nét đặc sắc rất riêng trong kĩ thuật sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân địa phương nói riêng và cư dân cả nước nói chung, được phản ánh qua trong “Đại Nam thực lục chính biên” và nhiều tác phẩm thơ ca khác như:
    “Ai về mua vại Hương Canh
    Ai lên cho mình gửi cho anh với nàng”
    Tố Hữu
    Từ khi ra đời cho đến nay, nghề gốm sành ở Hương Canh đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, những thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, làng nghề này đang gặp phải những khó khăn và thử thách nhất định do sự “tràn lan” của các sản phẩm công nghiệp, dẫn đến tình trạng “mai một” dần dần nghành nghề cổ truyền quý báu này.
    Trong khi ấy, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay, có một nội dung quan trọng là giữ gìn và phát huy những nghành nghề thủ công truyền thống, làm cho nó có những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để qua đó vừa thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa lưu giữ được một nền văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử và chỉ ra những giải pháp nhằm lưu giữ, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nói chung, làng nghề gốm sành Hương Canh (Vĩnh Phúc) nói riêng vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là lí do chủ yếu để em quyết định lựa chọn đề tài “Nghề làm gốm, sành ở xã Hương Canh (Vĩnh Phúc)” làm đề tài kết thúc học phần của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...