Thạc Sĩ Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1975

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU




    1. Lý do chọn đề tài - mục đích nghiên cứu

    Sơn mài, điêu khắc gỗ và nghề làm gốm ở Bình Dương là những nghề truyền thống lâu đời, có vị trí quan trọng trong cuộc sống cộng đồng cư dân Bình Dương sau hơn 300 năm hình thành và phát triển.
    Nghề làm gốm không chỉ làm ra nhiều đồ dùng cần thiết cho cuộc sống con người từ chiếc tô, bát, đĩa cho bữa cơm hàng ngày, mà cả những lư hương, tượng thờ, dùng để trang trí trong Đình, Chùa, Miếu mạo và trong nghi thức tôn giáo tín ngưỡng.
    Nghiên cứu nghề gốm ở Bình Dương từ năm cuối thế kỷ XIX - 1975 nhằm phác họa bức tranh nghề gốm trong một khoảng thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể để thấy được sự kế thừa truyền thống,sự hội tụ của các dòng thợ bởi những phong cách, đặc điểm, kỹ thuật, mỹ thuật khác nhau. Và cũng để phục dựng lại một nghề tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của vùng đất Thủ Dầu Một xưa.

    Nghiên cứu nghề gốm Bình Dương trong điều kiện cả nước đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những di sản vật thể - phi vật thể từng một thời tạo nên Bình Dương xưa sẽ bị mai một và mất đi. Do đó việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngành gốm sứ tỉnh Bình Dương cùng với việc có những giải pháp bảo tồn những di sản văn hóa thuộc ngành này sẽ trở nên rất cần thiết. Đó là lý do đề tài được chọn và mục đích của đề tài hướng tới.



    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Nhìn chung, tư liệu nghiên cứu về gốm Đồng Nai - Gia Định trước giai đoạn trước năm 1975 không nhiều, nhất là các chuyên khảo phản ánh đầy đủ các vấn đề về quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất, kỹ thuật và mỹ thuật.

    Từ sau ngày thống nhất đất nước việc nghiên cứu các ngành nghề thủ công nghiệp mới được chú ý nghiên cứu, trong đó có ngành gốm sứ như bài viết: “Vài nét về gốm mỹ thuật Đồng Nai của Nguyễn Thị Tuyết Hồng”; “Gốm sứ Sông Bé”ù của Nguyễn An Dương; “Ngành tiểu thủ công nghiệp gốm tại Tân Vạn - Biên Hòa trước năm 1975” của Diệp Đình Hoa hoặc “Gốm mỹ nghệ Đông Nam Bộ - sắc thái văn hóa và ý nghĩa kinh tế “ của Võ Công Nguyện và công trình luận án Phó Tiến sĩ Sử Học (1993) “Tiểu thủ công vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và vùng phụ cận từ năm 1954 – 1975” của Huỳnh Thị Ngọc Tuyết. Công trình khoa học gần đây nhất nghiên cứu về gốm là luận án Tiến sĩ sử học (2005) “Nghề gốm ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ thế kỷ XVIII đến nay” của Phí Ngọc Tuyến. Hai công trình “Tiểu thủ công vùng Sai Gòn – Chợ Lớn – Gia Đinh và vùng phụ cận từ năm 1954 – 1975” và “Nghề gốm ở Thành phố Hồ Chí Minh từ thế kỷ XVIII đến nay” là những công trình khoa học toàn diện nhất về tiểu thủ công nghiệp và nghề gốm của Đồng Nai - Gia Định xưa, còn trên địa bàn tỉnh Bình Dương là Luận Văn Thạc Sĩ Nguyễn Minh Giao “sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Tỉnh Bình Dương trong thời kỳ 1986 – 2000”, Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Xuân Dũng “ Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, huyện Thuận An”.

    Ngoài những công trình khoa học trên, còn có các bài viết về từng

    loại hình gốm như "Lò gốm Sài Gòn", “09 bộ tượng gốm ngũ hành Chùa Trường Thọ” của Đặng Văn Thắng, "Chậu kiểng của gốm Sài Gòn xưa" "Đôn gốm Sài Gòn" của Mã Thanh Cao hoặc một số công trình viết về một lò gốm như “Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa” của Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc và “Báo cáo khai quật di tích lò gốm Hưng Lợi, quận 8” của Nguyễn Thị Hậu, Phí Ngọc Tuyến, Trần Sung (1998)
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nghề gốm Đồng Nai - Gia Định xưa khá tập trung vào giai đoạn từ sau năm 1975. Đây là nguồn tư liệu quan trọng làm cơ sở cho công trình khoa học này. Từ điểm xuất phát này, tác giả luận án mong muốn góp phần vào việc khắc họa toàn diện hơn bức tranh nghề gốm ở Đồng Nai - Gia Định xưa nói chung và Bình Dương nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...