Luận Văn Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu . 3
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Đóng góp của khóa luận . . 5
    6. Nội dung và bố cục của khóa luận . . 5
    Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI ĐEN Ở
    NOONG BUA, ĐIỆN BIÊN
    1.1. Đặc điểm tự nhiên ở Noong Bua . 6
    1.2. Đặc điểm xã hội ở Noong Bua . . 9
    1.3.Khái quát về người Thái ở phường Noong Bua . . 9
    Chương 2: NGHỀ DỆT MAY CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở
    NOONG BUA
    2.1. Nghề dệt may truyền thống . . 15
    2.2. Vai trò của nghề dệt, may trong đời sống người Thái . . 45
    2.3. Biến đổi của nghề dệt, may ở Noong Bua . . 49
    Chương 3: DỆT MAY Ở NOONG BUA VỚI PHÁT
    TRIỂN DU LỊCH Ở ĐIỆN BIÊN
    1. Tiềm năng du lịch ở Noong Bua, Điện Biên . . 58
    2. Tiềm năng du lịch của nghề dệt, may ở Noong Bua - Điện Biên 60
    3. Giải pháp để khai thác phục vụ phát triển du lịch . . 64
    4. Các tour du lịch có thể thực hiện . . 69
    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC Một số hình ảnh về nghề dệt, may của người Thái
    MỞ ĐẦU



    Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên
    1. Lý do chọn đề tài
    Một trong những nét văn hóa khá độc đáo và đặc sắc của người Thái đó
    chính là nghề dệt may truyền thống. Đây là nghề thủ công có từ lâu đời và
    chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa của
    người Thái ở Noong Bua. Với nghề thủ công này, phụ nữ là những người
    quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nó. Trong xã hội Thái cổ truyền
    của người Thái ở Noong Bua, dệt may là một trong những tiêu chuẩn để đánh
    giá phẩm hạnh thiếu nữ và phụ nữ Thái. Dệt may truyền thống thể hiện ở sự
    cần cù, chịu khó, kỹ thuật tinh sảo, trình độ thẩm mỹ, của người Thái. Đó là
    các giá trị đặc biệt, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Thái. Khi còn nhỏ
    tuổi, được bà và mẹ địu trên lưng, các bé gái đã được xem bà, mẹ, chị kéo sợi,
    dệt vải, vá may. Khi lên năm, lên sáu, các bé được địu lên nương rẫy trồng
    bông, hái bông. Lên bảy, lên tám các em đã được chỉ bảo, tập kéo sợi, dệt
    vải, Lớn hơn một chút là các cô bé Thái đã có thể biết dệt vải. Điều đó đã
    trở thành thành ngữ trong dân gian Thái: Mười một tuổi biết độn tóc/ Mười
    hai tuổi biết ngồi khung dệt vải. Đến tuổi lấy chồng, thiếu nữ Thái phải tự tay
    dệt lấy vỏ chăn, làm lấy gối, đệm, may lấy khăn áo cho người mình thương .
    Úp bàn tay thành vải thành sợi/ Ngửa tay thành lá thành hoa. Mỗi cô gái Thái
    khi về nhà chồng thường mang theo có tới hàng chục bộ chăn, đệm, gối, và
    khá nhiều vải, vỏ chăn, cạp váy. Tục lệ này đến nay vẫn duy trì. Bởi thế, có
    thể nói nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua là một trong những nguồn
    tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch ở Điện Biên. Muốn phát triển du lịch
    Điện Biên không thể không nghiên cứu, khai thác các giá trị của nghề dệt may
    của người Thái ở Noong Bua.
    Nghiên cứu về vấn đề này đã được đề cập sơ lược trong một số các bài
    báo và trên một số các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện nay
    vẫn chưa có một công trình chuyên luận nào đề cập một cách có hệ thống.
    Bản thân em là một người yêu thích du lịch, ưa sự tìm tòi khám phá, và đặc
    biệt quan tâm đến vấn đề này. Với các lý do nêu trên cộng với sự động viên
    khuyến khích của PGS.TS. Trần Bình, em mạnh dạn chọn đề tài Nghề dệt
    may của người Thái ở Noong Bua với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên
    làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng đề tài này sẽ đóng góp
    được một phần nào đó vào việc: vừa khai thác được các giá trị của nghề dệt
    may ở Noong Bua phục vụ phát triển du lịch, vừa bảo tồn được văn hóa
    truyền thống Thái.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu về nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua, thành phố
    Điện Biên.
    - Tìm hiểu những biến đổi của nghề dệt may của người Thái ở Noong
    Bua và những giá trị đích thực của nó đối với phát triển du lịch.
    - Bước đầu tìm kiếm những biện pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát
    huy những giá trị văn hóa của nghề dệt của người Thái ở Noong Bua phát
    triển du lịch.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghề dệt may của người Thái ở Noong Bua,
    thành phố Điện Biên.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: phường Noong Bua, thành phố Điện Biên
    Về thời gian: Trước 1986 tới nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp điền dã dân tộc học ( nghiên cứu thực địa): Là phương
    pháp chủ đạo. Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có thời gian
    nghiên cứu tại Noong Bua. Thông qua các đợt cùng sinh sống, làm việc và
    khảo sát, tại các bản Thái ở Noong Bua, với các công cụ kỹ thuật: tham gia
    và quan sát các hoạt động của cư dân; phỏng vấn, hỏi chuyện; chụp ảnh, quay
    phim; ghi chép để thu thập tư liệu thực địa.

    Để bố sung tư liệu, trong quá trình thực hiện đề tài này, phương pháp
    nghiên cứu thư tịch cũng được áp dụng. Các tài liệu thư tịch được nghiên cứu
    gồm: Báo cáo, tổng kết hàng năm của các cấp quản lý, ban ngành Điện Biên
    và cơ sở; Tài liệu thống kê từ tỉnh, thành phố, phường; Các loại sách có liên
    quan đến người Thái và dệt may Thái đã được xuất bản ở Trung Ương về địa
    phương;
    5. Đóng góp của khóa luận
    Bài nghiên cứu góp phần bổ sung vào chỗ thiếu của khoa học, làm tài
    liệu tham khảo. Và mang yếu tố thực tiễn, đóng góp cho phát triển du lịch ở
    nơi đây.
    Bài nghiên cứu góp phần bổ sung cho tư liệu các tộc người ở Điện Biên
    và cho cả nước.
    6. Nội dung và bố cục của khóa luận
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận
    được trình bày trong 3 chương chính:
    Chương 1: Khái quát về người Thái Đen ở Noong Bua, Điện Biên
    Chương 2: Nghề dệt, may của người Thái Đen ở Noong Bua, Điện Biên
    Chương 3: Dệt may ở Noong Bua với phát triển du lịch ở Điện Biên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...