Luận Văn Nghề dệt lụa truyền thống của dân tộc Khmer hiện trạng và khó khăn cho phát triển.Trường hợp nghiên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng sản xuất nghề dệt lụa truyền thống của người Khmer. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những thuận lợi và những khó khăn của sự phát triển nghề dệt trong thời gian khôi phục trở lại. Kết quả này sử dụng làm tiền đề cho các đề xuất để phát triển và bảo tồn làng nghề truyền thống của người dân tộc.
    Kết quả cho thấy bình quân mỗi hộ có từ 2-3 lao động chính. Trình độ học vấn của người dân trong vùng còn thấp, tỉ lệ mù chữ rất cao chiếm 46,79% chỉ có 32,32% học tới cấp I. Nghề dệt lụa khôi phục trở lại là nhờ có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và tổ chức Care (61,67%), có HTX hoạt động (30%). Nghề dệt khôi phục đóng góp vào thu nhập của người dân và nâng cao mức sống của nông hộ (81,66%). Dệt thổ cẩm của người Khmer là một nghề dệt thủ công nhưng chi phí đầu tư tương đối cao. Người thợ dệt phải bỏ ra nhiều công lao động vì phải trải qua nhiều công đoạn mới làm ra một sản phẩm. Nghề dệt lụa sau khi bỏ chi phí và công lao động thì lợi nhuận thu được là 6,790 triệu đồng/năm và hiệu quả đồng vốn là 1,37.
    Hiện nay, người dân làm nghề dệt thổ cẩm vẫn còn một số khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề như: (1) thiếu vốn sản xuất; (2) thị trường tiêu thụ không ổn định; (3) giới hạn về trình độ; (4) thiếu khả năng tiếp thị sản phẩm; (5 )mẫu mã đơn giản nên chưa đáp ứng thị hiếu khách hàng.
    Sản phẩm dệt thổ cẩm chủ yếu bán cho thương lái (96,67%) và bán cho HTX tại địa phương là 76,67%. Việc tiếp cận thông tin thị trường rất hạn chế, chủ yếu là thông qua thương lái. Thương lái vừa là người mua, vừa là người cung cấp thông tin. Vì vậy, phần lớn người dệt làm ra sản phẩm nhưng không được định giá của sản phẩm. Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động của HTX còn nhiều hạn chế. Do đó, chưa thu hút được xã viên bán sản phẩm. Mặt khác hiện nay, những người thợ dệt chưa có tính hợp tác, chủ yếu sản xuất sản phẩm nhỏ lẻ và manh múng.
    Vì vậy, để phát triển làng nghề dệt thổ cẩm của người Khmer cần: mạnh dạn đầu tư đổi mới khung dệt và đưa tiến bộ kỹ thuật vào khâu nhuộm mùa để rút ngăn thời gian hoàn thành sản phẩm. Người thợ dệt cần đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã và kích cở các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Cần nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và năng lực quản lý của HTX. Khai thác tốt lợi thế kinh tế biên giới và gắn kết với chương trình du lịch của tỉnh. Hình thành các tour du lịch lữ hành gắn với tham quan mua sắm tại làng nghề dệt thổ cẩm tạo điều kiện cho sản phẩm dệt thổ cẩm tiếp cận với khách hàng
    i
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    TÓM TẮT .i
    MỤC LỤC ii
    DANH SÁCH BẢNG .iv
    DANH SÁCH HÌNH .v
    DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN .vi
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU .1
    1. Đặt vấn đề .1
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
    2.1. Muc tiêu chung .2
    2.2. Nội dung nghiên cứu 2
    2.3. Câu hỏi nghiên cứu .2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu .2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
    3.2.1. Đại bàn nghiên cứu .2
    3.2.2. Giới hạn nghiên cứu .3
    4. Phương pháp nghiên cứu .4
    4.1. Nghiên cứu định lượng .4
    4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 4
    4.1.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) 4
    4.1.3. Phương pháp PRA (Pacticipatory Rural Appraisal) 4
    4.2. Nghiên cứu định lượng .5
    4.2.1. Phỏng vấn người am hiểu 5
    4.2.2. Phỏng vấn trực tiếp nông hộ theo bảng hỏi .5
    4.3. Phương pháp phân tích số liệu 6
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .7
    1. Vài nét người Khmer đồng bằng sông Cửu Long .7
    1.1. Dân số và tập quán .7
    1.2. Đặc trưng người Khmer Nam Bộ .7
    1.3. Những khó khăn trong phát triển kinh tế của người Khmer .7
    2. Khái niệm làng nghề truyền thống 8
    3. Đầu tư phát triển làng nghề ở An Giang .8
    4. Chương trình giới thiệu việc làm và dạy nghề 8
    5. Tổng quan nghề dệt thổ cẩm của người Khmer 9
    5.1. Nghề dệt thổ cẩm 9
    5.2. Quá trình phát triển làng nghề 9
    6.Sự thành lập và phát triển của Hợp tác xã dệt Văn Giáo . 10
    7. Hoa văn và kỹ thuật của nghề dệt 11
    8. Thị trường tiêu thụ .11
    ii
    PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
    1. Quy mô hộ và trình độ học vấn .12
    1.1. Số người trong gia đình 12
    1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ và thành viên trong gia đình 12
    1.3. Ngôn ngữ 13
    2. Nguyên nhân mai một và khôi phục của nghề dệt .13
    2.1. Nguyên nhân mai một của nghề dệt .13
    2.2. Khôi phục nghề dệt .14
    3. Lý do nông hộ chọn nghề dệt và không chọn nghề dệt .14
    3.1. Lý do chọn nghề dệt của nhóm dệt .14
    3.2. Lý do không chọn nghề dệt của nhóm không nghề dệt 15
    4. Tiếp cận thông tin về tín dụng của nông hộ 15
    4.1. Tiếp cận tín dụng 15
    4.2. Tiếp cận thông tin thị trường 17
    5. Kênh thị trường của sản phẩm dệt .17
    6. Sự đa dạng mẫu mã .19
    7. Mức sống của nông hộ làm nghề dệt .19
    8. Chi phí sản xuất một số sản phẩm dệt thổ cẩm điển hình .20
    9. Hiệu quả kinh tế của nghề dệt trong nông hộ 21
    10. Những thuật lợi và khó khăn khi làm nghề dệt .22
    10.1. Thuận lợi .22
    10.2. Khó khăn .22
    11.Nguồn thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ 23
    11.1. Nguồn thu nhập của nông hộ 23
    11.2. Thu nhập của nông hộ trong năm .24
    12. Giải pháp phát triển làng nghề dệt lụa thổ cẩm trong tương lai 24
    13. Kết quả thực hiện PRA 25
    13.1 Lắt cắt lịch sử 25
    13.2. Phân tích SWOT nghề dệt thổ cẩm của người Khmer .25
    13.3. Những khuyến cáo xuất phát từ phân tích SWOT 26
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
    1. Kết luận 27
    2. Kiến nghị 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...