Luận Văn Ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngành công nghiệp thép của Việt Nam hiện nay đang được phát triển trên cơ sở chính sách bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia vào ASEAN và AFTA từ năm 1995, đến nay Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cắt giảm Thuế mạnh mẽ để đến năm 2006 có thể hoàn thành chương trình CEPT. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai gần, ngành thép Việt Nam sẽ không thể được Nhà nước bảo hộ nữa. Do vậy, tham gia vào ASEAN và AFTA sẽ là một thách thức to lớn đối với ngành công nghiệp thép của Việt Nam.

    Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp do vậy, các ngành công nghiệp bao gồm cả ngành thép Việt Nam có hội nhập thành công hay không đều ảnh hưởng lớn đến mục tiêu này. Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành thép Việt Nam hiện nay vừa phải đối mặt với những nguy cơ nội tại do được bảo hộ trong thời gian dài lại vừa phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi tham gia hội nhập. Trong khi đó các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế cũng như trình độ khoa học công nghệ, thiết bị tiên tiến hơn Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần phải đánh giá được thực trạng, khả năng cạnh tranh của ngành thép hiện nay để từ đó đưa ra những thách thức mà ngành thép Việt Nam phải đối mặt trong quá trình hội nhập AFTA. Trên cơ sở đó, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để ngành thép có thể hội nhập thành công với ngành thép các nước khác trong khu vực. Một điều có thể khẳng định là việc tham gia vào xu thế hội nhập trong khu vực đòi hỏi nỗ lực rất lớn không chỉ từ phía Nhà nước mà bản thân doanh nghiệp trong ngành cũng phải năng động tìm ra hướng đi thích hợp cho mình.

    Với tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Ngành thép Việt Nam trước thách thức hội nhập AFTA” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu

    Khoá luận này nghiên cứu kỹ về ngành thép Việt Nam trên nhiều khía cạnh để từ đó thấy được những thách thức mà ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình tham gia AFTA và chỉ ra những cơ hội có thể nắm bắt trong quá trình hội nhập. Đồng thời, khoá luận cũng nghiên cứu về tình hình ngành thép các nước thành viên khác của ASEAN trong những năm gần đây để thấy được toàn cảnh môi trường cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm giúp ngành thép Việt Nam hạn chế được những khó khăn, phát huy được những yếu tố thuận lợi trong việc tham gia AFTA.

    3. Phạm vi nghiên cứu:

    Tìm hiểu những khó khăn, thách thức và những cơ hội khi hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề rất phức tạp do liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam cũng như vị trí quan trọng của ngành thép trong quá trình CNH – HĐH đất nước, trong khoá luận này, tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề hội nhập trong ngành thép Việt Nam trong khuôn khổ chương trình CEPT/AFTA mà chưa đề cập đến việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc cũng như khi tham gia WTO.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp giữa các kết quả thống kê với vận dụng lý luận để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Khoá luận được xây dựng trên cơ sở những quan điểm của người viết kết hợp với việc tham khảo các văn bản, tài liệu, sách báo và ý kiến của một số chuyên gia trong ngành.

    5. Bố cục của khoá luận

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Khoá luận được chia thành 3 chương:

    Chương I: Những vấn đề chung về hội nhập AFTA của Việt Nam
    Chương đầu giới thiệu tóm tắt sự hình thành ASEAN, AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam vào tổ chức này, đồng thời đánh giá sơ lược một số tác động đối với nền kinh tế khi tham gia AFTA của Việt Nam.

    Chương II: Những thách thức của ngành thép Việt Nam trước hội nhập AFTA
    Chương này tóm tắt tình hình phát triển ngành công nghiệp thép các nước ASEAN trong những năm gần đây cũng như triển vọng tương lai của ngành này đối với từng nước. Vấn đề quan trọng trong chương II là đi sâu phân tích hiện trạng ngành thép Việt Nam từ đó thấy được những khó khăn thách thức của ngành khi tham gia AFTA.

    Chương III: Những giải pháp cho ngành thép khi tham gia AFTA

    Chương cuối đề xuất một vài kiến nghị đối với các chính sách của Nhà nước và một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm thép khi tham gia ASEAN.

    Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, đồng thời vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn phức tạp nên Khoá luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm để khoá luận này được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...