Luận Văn Ngành nhựa việt nam và khu công nghiệp làng nghề minh khai – tỉnh hưng yên

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: NGÀNH NHỰA VIỆT NAM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ MINH KHAI – TỈNH HƯNG YÊN
    Định dạng file word



    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG



    1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
    1.1. Khái niệm kiểm toán năng lượng
    Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán năng lượng. Theo tài liệu kiểm toán năng lượng của Khoa Quản Lý Năng Lượng – Đại học Điện Lực, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau:
    Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định tiêu thụ năng lượng của đơn vị kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng.
    Các hoạt động chủ yếu của kiểm toán năng lượng bao gồm:
    + Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về mức sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất.
    + Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
    + Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
    + Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
    + Phân tích hiệu quả đầu tư các hạng mục tiết kiệm năng lượng và xây dựng các hoạt động, giải pháp hỗ trợ sau kiểm toán.
    1.2. Phân loại kiểm toán năng lượng
    Có nhiều tài liệu phân loại kiểm toán năng lượng khác nhau. Phân loại theo mức độ phức tạp, mức độ yêu cầu phạm vi thực hiện, kiểm toán năng lượng được phân thành hai loại chính là:
    - Kiểm toán năng lượng sơ bộ
    - Kiểm toán năng lượng chi tiết
    Ngoài hai loại kiểm toán trên, còn có kiểm toán năng lượng mô phỏng trên máy tính và một số kiểm toán năng lượng đặc biệt khác được dùng cho các thiết bị, hệ thống hoặc quá trình tiêu thụ năng lượng cụ thể như: kiểm toán hệ thống lò hơi, kiểm toán hệ thống lạnh và điều hòa không khí, kiểm toán hệ thống điện, kiểm toán hệ thống chiếu sáng .
    Kiểm toán năng lượng sơ bộ là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng để phân tích số lượng và mô hình sử dụng năng lượng, cũng như so sánh với các giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự.
    Kiểm toán sơ bộ là kiểm toán đơn giản và dễ thực hiện, chi phí kiểm toán này là không lớn nhưng có thể đánh giá sơ bộ tiết kiệm và đưa ra các cơ hội tiết kiệm với chi phí thấp nhờ các biện pháp quản lý như thay đổi thói quen vận hành và bảo dưỡng .Đồng thời kiểm toán này cũng là cơ hội để lựa chọn thông tin cho các kiểm toán chi tiết sau này.
    Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, hệ thống và các đặc điểm vận hành, phân tích sâu hơn về mặt kỹ thuật, lợi ích kinh tế tài chính và mức tiết kiệm của các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
    Khi phân tích có thể bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác định số lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các phương pháp tính toán khoa học để phân tích hiệu suất và tính toán tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí thông qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống.
    Chi phí và thời gian kiểm toán năng lượng chi tiết lớn hơn nhiều so với kiểm toán năng lượng sơ bộ, những giải tiết kiệm năng lượng đưa ra trong kiểm toán năng lượng chi tiết sẽ đầy đủ và chính xác cao hơn.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
    Sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết kế chưa tối ưu, vận hành chưa phù hợp, sử dụng chưa hiệu quả .là những nguyên nhân gây thất thoát năng lượng. Theo khảo sát thực trạng tiêu thụ năng lượng và nhiều báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng áp dụng các giải pháp đối với các doanh nghiệp của Việt Nam thường mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng từ 5% - 40% tổng năng lượng tiêu thụ.
    Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể:
    [​IMG] Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị hiện tại. Nhận biết được những vị trí sử dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng chưa tốt, còn lãng phí năng lượng. Sau đó, từ các phân tích có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí dựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của đơn vị.
    [​IMG] Kiểm toán năng lượng sẽ đưa ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng với mức độ ưu tiên với từng giải pháp, đánh giá được những tác động của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những tác động tới môi trường.
    [​IMG] Giảm chi phí năng lượng và tăng cường nhận thức về tiết kiệm và sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.
    [​IMG] Kiểm toán năng lượng giúp xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và các nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua đánh giá chi tiết các hệ thống, thiết bị khác nhau như: động cơ, bơm, hệ thống thông gió, máy nén, hệ thống hơi, nhiệt .
    3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
    Quy trình kiểm toán năng lượng được chia làm hai giai đoạn chính là kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết. Các bước trong quy trình kiểm toán năng lượng được minh họa qua hình dưới đây:

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Khảo sát sơ bộ

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Liệt kê quy lượng, xác định mức tiêu thụ.
    - Xác định bước đầu các công đoạn tiêu hao năng lượng lớn.


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Phân tích các dòng năng lượng

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
    - Đo đạc và đánh giá kết quả.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Đề xuất các cơ hội TKNL

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Lựa chọn các cơ hội TKNL

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Lập báo cáo KTNL

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Lập báo cáo chi tiết kiểm toán năng lượng.
    - Đưa ra gợi ý hay kế hoạch duy trì các giải pháp.


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Thực hiện các giải pháp đã chọn

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán.
    - Xác định sơ đồ dòng phân bố năng lượng.
    - cân bằng vật chất và năng lượng.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
    - Lựa chọn các cơ hội tiền khả thi.


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]- Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
    - Lựa chọn các giải pháp thực hiện.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Hình 1.1. Các bước xây dựng quy trình kiểm toán năng lượng

    3.2. Kiểm toán năng lượng sơ bộ
    Kiểm toán năng lượng sơ bộ cho phép các kiểm toán viên có được bức tranh tổng quát về hệ thống tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp. Qua đó nhận dạng các cơ hội và tiềm năng lượng tiết kiệm năng lượng của đơn vị và xác định các giải pháp ưu tiên (giải pháp không mất chi phí hoặc chi phí thấp). Hoạt động này có thể phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống.
    Nội dung các bước thực hiện kiểm toán sơ bộ:
    Ø Khảo sát lướt qua toàn bộ các dây chuyền công nghệ, các thiết bị cung cấp và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.
    Ø Nhận dạng nguyên lý, quy trình công nghệ của thiết bị, hệ thống.
    Ø Thu thập thông tin về sản lượng sản phẩm, năng lượng tiêu thụ và nguyên vật liệu để tính toán cân bằng năng lượng.
    Ø Thu thập hóa đơn tiêu thụ năng lượng thực tế và các yếu tố liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng.
    Ø Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp.
    Ø Nhận dạng các thiết bị, các điểm cần đo lượng sâu hơn sau này, các vị trí đặt thiết bị đo lường.

    3.3. Kiểm toán năng lượng chi tiết
    Sau khi kiểm toán năng lượng sơ bộ, tiếp theo cần phân tích, đánh giá kỹ thuật các phương án tiết kiệm năng lượng (căn cứ vào đánh giá từ kiểm toán năng lượng sơ bộ). Xem xét các vị trí, thiết bị cần đo đạc, tính toán chi tiết để thấy rõ cách thức, hiệu quả thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng tại đơn vị. Phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, lợi ích môi trường của từng giải pháp.
    Nội dung các bước thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết như sau:
    Ø Thu thập, kiểm tra số liệu quá khứ về vận hành, năng suất, tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng .
    Ø Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị, đo lường tại chỗ.
    Ø Nhận diện các hệ thống tiêu thụ năng lượng từ kiểm toán năng lượng sơ bộ như hệ thống: chiếu sáng, động cơ, nhiệt, HVAC .
    Ø Xây dựng chi tiết các giải pháp và phương án thực hiện.
    Ø Ước lượng mức tiết kiệm và đầu tư của các giải pháp.
    Ø Phân tích phương án để lựa chọn phương án tốt nhất trên cả 3 mặt: Kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường.
    Ø Lập kế hoạch duy trì, giám sát các giải pháp sau kiểm toán.
    3.4. Phân tích kiểm toán
    Công việc tiếp theo sau khi đã thu thập được các số liệu, kiểm toán viên phải kiểm tra, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng. Nếu thiếu thông tin hay số liệu nào còn thiếu thì cần phải hỏi lại người quản lý, vận hành hoặc kiểm tra trực tiếp thiết bị. Trong kiểm toán năng lượng chi tiết, các kiểm toán viên xác định được các cơ hội bảo tồn năng lượng, đồng thời cần phải phân tích về mặt kinh tế, kỹ thuật và tác động môi trường, chi phí thực hiện cũng như những lợi ích tiềm năng của từng cơ hội bảo tồn năng lượng.
    Sau khi phân tích các cơ hội bảo tồn năng lượng, với những cơ hội khả thi về mặt kỹ thuật, kiểm toán viên cần sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên và hiệu quả kinh tế. Xét đến tính hiệu quả kinh tế, người ta thường quan tâm đến thời gian hoàn vốn giản đơn của các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
    Các cơ hội bảo tồn năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt kinh tế sẽ được lựa chọn để thực hiện và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Báo cáo kiểm toán là tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi nhất và đưa ra được cách thức, phương pháp hay kế hoạch thực hiện cũng như hiệu quả của từng giải pháp sau khi thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...